Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạo bước vườn văn Hàn Quốc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
___________í
PHAN THI THU HIEN
NHÀ XUẤT BẢN TỔNC HỘP THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH
, T - Ä . I
M ề f \ ị^y^ỉ
\\
*
W M < \ 1- X
VỰỜN VĂN
HỜN QUỐC
PHAN THỊ THU HIẾN
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP thành phố Hổ CHÍ MINH
Mục lục
LỜI M Ở.......................................................................................... 9
I.
KHU VƯỜN VĂN HỌC DÂN GIAN
1. Mở cửa vào khu vườn Vãn học dân gian........................................15
2. Ma chuyện, túi chuyện và năng lực của kế chuyện, chuyện kế........22
3. Truyện Dangun - Huyền thoại lập quốc Go Joseon......................... 26
4. Truyền thuyết Tráng sĩ trẻ con..........................................................32
5. Công chúa Nakrang - “Trái tim nhầm chỗ để lên đáu”....................36
6. Seo Dong - Seon Hwa:
Chàng trai nghèo và nàng công chúa cành vàng lá ngọc................. 42
7. Kongchuy - Patchuy và kiểu truyện người con riêng côi cút............46
8. Nolbu - Heungbu: Người anh gian tham, người em nhân hậu.........50
9. 'Ngày xưa khi hổ còn hút thuốc .................................................... 55
10. Những câu chuyện về yêu tinh Tokkebi..........................................61
11. Vu ca Danggeum Aegi -
Sự hợp hôn giữa Phật giáo với tín ngưỡng bản địa.......................... 67
12. Dần ca Arirang như một “DNA văn hóa” của dân tộc Hàn.............75
13. Những bài ca đảm lẹ kể phận người làm dâu................................... 82
14. Pansori, hình thức hát - kể dân gian
với những cầu chuyện cảm động đầy ý nghĩa..................................89
15. Kịch múa mặt nạ với tinh thần lẽ hội trào tiếu dân gian..................99
II.
KHU VƯỜN VĂN HỌC CỔ ĐIỂN
16. Mở cửa vào khu vườn Văn học cổ điển.......................................... 115
17. Bài thơ tình cổ xưa nhất...................................................................178
18. Hyangga - Thơ ca của quê hương xứ sở chúng ta........................... 131
19. Áng thơ “có sức mạnh như mười vạn quân”...................................148
20. Thi tăng Hye Sim..............................................................................153
21. Tam Quốc sử ký -Bộ chính sử với “sử quan thực chứng”................. 175
22. Tam Quốc di sự - Những chuyện kể lịch sử với "sử quan thắn dị’...183
23. Sáng tạo chữ Hàn và những đóng góp văn học
của Đại vương Sejong.......................................................................197
24. Kim Si Seup và “Thiên cố kỳ bút” Kim Ngao tần thoại....................210
25. Lee Hwang - Nhà Nho “Đạo học”................................................ 219
26. Sijo - Thể thơ đặc trưng tiêu biểu nhất của dân tộc Hàn...............231
27. Kỳ nữ Hwangjin Yi.......................................................................242
28. Những chuyện tình văn nhân - ca nữ............................................255
29. Xuân Hương truyện - Tác phẩm “Qụốc bảo”.................................. 274
30. Sầu hận trong cung cấm:
Nhàn trung lục của Vương hậu họ Hổng....................................... 284
31. Park Ji Weon - Học giả - nhà văn nổi tiếng của phái Thực học 295
III.
NHÌN QUA KHU VUỜN VÃN HỌC HIỆN ĐẠI
32. Những yếu tổ nội và ngoại sinh
trong hình thành “Văn học Mới” ở Hàn Qụỗc............................. 309
33. Bài thơ khởi đầu phong trào thơ M ới.......................................... 323
34. Han Yong Un - “Hiến nhân” Tagore của xứ Hàn..........................332
35. Ko Un - Nhà thơ thu hút nhiéu nhất sự quan tâm cùa thế giới
với đại thi tập Vạn nhân phổ......................................................... 346
36. Hãy chăm sóc mẹ cùa Shin Kyung Sòok và những tiém nãng cho văn
học Hàn Quốc đi đến toàn cáu...................................................... 355
37. Tiểu thuyết Ngiiời ăn chay của Han Kang đem vé vinh quang cho
văn học hàn Quốc........................................................................ 372
38. Hổi ký Không có thẩn thoại của Lee Myung Bak và những chiều kích
Hofstede trong văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc........................389
39. Bảo tàng văn học ở Hàn Q ụốc.......................................................421
IV.
NHỮNG GIAO LƯU, TIẾP xúc
GIỮA VƯỜN VĂN HÀN VÀ VƯỜN VẰN VIỆT
40. Liệu có thể có nguổn gốc Cao Ly của truyện Quan Ám Tỉĩị Kính?..... 441
41. Xuân Hương truyện của Korea
và cổ tích “Nàng Xuân Hương” của Việt Nam...............................446
42. Giai thoại thi thơ vịnh quạt giữa hai vị Trạng nguyên
và cuộc hôn nhân Đại Việt - Cao Ly...............................................451
43. Tình thân giữa sứ thần Korea và Việt Nam qua thơ văn đi s ứ ......455
44. Hàn gán vết thương chiến tranh nhìn từ hai phía
(qua sáng tác của các nhà văn Hàn Qụổc và Việt N am )...............471
45. Giao lựu dịch thuật văn học giữa Việt Nam và Hàn Quốc
với vai trò “Cửa sổ văn hóa” ............................................................503
* Tài liệu tham khảo chủ yếu..............................................................511
* Giới thiệu vắn tắt vê tác giả của sách này.....................................518
Lời mở
K
im Hunggyu, một nhà nghiên cứu uy tín của Hàn Quốc,
từng viết: “Quan điểm chung cho rằng cố thể.hiểu được
hành xử truyền thống, thế giới quan, cảm thức thẩm mỹ
và cái nhìn cảm xúc của một cộng đồng'thông qua văn chương mà
họ sáng tạo và phát triển là đặc biệt thích hợp với văn chương Hàn
Qụôc. (...) Do vậy, tìm hiểu vãn chương Hàn Quốc trở thành một
hành trình bô ích giúp chúng ta khám phá những giấc mộng và nỗi
lo âu, vinh quang và thất bại, niềm vui và nỗi buồn của người Hàn
qua các thời đại”(1).
Với hy vọng khám phá như vậy, cuốn sách này muốn mời quý vị
bạn đọc bước vào vườn văn Hàn Quốc, hân thưởng chút ít sắc hương
trong muôn ngàn hoa trái. Và cùng trò chuyện vế văn chương Hàn
Qụốc trong đối thoại với văn chương Việt Nam.
Ở những câu chuyện văn chương Hàn Qụốc và Việt Nam gần
gũi nhau, quý vị có thế lắng nghe khúc song tấu, nhận ra hòa ầm hoặc
các phức điệu tinh tế.
Ở những câu chuyện văn chương Hàn Quốc đặc thù không tìm
thấy nét tương đương trong văn chương Việt Nam, hãy đê’ chúng độc
tấu bản sắc riêng biệt của mình.
1 Kim Hunggyu 1997: 6
Có cả những câu chuyện vế tiếp xúc, giao lưu giữa văn chương
hai dân tộc, những câu chuyện về văn chương Hàn Quốc đã đến
trong sự đón nhận của người Việt Nam từ xưa tới nay.
Nghĩa là đem soi những tấm gương trong nhau, để có thể hiện ra
chiều sầu ẩn chứa, mở ra m ột thế giới vừa quen vừa lạ, nơi chúng ta
đi vào nền văn học, văn hóa của tha nhân trong khi luôn luôn đang
đồng thời trở về, cảm hiểu hơn chính tầm hồn dần tộc chúng ta.
Trước khi bán đảo Hàn bị chia cắt bởi vĩ tuyến 38 (bắt đầu từ
năm 1945 và chính thức từ năm 1953), có m ột nền văn học truyền
thống của chung toàn bán đảo. Sau khi chia cắt, miền Bắc và miền
Nam thành hai quốc gia. Ở miền Bắc (N orthK orea) là Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Triều Tiên (Joseon M injujueui Inmin Gonghwaguk),
cách gọi tắt quen thuộc ở Việt Nam là Triều Tiên. Ở miền Nam
(South Korea) là Daehan Minguk (Đại Hàn Dân Qụốc), cách gọi tắt
quen thuộc ở Việt Nam là Hàn Quốc.
Trong sách này, khi trình bày vể văn học dân gian và văn học
cổ điên, chúng tôi xin dùng thuật ngữ văn học Korea (Korean
Literature), không phân biệt Bắc (N orth Korea) và Nam (South
Korea). Khi trình bày văn học hiện đại, chúng tôi tập trung giới thiệu
văn học Hàn Qụốc (South ICorea). Sở dĩ như vậy m ột phần căn bản
là do điều kiện tư liệu về văn học Triều Tiên (N orth Korea) còn rat
thiếu thốn ở Việt Nam. Ngay cả về văn học dân gian và văn học trung
đại, giới nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay, về cơ bản cũng chỉ dựa vào
nguồn tư liệu tác phẩm, tài liệu tham khảo của Hàn Qụốc. Khái niệm
“Hàn Q uốc” trong tên của sách này được hiểu theo nghĩa rộng với
phạm vi “bán dào Hàn” cho đến trước chia cắt Bắc - Nam, được hiểu
theo nghĩa hẹp với phạm vi “Đại Hàn Dân Q ụốc” (South Korea) từ
sau khi chia cắt.
Khi kể những câu chuyện văn chương trong sách này, chúng tôi
đã kê thừa những công trình nghiên cứu văn học Hàn Qụốc, nghiên
10
cứu so sánh văn học, văn hóa Hàn - Việt của các học giả trong nước
và nước ngoài đồng thời cố gắng để có đỏng góp riêng, thử tìm kiếm
những đề tài mới, thăm dò những khía cạnh mới, biểu đạt bằng giọng
điệu mới... Rốt cuộc, lối kia, nẻo nọ, chúng tôi đã nâng niu một ít trái
hoa; cung ấy, điệu đây, chúng tôi đã lựa vài giai âm tha thiết.
Nếu hành trình này khơi gợi được nơi quý vị niềm cảm hứng để
tiếp tục tìm đọc các tác giả, tác phẩm thì đó là hạnh phúc mà nển văn
học Hàn Quốc xứng đáng được trao tặng. Xin chân thành cảm ơn
quý vị bạn đọc cầm sách này lên và sẵn lòng cùng chúng tôi dạo bước
vườn văn xứ sở kim chi.
Thành phổ Hồ Chí Minh, mùa xuân 2017
Phaư Thị Thu Hiền
r\Jiu vườn
\ắn nọc dan gian
Mở cửa vào khu vườn
Văn học dân gian
B
án đảo Hàn nằm ở khu vực Đông Bắc Á, có biên giới đất
liền phía bắc với Trung Quốc và Nga, qua biển có quan
hệ hàng xóm với Nhật Bản ở phía Đông, tổng diện tích
221.607km1 2, trong đó, diện tích của Hàn Quốc là 99.237km2(1).
Khoảng 70% lãnh thổ là núi đá, chỉ khoảng 20% diện tích có
thê trồng trọt, và những đổng bằng này thường nhỏ hẹp do bị
nui chia cắt. Korea có khí hậu ôn đới với bốn mùa rõ rệt. Mùa
xuan am áp, mùa thu mát mẻ là hai mùa thời tiết đẹp nhưng
lại khá ngắn ngủi. Mùa hè nóng ẩm (từ tháng 6 đến tháng 8)
trong khi mùa đông lạnh và khô hanh (từ tháng 11 đến tháng
3). Mùa đông tương đối khắc nghiệt kéo dài đến gần nửa thời
gian trong cả năm. Thiên nhiên đã đi vào văn học Korea như
m ột đề tài quan trọng, thể hiện con người hòa điệu tâm hổn
cùng vận tiết bốn mùa đồng thời kiên nhẫn, bền bỉ chống chọi
những thách thức ngoại cảnh.
Con người đến sinh sống trên bán đảo Hàn từ thời đồ đá
(500.000 - 10.000 TCN), và những quốc gia cổ đầu tiên đa hình
thành hơn 3000 năm trước đây.
1 Hàn Qịiôc - Đăt mlớc và con người; [Kiến Văn và Nguyên Anh Dũng dịch]; NXB Thời đại
2010; tr. 9.
15
Phan TilỊ Tim 1 liéll - i)uo ìntởc vườn Viĩn / ỉùn Quốc
1. Kho tàng văn học dần gian Korea cũng lâu đời như chính
lịch sử dân tộc Hàn. Những truyện kể, những bài ca dân gian cổ
xưa thường gắn với lao động và nghi lễ. Huyền thoại các nhà vua
lập quốc được xem là hình thức tự sự sớm nhất có thể đã được trình
diễn trong những lễ tế tại mộ nhằm tôn vinh đấng tổ tiên bộ tộc /
dân tộc. Người ta tìm thấy tại đền thờ tộc Wu (Vũ) ở Jiaxiangxian
thuộc Shandong (niên đại 147 TC N ) những bức tranh trên đá minh
họa nội dung huyển thoại nhà vua Dangun (Đàn Quân) lập quốc Go
Joseon (Cổ Triều Tiên)(1). Các bài ca, điệu múa, diễn xướng dân gian
thường xuất hiện trong những dịp lễ hội gắn với mùa màng nông
nghiệp, thờ phụng các vị thần tự nhiên. Trong những ghi chép sớm
nhất vế bán đảo Hàn, các sử gia Trung Hoa đã đặc biệt ấn tượng với
niềm say mê ca vũ của cư dần các quốc gia cổ đại ở đây. Chẳng hạn,
ta có thể đọc trong phần “Ngụy chí” của Tam Quốc chí (285 - 297) và
trong Hậu Hán thư (398 - 445):
Vào ngày Tết ầm lịch, dân chúng nước Puyeo tổ chức ỉẽ tê trời
đất. Ở lễ tế có tên gọi Yongo (Nghênh cô’ - Trổng nghênh tiếp) này,
họ uống rượu, múa hát thâu đêm suốt sáng. Dân chúng bất kể tuổi
tác chen chúc ở mọi ngả đường làng, cả ngày lãn đêm, ca hát và vui
chơi cho đến hết hội.
Ở nước Mahan, dãn chúng tổ chức lễ tế thăn linh sau vụ trồng
cấy tháng Năm. Họ uống rượu và múa hát suốt những ngày lễ hội.
Họ kết thành những nhóm đông nhảy múa, nhào lộn nhiều vòng
trên mặt đất. Tay chân uyển chuyển theo nhịp cơ thể.
Dân nước Goguryeo thích múa hát. Đàn ông đàn bà trong các
làng quê trên khắp xứ sở này đêm đêm tụ tập hát múa.
Ở Ịinhan, dân chúng thích múa hát khi uống rượu và đàn
Tam thập lục (komungoỴ1 2\
1 Peter H. Lee 2003: 54
2 Dàn lại theo Kim Hunggyu 1997- S7
16
Ajm rơờn Vm ỉụ>c ilíiti
2. Văn học dần gian Korea phong phú vể số lượng, đa dạng về
thê’ loại và có những đặc trưng độc đáo.
Trong năm năm từ 1980 đến 1984, Viện Nghiên cứu Trung
ương Hàn Q uốc đã thực hiện cuộc điểu tra và sưu tập quy mô lớn
toàn quốc, ghi chép lại được 15.107 truyện kể dân gian, 6.187 bài
dân ca, 376 tác phẩm mugavằ 21 tác phẩm thuộc các thểloại khác^l\
Vẫn là những loại hình quen thuộc như truyện cổ dân gian, tục
ngữ, ca dao dần ca, sân khấu dân gian, tuy nhiên, có những.thè loại
và tiểu thể loại đặc biệt phát triển với những đặc trưng riêng, như
bài ca đắp mộ, dân ca Arirang, dân ca Ganggang sullae, dần ca tự sự
của người con dâu, các hình thức Muga (vu ca, tức bài ca trong nghi
lễ pháp sư), hát kể Pansori, kịch múa mặt nạ... Ấy là chưa kể những
kiểu truyện, những motif, chi tiết trở đi trở lại với tần suất cao, như
truyện kể vế yêu tinh Tokkebi, truyện kể về hổ, nhân sâm, chữ Hán -
chữ Hàn; hoặc yếu tố thô kệch liên quan các bộ phận cơ thể và hành
vi bài tiết, tình dục trong kịch mặt nạ... cũng góp phần nhận diện nét
đặc thù của văn học dân gian Korea.
Ngươi H àn không giàu các thẩn thoại giải thích nguốn gốc vũ
trụ, nhưng truyền thuyết nguồn gốc núi đồi, cổ tích về nguồn gốc
đọng vật, thực vật thì phong phú. Nhà nghiên cứu H.B. H ulbert
tưng nhận xét rằng: “Trí tưởng tượng Hàn Quốc chưa bao giờ tỏ ra
đu lớn rộng cho những chuyến bay xa để sáng tạo nên những thần
thoại mê hoặc như của Hy Lạp. Vỉ vậy, trong khi Hy Lạp tặng cho
chúng ta vị thăn M ặt trời Apollo hàng ngày phóng cỗ xe ngựa qua
khắp bâu trời, người Hàn sẽ kể cho chúng ta nghe vì sao con rệp
tiên giường có thân mình mỏng đến thế (...) Thẩn thoại Hy Lạp như
ktnh viễn vọng, truyện cố Hàn Quốc như kính hiển vi. Nếu muốn
biêt nguốn gốc của lửa, của sấm chớp, nguồn gốc của tiếng vọng, vòng
tuân hoàn căc mùa trong năm, bạn phải tìm trong thẩn thoại Hy Lạp
1 Cho Dong I! & nnk (Trán Thị Bích phượng dịch) 2010: 47.
17
Phan Thị Thu Hién - ì)ụu ỉníớc rườu nĩn Him Quốc
nhưng nếu muốn biết vì sao kiến có vòng eo nhỏ thì bạn phải tham
khảo ý kiến của Hàn Quốc
Nét nổi bật trong văn học dần gian Korea là m ột quan điểm thực
tiễn, đề cao cuộc đời hiện tại, lấy con người làm trung tâm. Trong
huyển thoại Dangun lập quốc Go Joseon, chúng ta có thể thấy vị
thần Thiên tử nhìn xuống trái đất khao khát xứ sở trấn gian mà Hổ
và Gấu, những động vật mạnh mẽ nhất của rừng sâu cũng đểu mong
muốn trở thành con người. Đối với phần lớn các câu chuyện cổ tích,
những yếu tố siêu nhiên, siêu nhân thường ít hệ trọng hơn tác nhân
con người cùng những quan hệ nhân sinh. Bài ca mai táng hát cho
người sống hơn là vì người chết, bám chắc cuộc đời bên này hơn là
buông m ình cho những ảo ảnh vể kiếp sau bên kia nấm mộ.
Trên nền tảng tinh thần như vậy, tầm thức tôn giáo tín ngưỡng
của người Hàn nghiêng vế khuynh hướng trần thế, thiết thực, giản dị.
Văn học dân gian Korea gắn bó chặt chẽ với Shaman giáo.
Shaman giáo, ở Korea được gọi là Musok (Vu tục) hay Mugỵo (Vu
giáo, -T-J-2.), với “M u” / Shaman có nghĩa “pháp sư”, bao gồm những
niềm tin và thực hành tìm cách giải quyết những vấn để nhân sinh
với sự can thiệp, trợ giúp của nhũng lực lượng siêu nhiên nhập vào
pháp sư, và qua nhân vật trung gian này mà truyền đạt ý chí, mệnh
lệnh, chỉ dẫn cho người ta. Tương tự như lên đồng ở Việt Nam,
Mugỵo là tín ngưỡng bản địa cấp cho người ta phương tiện hòa giải
với các loại linh hồn, xua đuổi ma quỷ, cấu xin sự bảo trự cho cuộc
sống của cá nhân, gia đình và cộng đổng được bình an, mạnh khỏe,
no đủ, sinh con đẻ cái. Trong khi “lên đổng” hầu như ít lưu dấu ấn
trong văn học dân gian Việt Nam thì ảnh hưởng của Mugyo lại hết
sức đậm nét trong văn học dân gian Korea. Không chỉ Muga (vu ca)
phát triển mạnh mẽ mà các yếu tố sham an còn vang bóng trong hầu 1
1 H.B. Hulbert “Korean Folk - Tales”.
www.raskb.com/transactions/VOL02Part2/VOL02part2_2.docx
18