Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dấu ấn của giao lưu văn hóa Đông - Tây trong trang phục áo dài Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phạm Thị Phương Thái và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 163 - 166
163
DẤU ẤN CỦA GIAO LƯU VĂN HÓA ĐÔNG – TÂY
TRONG TRANG PHỤC ÁO DÀI VIỆT NAM
Phạm Thị Phương Thái1
– Lee Mi Jung2
1
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
2Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển – ĐH Quốc gia Hà Nội
TÓM TẮT
Bài viết đã tóm lược những đặc điểm cơ bản nhất cho thấy dấu ấn phương Đông và phương Tây
trong thiết kế áo dài – một loại trang phục truyền thống, biểu trưng cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt
Nam. Từ sự nhận diện văn hóa Đông – Tây đó bài viết phần nào khái quát quá trình hình thành và
phát triển của áo dài Việt Nam từ truyền thống tới hiện đại.
Từ khóa: Trang phục, áo dài, giao lưu văn hóa, Đông – Tây, truyền thống.
DẪN NHẬP
*
Giao lưu văn hóa là quá trình diễn ra sự gặp
gỡ, trao đổi tìm hiểu, đối thoại về các giá trị
văn hóa, lịch sử, các thành tựu văn minh giữa
các vùng lãnh thổ, giữa các quốc gia. Có
những nền văn hóa tự tìm đến nhau, tự giao
lưu với nhau trong hòa bình tự nguyện nhưng
ngược lại có những nền văn hóa lại gặp nhau
từ sự cưỡng bức. Trước đây, đa phần các ý
kiến cho rằng đã nói đến giao lưu thông
thường là nói đến sự học hỏi, tiếp thu một
cách hòa bình tự nguyện nhưng trên thực tế
quá trình giao lưu văn hóa còn được hình
thành từ chính vó ngựa xâm lăng. Việt Nam
không thể phủ nhận dấu ấn văn hóa Trung
Hoa trong nền văn hóa của mình và chắc chắn
dấu ấn đó được hình thành từ quá trình gặp
gỡ, trao đổi giữa hai nền văn hóa. Do vậy, dù
cưỡng bức hay tự nguyện thì bản chất của
giao lưu văn hóa chính là quá trình giới thiệu,
quảng bá (có thể dưới dạng áp đặt) các giá trị,
sản phẩm văn hóa của mình ra với các nền
văn hóa khác và tiếp thu, chọn lọc (chấp
nhận) các giá trị văn hóa từ bên ngoài.
Quá trình giao lưu văn hóa luôn luôn được
hình thành trên hai yếu cố căn cốt: yếu tố nội
sinh và yếu tố ngoại sinh. Yếu tố nội sinh ở
đây chúng tôi muốn nhắc tới những thành tố,
những giá trị văn hóa đã tồn tại trong vùng
lãnh thổ, đã ghi dấu trong nền văn hóa đó từ
lâu đời, những thành tố đó cấu thành bản sắc
*
Tel: 0913 354944, Email: [email protected]
văn hóa quốc gia. Yếu tố ngoại sinh là những
giá trị, những thành tố văn hóa được du nhập
từ bên ngoài. Quá trình giao lưu văn hóa
chính là sự kết hợp hài hòa yếu tố nội sinh và
ngoại sinh, thống nhất nó trong một nền văn
hóa mà đôi khi người ta không thể phân tách
được. Trong giao lưu văn hóa của Việt Nam
tồn tại một vấn đề và cũng là một khái niệm
cho tới hiện nay vẫn chưa thật rõ ràng đó là
khái niệm văn hóa Đông – Tây. Đông và Tây
được coi là khái niệm về mặt địa lý dùng để
chỉ phương hướng – phương Đông và phương
Tây. Về sau này khái niệm phương Đông và
phương Tây được các nước châu Âu sử dụng
nhiều để phân biệt các nước phương Tây –
châu Âu các nước phát triển với các quốc gia
phương Đông, phụ thuộc và kém phát triển.
Từ đó trong văn hóa cũng xuất hiện thuật ngữ
văn hóa phương Đông và văn hóa phương
Tây. Văn hóa phương Đông để chỉ văn hóa
của các nước châu Á (Đông Á, Đông Nam Á)
và một số nước châu Phi, các tiểu vương quốc
Ả Rập và phương Tây để chỉ văn hóa Âu – Mỹ.
Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập văn
hóa giai đoạn hiện nay, nghiên cứu giao lưu
văn hóa nói chung và quá trình hội nhập
Đông – Tây nói riêng là một hướng đi rộng và
mở được giới nghiên cứu quan tâm. Trong bài
viết này chúng tôi muốn góp một phần nhỏ
trong nghiên cứu sự giao lưu văn hóa Đông –
Tây ở Việt Nam thông qua khảo sát dấu ấn văn
hóa Đông - Tây trong trang phục áo dài – một
loại trang phục truyền thống của Việt Nam.