Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Danh nhân lịch sử Việt Nam - Đinh Tiên Hoàng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đ A N t ì N ỷ i  N L Ị E t ì s ử
V I Ẹ T N A M
^ ------------------• -
mm
V
TIÊN
H w m
PHẠKiĩRimieiiHiiiie
IIÌIIÌIÙIIÍIIÌI nõRini
'ãiỉ.
Đ iN tí T Ẻ H m m
mm Mbh sA
VIÊTNAM
ĐINH TIÊN
m m Ẽ
PHẠIHĨRIỈỈÍIIGKHIỈIIG
HHÌIVỈĨDỈyiỉllHIÌII-IHlÌIIGIIII
LỜI NÓI ĐẦU
Dân tộc Việt Nam ta có lịch sử dựng nước và giữ nước lâu
đời, có một nền văn hóa vô cùng đặc sắc. Nen văn hóa đó là do
công lao tạo dựng của những con người Việt Nam, cỉia những
nhân vật lịch sử cụ thể.
Nằm trong dòng chảy của lịch sử loài người, lịch sử Việt
Nam đã trải qua những biến cố thăng trầm, có những năm tháng
độc lập, tự do, vươn lên mạnh mẽ với những sự tích anh hùng
lẫm liệt, nhưng cũng có những năm tháng loạn ly suy thoái, chìm
đắm trong cảnh nước mất nhà tan. Trong bối cảnh lịch sử đó, đã
xuất hiện những con người làm thay đổi diện mạo của xã hội,
góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ
nước, mở ra một thời kỳ mới cho đất nước, đưa đất nước tiến lên.
Chính vì vậy họ được trang trọng ghi tên vào sử sách, được nhân
dân quý trọng, đời đời tôn vinh. Nhưng bên cạnh họ, còn có
những kẻ yếu hèn đê tiện, gặp khi Tổ quốc lâm nguy đã sẵn sàng
bắt tay với giặc, bị nhân dân căm thù lên án. Do đó, một yêu cầu
lớn đặt ra cho việc tìm hiểu, học tập lịch sử dân tộc là không phải
chỉ hiểu biết về các nhân vật chính diện, mà còn cả về những
nhân vật phản diện...., để trên cơ sở đó hiểu được đặc điểm phát
triển phong phú, đa dạng, phức tạp của lịch sử dân tộc, đặng rút
ra được những nhận xét, đánh giá, những kinh nghiệm và bài học
lịch sử cần thiết. Bộ sách Danh nhân lịch sử Việt Nam là nhằm
mục tiêu phục vụ đông đảo bạn đọc, những người yêu thích lịch
sử dân tộc, là theo tinh thần đó.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, các thế hệ cha ông chúng ta
ở nhiều thế kỷ trước đã có nhiều nhà văn hóa, nhà sử học ghi lại
khá đầy đủ công tích của các danh nhân kiệt xuất trong các bộ
"chính sử', "dã sử', "dật sử"... Đó là những con người mà sự
nghiệp lẫý lừng của họ đã đóng góp cho quê hương đất nước, hoặc
tạo nên những thành tích lớn lao, hoặc mở ra hẳn một thời đại
mới. Chung quanh các nhân vật này cũng thường có những
truyền thuyết, giai thoại, thơ ca hấp dẫn mọi người bằng những
nét đẹp trí tuệ và cảm thức thẫm mỹ tuyệt vời mà gần gũi như
không có một danh nhân nào đi ra ngoài những nhận xét ấy.
Việc tìm him nghiâi cứu các danh nhân lịch sử vốn là một đề
tài hấp dẫn rất nhiều các nhà nghiên cứu và giới thức giả xưa nay.
Từ các thời xa xưa đã có nhiều học giả quan tâm thể hiện thành
những tác phẩm văn chương kỳ thú. Đến thời cận hiện đại lại có
nhiầi hơn các công trình sáng tác, biên khảo các loại truyện ký, tiểu
|1 Ạ t fT * __________ ____ rt _____1_ Ỉ T ______ ^ ___
Bà Trưng, Bà Triệu, Đinh Tiên Hoàng, Ngô Quyền, Lý Thường
Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Nguyễn Công Trứ... Nhưng
đến nay, loại sách này cũng đã trở nên khó tìm. Vả lại, những
truyện đó cũng có những điểm hạn chế, bất cập về mặt này mặt khác
trong nội dung biầi hiện của nó, và nó đã bị thời đại vượt qua, cần
được đính chính lại theo nhận thức mới của thời đại hiện nay.
>í- *
Bộ sách Danh nhân lịch sử Việt Nam đã nhận được sự
hưởng ứng và cộng tác của các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa
học, những người tâm huyết với việc tìm hiểu lịch sử Việt Nam,
mong muốn phổ biến những kiến thức lịch sử giúp cho độc giả
gần xa hiểu sâu hơn, toàn diện hơn về các danh nhân lịch sử.
Tuy cách tiếp cận các nhãn vật lịch sử của các tác giả chưa đạt
tới mức độ nghiên cứu chuyên sâu ở mức độ hàn lâm, nhưng cũng
đã cố gắng để mang đến những thông tin một cách toàn diện,
nhiầi chiều về các nhân vật lịch sử, phổ cập rộng rãi tới đông đảo
bạn đọc, giúp họ có thể tiếp thu nội dung một cách dễ dàng thoáng
nhẹ, dễ nhớ lâu dài. Nhóm biên soạn cũng đã cố gắng để tránh
những sai sót, bất cập, hạn chế của những cuốn sách của các tác giả
trước đây, đồng thời còn mang đến những kiến thức mới, những
phân tích lý giải rõ ràng, đúng đắn, hợp lôgíc và nhận thức tư duy
đổi mới đối với lịch sử và nhân vật lịch sử....
Trong nội dung của các tập sách này, ngoài phần mô tả, kể
lại đầy đủ con người, cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân, ở
phần lớn các tập sách được ấn hành lần này đều cố thêm phần
Phục lục kèm theo, trong đó hàm chứa những trang tư liệu mới
ăược bổ sung nhằm thuyết minh rõ thêm để bổ sung cho phần
chính văn ở trên. Đó là những văn bản bình luận, nhận định,
đánh giá danh nhân đó của những học giả, hoặc các mẩu giai
thoại, huyền sử, thơ ca dân gian, hoặc các tư liệu lịch sử vừa mới
được phát hiện, khai thác từ các gia phả, thần phả, các tư liệu
trong thư tịch cổ Hán Nôm... khá đa dạng phong phú mà từ trước
chưa được biết đến. Phần phụ lục này khá quan trọng và mới mẻ,
sẽ giúp ích cho các nhà nghiên cứu và đông đảo bạn đọc....
Xin mời quý độc giả lần lượt tiếp cận cóc tập sách của bộ sách
này. Tuy nhóm biên soạn đã có nhiều cố gắng, song không tránh
khỏi những thiếu xót và hạn chế, xin quý vị rộng lòng lượng thứ.
Rất mong nhận được những ý kiến phê bình đóng góp của bạn đọc
gần xa để bộ sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.
Hà Nội, mùa xuân năm Nhâm Thìn 2Ẩ)12
Thay mặt nhóm biên soạn
PGS. TS Sử học Chương Thâu
GIìỉCơiuị Jfô t
cuộc CHIẾN TRONG THUNG LŨNG
Vào ngày rằm tháng hai năm Giáp Thần (924), tại châu
Đại Hoàng, sách Đào úc, trong dinh của Đinh Công Trứ,
thứ sử Hoan Châu, các gia nhân bận tíu tít, họ vui vẻ khi
vợ của ông chủ vừa sinh con trai. Ngay từ lúc đứa trẻ cất
tiếng khóc chào đời, bà đỡ đã mỉm cưòi nói với phu nhân
Đàm Thị;
- Chúc mừng phu nhân sinh quý tử. Thằng bé này
tưóng mạo nom khác thường, mắt nó linh hoạt, chân tay lại
dài rộng. Chắc hẳn sau này sẽ làm rạng danh cha họ Đinh.
Đàm Thị nhìn con trai, thấy nó quả có tướng mạo lạ
thường. Bà mỉm cười:
- Không rõ phu quân ta đã biết chuyện này chưa?
Một thị nữ thưa:
- Bẩm, ông đã nhận được tin báo về việc phu nhân
sinh con trai. Chắc ông sắp về đấy ạ.
Thị nữ chưa dứt lời đã thấy E)inh Công vui vẻ bước vào:
- Ta rất vui vì nàng đã sinh cho ta một đứa con trai.
Đưa thằng bé ra đây cho ta ngắm con trai của ta nào.
Một thị nữ nhanh nhẹn ẵm đứa trẻ mới sinh bước ra.
Đinh Công ngắm nhìn đứa bé, cười vui vẻ:
- Chà, trông nó cũng được đấy chứ, khỏe mạnh dài
rộng lắm. Ta đặt tên cho con là Đinh Bộ Lĩnh, nàng thấy
thế nào?
Đàm Thị nhìn chồng vui vẻ:
- Phu quân đặt cho con cái tên ấy, chắc cũng đã cân
nhắc cẩn thận. Thiếp chỉ biết hoan hỉ vâng theo thôi. Mong
rằng con trai chúng ta lớn lên khỏe mạnh, giỏi giang, có thể
như cha nó là may mắn lắm.
- Sao lại như cha nó, hổ phụ sinh hổ tử, chắc chắn con ta
phải hơn cha nó chứ. Đinh Công nhìn vợ vừa cưòi vừa nói:
- Thôi nàng nghỉ đi cho khỏe. Ta có việc phải làm. Để
ta gọi các gia nhân đến, cần gì nàng cứ nói cho ta biết.
Nói xong, Đinh Công vui vẻ bước ra. Đàm Thị là người
thiếp yêu của ông. Giờ ông đã cao tuổi mà lại sinh được
một bé trai kháu klủnh khỏe mạnh, thật là có phúc.
5f
*
Năm tháng trôi qua, Đinh Bộ Lĩnh ngày càng khôn
lớn. Tuy nhiên, cậu không còn nhìn thấy mặt cha bởi cha
cậu đã sớm lìa đời. Hàng ngày, cậu theo đàn trâu vào
thung lũng chăn thả cùng với các trẻ mục đồng khác. Cha
mất sớm, cậu phải nương nhờ người chú là Đinh Thúc Dự
ở làng Uy Viễn, thuộc sách Bông.
Vốn tính hiếu động, Đinh Bộ Lĩnh thường là ngưòi
cầm đầu lũ trẻ mục đồng trong các trò chơi ở thung lũng
và bao giờ cậu cũng là ngưòi chiến thắng.
Hôm nay cũng vậy, sau khi thả trâu cho gặm cỏ trong
10
thung lũng, đám trẻ quây quần chơi trò vật nhau xem đứa
nào khỏe hơn. Chúng vòng trong vòng ngoài hò hét khích
lệ hai đứa trẻ đang quần nhau huỳnh huỵch trên đám cỏ.
Đứa to cao là thằng đầu chòm của đám mục đồng bên
Thung Lá bị một đứa trẻ nhỏ hơn, tóc cắt trái đào đang
ngồi lên trên người, hai chân như hai gọng kìm khóa chặt
khiến nó không thể nhúc nhích. Nó cố tìm cách bật người,
thay đổi tư thế để quật thằng bé đang ngồi trên người nó
nhưng không nổi. Mặt nó đỏ tía, nó gắng sức tìm cách lật
đối thủ nhưng đành thúc thủ hết cách cựa quậy trong khi
đám trẻ Thung Lau ra sức cổ vũ đầu chòm mục đồng của
mình. Thằng bé đã thắng chòm mục đồng bên Thung Lá là
Đinh Bộ Lĩnh. Dù Đinh Bộ Lĩnh nhỏ người hơn nhưng do
nhanh nhẹn và mưu mẹo nên bất cứ keo vật nào, cậu đều
tìm được cách thắng đối thủ. Đám trẻ Thung Lau thắng
cuộc khiến đàn trâu chúng chăn dắt được thả ở bãi cỏ non
hơn, lại gần nguồn nước. Trong thung lũng này, từ xưa tới
giờ, đã thành tiền lệ, ngay trong đám trẻ mục đồng cũng
luôn có sự cạnh tranh về khu chăn thả. Bãi chăn thả chỉ
được xác định khi cuộc tỷ thí giữa hai đầu chòm mục đồng
kết thúc, bên nào thua phải đưa đàn gia súc đi chăn thả nơi
xa hơn, xa cả nguồn nước.
Trước đây, đám trẻ mục đồng bên Thung Lau thường
chịu nước lép bởi đầu chòm mục đồng bên Thung Lá là
thằng bé khỏe mạnh, rất giỏi vật, chưa một đứa trẻ nào bên
Thung Lau hạ nổi nó cho đến khi Đinh Bộ Lĩnh đưa trâu
của người chú đến thung lũng chăn thả. Lúc đầu, thằng bé
cầm đầu đám trẻ bên Thung Lá khinh khỉnh khi nhìn thấy
Đinh Bộ Lĩnh bước ra xới vật trong tiếng hò reo của đám
trẻ bên Thung Lau. Nó không ngờ rằng thằng bé nhỏ
11
người hơn nó lại nhanh nhẹn và có miếng vật hiểm như
thế. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh vỗ vào bụng nó 3 cái, nó đành
chịu thua, lồm cồm bò dậy cùng đám trẻ Thung Lá dồn
trâu về bãi chăn thả phía xa, nghĩ bụng sẽ tìm cách dạy cho
thằng bé bên Thung Lau này một bài học.
Khi đám trẻ Thung Lá dồn trâu đi xa, đám trẻ mục
đồng Thung Lau liền quây lấy Đinh Bộ Lĩnh. Đứa nắn tay,
nắn chân, đứa thì vỗ vào người Đinh Bộ Lĩnh, tranh nhau
hỏi Đinh Bộ Lĩnh cách làm thế nào khóa được chòm mục
đồng bên Thung Lá. Đinh Bộ Lĩnh hớn hở nói:
- Học là được thôi mà. Từ mai chúng ta được thả ữâu gần
đây, không lo bị cọp bắt, nên có thể cùng nhau luyện võ.
- Đám trẻ nhao nhao:
- Luyện võ hả, hay quá.
Hôm sau như đã hẹn, đám trẻ Thung Lau rủ nhau
luyện vô. Chúng quần nhau huỳnh huỵch trong tiếng cổ
vũ của những đứa đứng bên ngoài. Chợt Lưu Cơ - một trẻ
mục đồng cũng trạc tuổi Đinh Bộ Lĩnh hớt hải chạy về nói;
- Không ổn rồi, đám trẻ Thung Lá đang chia nhau ra
luyện võ, chúng định quyết chiến một trận vói chúng ta để
giành lại nơi chăn thả cũ.
Nguyễn Bặc, một trẻ mục đồng ở gần nhà Đinh Dự,
chú của Đinh Bộ Lĩnh lên tiếng:
- Không sợ, đánh thì đánh chứ sao.
Đinh Điền lớn tuổi hơn một chút, tỏ vẻ hiểu biết nói:
- Đã biết chúng nó đánh chúng ta thế nào chưa?
Đinh Bộ Lĩnh gật đầu:
- Đúng thế, phải xem chúng định làm gí chúng ta, thi vật
17
hay ném đá, đánh bằng gậy hoặc quất bằng dây rừng chứ?
Trịnh Tú gật đầu:
- Bộ Lĩnh nói phải lắm, để tôi đi thám thính xem thế
nào nhé.
Chỉ một lát sau, Trịnh Tú trở về bảo:
- Đám trẻ bên đó chia thành từng đội. Chúng đã phân
công một đứa ra khiêu khích trước. Chỉ cần bên ta có người
đáp trả là chúng sẽ theo hiệu lệnh của chòm mục đồng, cái
thằng hôm trước thua Bộ Lĩnh ấy xông lên. Mỗi đội đều có
vũ khí riêng. Chắc chắn là chúng nó quyết đòi bằng được
nơi chăn thả mà trước đây chúng đã thả trâu ở đó. Chúng
nó không chấp nhận cuộc đấu giữa hai chòm trưởng đâu.
Đinh Bộ Lĩnh gật đầu:
- Thế cũng phải. Đấu lại cho công bằng. Chúng ta cũng
chia thành đội. Đội ở giữa là Đinh Điền và Nguyễn Bặc chi
huy, hai đội hai bên do Trịnh Tú và Lưu Cơ phụ trách, thế
được không?
Đám trẻ nghi hoặc nhìn Bộ Lĩnh:
- Thế còn cậu thì làm gì?
Tớ sẽ ngồi ưên lưng trâu, làm tổng chỉ huy. Các cậu lại
cả đây. '
Mấy đứa trẻ chụm đầu lại bàn bạc, có vẻ phấn khích
lắm. Đinh Bộ Lĩnh dặn:
- Theo tớ, đây là việc phải hết sức giữ bí mật, nếu
không chúng ta sẽ thua đấy.
- Được rồi, đám trẻ đồng thanh nói và giải tán, hẹn sớm
mai sẽ quyết chiến với đám trẻ mục đồng bên Thung Lá.
Sớm hôm sau, đám trẻ mục đồng tụ tập ở thung lũng
từ sớm và đúng như Trịnh Tú nói, một mục đồng bên
13
Thung Lá tự tiện đưa trâu tới chăn thả ở bãi của mục đồng
Thung Lau. Hai bên cãi nhau một lúc và theo hiệu lệnh của
chòm mục đồng Thung Lá, một đội quân mục đồng đứa
thì cầm gậy, đứa thì cầm dây rừng xông vào đàn trâu của
mục đồng Thung Lau, ra sức quất gậy và dây rừng vào
lưng trâu. Đàn trâu hoảng sợ bắt đầu chạy tán loạn khỏi
bãi chăn thả.
Ngay lúc ấy, theo tiếng huýt sáo của Đinh Bộ Lĩnh, mấy
cánh quân mục đồng bên Thung Lau từ hai phía và trước
mặt tiến lên, tay cũng lăm lăm gậy và dây rừng. Đám hẻ bên
Thung Lá không ngờ đám trẻ bên Thung Lau đã phòng vệ
trước, bất giác quay đầu bỏ chạy. Nhưng chúng không ngờ,
đàn trâu của chúng đang hoảng hốt giẫm đè lên nhau bỏ
trốn. Hóa ra, Đinh Bộ Lĩnh đã bí mật cùng mấy mục đồng
buộc rơm vào đuôi trâu rồi châm lửa đốt và xua cho chúng
chạy. Mấy con trâu kinh hãi vì bị lửa đốt, chạy nhào vào
giữa đàn ữâu khiến lũ trâu hoảng hốt giẫm đạp lên nhau,
lao về phía bìa rừng. Đám mục đồng Thung Lá sợ hãi, tìm
mọi cách giằng những thứ buộc ở đuôi mấy con trâu ra rồi
đánh mõ liên tục, xua đàn ữâu về bãi chăn thả cũ.
Thế là cánh quân mục đồng của Đinh Bộ Lĩnh toàn
thắng. Sau hôm đó, đám trẻ chăn trâu tôn Đinh Bộ Lĩnh
làm chủ tướng. Hàng ngày chúng bẻ bông lau làm cờ, chia
thành từng đội để tập trận, lúc tiến lúc lui. Sau buổi tập,
chúng lại công kênh Đinh Bộ Lĩnh bằng cách bắt tay như
ngai kiệu cho Bộ Lĩnh ngồi.
Câu chuyện của đám ữẻ mục đồng dần dần lan
truyền. Dân chúng trong vùng, nhất là các cụ phụ lão nhìn
những cảnh ấy đều bảo nhau, chắc sau này Đinh Bộ Lĩnh
sẽ có một sự nghiệp phi thường.
14
Bấy giờ bốn phương loạn lạc, thổ hào các vùng đều ra
sức tranh bá đồ vương, luôn dùng gươm giáo để đọ sức,
đem quân đi gây chiến các nơi khác, cảnh tượng ấy đã tác
động tới Đinh Bộ Lĩnh khiến cậu nuôi ước mơ một ngày
kia cũng có thể uy nghi ừên ngựa, múa gươm trổ tài với
thiên hạ.
Còn ở đây, trong thung lũng này, đám trẻ mục đồng
đang bắt chéo tay làm kiệu cho cậu ngồi rước đi quanh
cánh đồng. Những cây hoa lau được phất cao lên như cờ
nghi vệ của thiên tử. Sau đám cờ lau, kiệu người là hàng
chục, hàng trăm các chiến binh nối đuôi nhau hò hét hoan
hô thật náo nhiệt. Thế rồi dần dần, bọn trẻ các thôn đều
tuân theo mệnh lệnh của Bộ Lĩnh.
Đội quân của Bộ Lĩnh ngày một đông đảo. Lúc này
không thể huýt sáo để ra mệnh lệnh, cần có một cái trống
trận lớn. Đinh Bộ Lĩnh nghĩ mãi và cậu mỉm cưòi khoái
chá. Phải khao quân một bữa, giết trâu rồi lột lấy da làm
trống. Nhưng lấy trâu ở đâu? Chỉ có cách xẻ thịt con trâu
mộng của chú Đinh Dự. '
Nghĩ là làm, hôm sau Đinh Bộ Lĩnh cho đám trẻ vật
con trâu mộng ra làm thịt. Lũ trẻ được một phen ăn uống
no say, đứa nào cũng ngồi xoa bụng vì ăn quá no. Trong
khi đó, Bộ Lĩnh lấy cái đuôi trâu cắm sâu vào đất ở một cửa
hang rồi chạy về làng hớt hải nói:
- Chú ơi, mau lên, không sẽ mất trâu.
Ngưòi chú ngạc nhiên:
- Sao lại mất trâu?
15
- Con trâu nhà ta nó chui xuống một cái hang sâu
lắm, chỉ còn cái đuôi nhô lên. Cháu đã cố lôi lên nhưng
không được.
Nghe Đinh Bộ Lĩnh nói vậy, người chú hốt hoảng chạy
theo cháu ra một cái hang sâu trong thung lũng, ông cố
lần xuống miệng hang thì nhìn thấy cái đuôi trâu vắt vẻo.
Òng hoảng hốt cầm đuôi trâu lôi mạnh. Cái đuôi bật ra
khỏi đất khiến ông ngã đau điếng. Biết bị cháu lừa, ông
điên tiết nhổm dậy đuổi Đinh Bộ Lĩnh, định cho thằng
cháu bất trị một trận nhớ đời.
Ông vác dao đuổi. Đinh Bộ Lĩnh ba chân bốn cẳng
chạy ra phía bờ sông, người chú bực mình càng đuổi gấp.
Hoảng quá, Đinh Bộ Lĩnh nhảy đại xuống nước mất tăm.
Nước sông tung toé, cao đến hơn đầu người, đúng vào lúc
nắng quái chiều hôm chiếu vào thành một chùm hào
quang óng ánh, rực rỡ. Người chú nhìn ra có cảm giác như
có một cái đầu rồng chúc xuống để cõng thằng bé lên cao.
Ồng bất giác tưởng như có rồng vàng hạ xuống đón cháu,
vội vàng quì xuống nhắm nghiền mắt lại. Khi mở mắt ra thì
mặt sông trở lại bằng phẳng, nắng cũng vừa tàn còn đứa
cháu của ông thì chẳng thấy quay lên. ông đành cắm con
dao xuống đất, ngồi chờ, vừa chờ vừa lo ngại...
Bọn trẻ chăn trâu cũng đồn đại thêm thắt vào việc này.
Chúng đồn rầm lên là Đinh Bộ Lĩnh đã được rồng vàng hạ
xuống đưa đi một nơi xa. Tương truyền sau này, chỗ người
chú cắm dao được gọi là núi cắm gươm, còn dáng điệu
người chú gục đầu thì được cho là noi "chú lạy cháu".
16