Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đất Nước qua dòng suy tưởng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Đất Nước qua dòng suy tưởng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
Bài làm
Nguyễn Khoa Điềm khẳng định chân lí bằng một trực cảm thiên tài để lý giải
một cách cụ thể sinh động về sự khởi nguyên và phát triển của đất nước qua
hình tượng miếng trầu, cây tre. Những hình tượng bình thường quen thuộc trong đời sống của nhân dân Việt
Nam, nhưng mãi cho đến khi Nguyễn Khoa Điềm phát biểu, cái chân lí ngỡ là
hiển nhiên đấy, người đọc lắng lại một khoảnh khắc, sau đó ngớ ra bao điều thú
vị... Trong những ngày tham gia kháng chiến chống Mỹ ở chiến trường Trị Thiên, Nguyễn Khoa Điềm đã có những xúc cảm, suy tư nồng thắm sâu sắc về đất
nước về nhân dân trong quá trình dựng nước và giữ nước. Từ đó, nhà thơ đi
đến sự nhận thức đúng đắn về vai trò trách nhiệm của thế hệ thanh niên trí thức
- những người chủ chân chính của đất nước, phải tham gia tích cực vào cuộc
kháng chiến của nhân dân để giải phóng dân tộc, đưa đất nước đi xa hơn đến
những tháng ngày mơ mộng. Trường ca Mặt đường khát vọng hình thành trong
bối cảnh ấy, và có thể xem chương Đất Nước là nơi dồn nén cảm xúc và kết
tinh những suy tư có tính chân lý của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước và
Nhân Dân, được chuyển tải qua những lời nghệ thuật dung dị, lại có khả năng
truyền cảm sâu sắc đến bao thế hệ độc giả. Mở đầu cho dòng suy tưởng, Nguyễn Khoa Điềm nhận thức về sự tồn tại lâu
dài của đất nước trong suốt "thời gian đằng đẵng" bốn ngàn năm văn hiến. Thi
nhân khẳng định:
Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi.. Đất nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa"... mẹ thường hay kể. Âm hưởng của lời thơ lắng đọng như giọng kể chuyện tâm tình thủ thỉ giữa
những kẻ thân thương, gợi ra ở người nghe dòng liên tưởng trôi về một thời
quá khứ xa xăm, trong ấy trầm tích bao huyền sử tự hào về cuộc sống chiến
đấu của cha ông. Nhà thơ đã sử dụng thi pháp tuyệt vời ở câu thơ bỏ ngỏ. Sau
trạng ngữ chỉ thời gian "Ngày xửa ngày xưa"..., lời kể của mẹ được chuyển
sang cho người đọc tự liên tưởng hình dung về bao hình tượng đẹp một thời
làm xôn xao tuổi mộng vàng như Thánh Gióng, Trần Quốc Toản, Mai An
Tiêm... Cả một nền văn hoá, văn học dân gian với bao thần thoại, truyền thuyết
phong phú làm sao có thể gói trọn trong mấy vần thơ. Thi nhân như trao cho
người đọc chiếc chìa khoá để tự mình khám phá cái kho tàng văn hóa phong
phú tổ tiên trao lại. Lần về mảnh vườn cổ tích ấy, những ai có lòng chắc chắn
sẽ tự mình chắt chiu được những giọt mật mà bồi dưỡng tâm hồn thiện chân, tìm đến một lẽ sống đẹp.Truy tìm về cội nguồn Đất Nước, khó ai có thể xác
định minh bạch cái ngày tháng khởi thuỷ của nó, cho dù là nhà khảo cổ hay sử
gia. Nguyễn Khoa Điềm lại xác định cái buổi ban đầu ấy qua một nét sống giản
dị nhưng đậm đà của những người mẹ, người bà Việt Nam:
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi mình biết trồng tre mà đánh giặc
Không ai lấy tiêu chuẩn đo lường của nhà khoa học để bắt bẻ thi nhân. Nguyễn
Khoa Điềm khẳng định chân lí bằng một trực cảm thiên tài để lý giải một cách
cụ thể sinh động về sự khởi nguyên và phát triển của đất nước qua hình tượng