Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đạo đức trong nền kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
352.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1860

Đạo đức trong nền kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

16/8/2019 Tạp chí Cộng Sản - Đạo đức trong nền kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay

www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=54875&print=true 1/5

7/5/2019 22:7'

Ảnh minh họa.

Đạo đức trong nền kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện

nay

TCCSĐT - Thông thường, thái độ, hành vi của con người và các quan

hệ xã hội được định hướng và điều chỉnh bởi nhiều loại giá trị, trong

đó, nổi lên 2 loại giá trị chủ yếu là: đạo đức và quyền lợi. Đạo đức từ

chỗ là những yêu cầu, thường là cao hơn nhiều đối với con người thì

nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa (XHCN), yêu cầu đó vẫn cao hơn nhưng đã và đang tiệm cận

gần hơn với quy luật cung cầu, đồng thời, gắn với quyền lợi được thể

chế hóa trong Nhà nước pháp quyền XHCN.

Đạo đức tiệm cận gần hơn với quy luật cung cầu và gắn với quyền lợi

Đạo đức trong điều kiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và Nhà nước pháp quyền XHCN - có thể gọi

chung là thể chế thị trường - pháp quyền (định hướng) XHCN - cơ bản vận hành theo quy luật cung cầu và gắn với

các chế tài xử lý vi phạm bằng pháp luật. Ở Việt Nam, đạo đức được xây dựng theo định hướng XHCN, mà cơ bản,

vẫn không nằm ngoài thuộc tính phổ biến của thị trường là: Hoạt động theo quy luật cung cầu và gắn với các chế

tài xử lý vi phạm, đồng thời, cũng không ngoài thuộc tính phổ biến của Nhà nước pháp quyền là tổ chức, vận hành

bằng pháp luật; và đặc trưng của định hướng (và cả thuộc tính) XHCN là nhằm giải quyết ổn thỏa quyền lợi chung

và riêng ngay từ đầu, trong suốt quá trình và từng bước bảo đảm quyền lợi của đại đa số thành viên xã hội theo

mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Ngày nay, trong điều kiện thể chế thị trường - pháp quyền (định hướng) XHCN, đạo đức tiệm cận quyền lợi nhiều

hơn. Bởi lẽ, đạo đức giờ đây, thay vì điều chỉnh theo những yêu cầu cao hơn đối với thái độ, hành vi có tính tự giác

của con người như trước đây, đã chuyển sang điều tiết thái độ, hành vi con người phù hợp với mỗi hoàn cảnh và

không xa rời pháp luật.

Bản thân quyền lợi trong thể chế thị trường - pháp quyền (định hướng) XHCN cũng trước tiên là một giá trị đạo

đức. Bởi vì, quyền lợi của con người, theo một số chuyên gia quyền con người trên thế giới, xuất phát từ "việc thừa

nhận phẩm giá vốn có, các quyền bình đẳng và không thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là cơ

sở cho tự do, công bằng và hòa bình trên thế giới” (1). Việc khẳng định phẩm giá vốn có của con người là một

bước phát triển lớn trong tư tưởng đạo đức của nhân loại. Vì lẽ trước đó, thậm chí cho đến nay, vẫn còn không ít

người cho rằng, con người là một sự “sáng tạo” của một đấng siêu nhiên nào đó. Sự khẳng định này xác định rằng,

không một lực lượng siêu nhiên nào, mà chỉ con người, bằng lao động và quan hệ có tính loài người của mình, là

chủ thể duy nhất sáng tạo phẩm giá của mình, cho mình và vì bản thân mình. Tức là phẩm giá con người là luôn

luôn hiện hữu, bình đẳng, không thể bị xem thường, không thể bị phân biệt đối xử và không thể bị tước đoạt bởi áp

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!