Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
126
Kích thước
6.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1587

Đánh giá viên chức trong cơ sở giáo dục đại học công lập

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM

ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC TRONG CƠ SỞ

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 03 - NĂM 2020

N

G

U

Y

N

T

HỊ H

N

G

T

H

M

L

U

T

HIẾ

N

P

H

Á

P

V

À

L

U

T

H

ÀN

H

C

HÍN

H

K

H

Ó

A

2

7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC TRONG

CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 60380102

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hợp

Học viên: Nguyễn Thị Hồng Thắm (Cao học luật khóa 27)

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được thực hiện

dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Cảnh Hợp. Các kết quả nghiên

cứu trong luận văn này là trung thực. Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tham khảo

các tài liệu có liên quan nhằm tăng tính tin cậy của đề tài. Việc tham khảo các tài

liệu này đã được tôi thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo đúng

quy định của nhà trường. Học viên

Nguyễn Thị Hồng Thắm

MỤC LỤC

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU......................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài................................................................................2

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài........................................................4

3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài.......................................................................4

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài......................................................................4

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.........................................................4

5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................5

6. Dự kiến các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận................................. 5

7. Bố cục luận văn.................................................................................................. 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN

CHỨC TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP.............................. 6

1.1. Khái niệm cơ sở giáo dục đại học công lập và viên chức trong cơ sở giáo

dục đại học công lập...............................................................................................6

1.1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập....................................................6

1.1.2. Khái niệm cơ sở giáo dục đại học công lập...........................................7

1.1.3. Khái niệm viên chức trong cơ sở giáo dục đại học công lập.............. 10

1.1.3.1. Khái quát chung về viên chức.................................................... 10

1.1.3.2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại viên chức trong cơ sở giáo dục

đại học công lập.......................................................................................13

1.2. Đánh giá viên chức trong cơ sở giáo dục đại học công lập..........................16

1.2.1. Khái quát đánh giá viên chức trong cơ sở giáo dục đại học công

lập................................................................................................................... 16

1.2.2. Quy định của pháp luật về đánh giá viên chức trong cơ sở giáo đục

đại học công lập............................................................................................. 17

1.2.3. Nguyên tắc đánh giá viên chức trong cơ sở giáo đục đại học công

lập................................................................................................................... 18

1.2.4. Căn cứ đánh giá viên chức trong cơ sở giáo dục đại học công lập.....18

1.2.5. Thẩm quyền đánh giá viên chức trong cơ sở giáo dục đại học công

lập................................................................................................................... 20

1.2.6. Trình tự, thủ tục đánh giá viên chức trong cơ sở giáo dục đại học công

lập................................................................................................................... 20

1.2.7. Nội dung đánh giá viên chức trong cơ sở giáo dục đại học công

lập................................................................................................................... 22

1.2.8. Phân loại đánh giá viên chức trong cơ sở giáo dục đại học công

lập................................................................................................................... 22

1.2.9. Thời điểm đánh giá viên chức trong cơ sở giáo dục đại học công

lập................................................................................................................... 26

1.2.10. Sử dụng kết quả đánh giá viên chức trong cơ sở giáo dục đại học

công lập.......................................................................................................... 27

Kết luận Chương 1......................................................................................................28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG

LẬP (TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)............................ 29

2.1. Đánh giá chung về cơ sở giáo dục đại học công lập và đội ngũ viên chức

trong cơ sở giáo dục đại học công lập..................................................................29

2.1.1. Đánh giá chung về cơ sở giáo dục đại học công lập........................... 29

2.1.2. Đánh giá chung về đội ngũ viên chức trong cơ sở giáo dục đại học

công lập.......................................................................................................... 33

2.2. Thực trạng và kiến nghị nâng cao hiệu quả đánh giá viên chức trong cơ sở

giáo dục đại học công lập.....................................................................................35

2.2.1. Khảo sát xã hội về đánh giá viên chức trong cơ sở giáo dục đại học

công lập.......................................................................................................... 35

2.2.1.1. Mục đích điều tra........................................................................35

2.2.1.2. Đối tượng điều tra...................................................................... 35

2.2.1.3. Nội dung khảo sát chính............................................................. 40

2.2.2. Những kết quả đạt được của đánh giá viên chức trong cơ sở giáo dục

đại học công lập..............................................................................................64

2.2.3. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

trong đánh giá viên chức trong cơ sở giáo dục đại học công lập..................67

2.2.3.1. Văn bản pháp luật về đánh giá viên chức.................................. 68

2.2.3.2. Quy định, tiêu chí về đánh giá viên chức................................... 69

2.2.3.3. Đội ngũ viên chức.......................................................................72

2.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá viên chức trong cơ sở giáo dục

đại học công lập..............................................................................................74

2.2.4.1. Hoàn thiện pháp luật về đánh giá viên chức..............................74

2.2.4.2. Quy định, tiêu chí về đánh giá viên chức...................................74

2.2.4.3. Đội ngũ viên chức.......................................................................77

Kết luận Chương 2......................................................................................................78

KẾT LUẬN................................................................................................................80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Văn bản pháp luật

B. Tài liệu tham khảo

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Mẫu Phiếu đánh giá và phân loại viên chức theo Nghị định

56/2015/NĐ-CP

Phụ lục 2: Phiếu khảo sát ý kiến viên chức cơ sở giáo dục đại học công lập

Phụ lục 3: Bảng mã hóa, Bảng tổng hợp kết quả khảo sát

Phụ lục 4: Mẫu Báo cáo đánh giá kết quả công tác của cá nhân

Phụ lục 5: Mẫu Đánh giá và đóng góp ý kiến đối với đồng nghiệp

Phụ lục 6: Phiếu khảo sát của viên chức Trường Đại học Sài Gòn

Phụ lục 7: Phiếu khảo sát của viên chức Trường Đại học Công nghiệp Thực

phẩm TP. HCM

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh

UBND Ủy ban nhân dân

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, đội ngũ viên chức đang công tác trong các đơn vị sự nghiệp công

lập với nhiều lĩnh vực khác nhau như: giáo dục, y tế, văn hóa, phát thanh, truyền

hình, nghiên cứu khoa học,… và có vai trò hết sức quan trọng. Trong đó, lực lượng

viên chức trong lĩnh vực giáo dục, cụ thể là viên chức trong các cơ sở giáo dục đại

học công lập là những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đang thực hiện

công việc giảng dạy hoặc các công việc có liên quan đến đào tạo nhằm tạo ra nguồn

nhân lực có trình độ, có kỹ thuật cho đất nước; vì vậy, họ có vai trò, vị trí rất quan

trọng trong hệ thống giáo dục, là nhân tố quyết định chất lượng, hiệu quả của giáo

dục. Vấn đề tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, quản lý viên chức trong các cơ sở giáo

dục đại học công lập là vấn đề cần được quan tâm; trong đó, đánh giá viên chức là

một vấn đề không thể thiếu, là căn cứ quy hoạch, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn

nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ khác đối

với viên chức. Việc đánh giá này không chỉ liên quan đến bản thân người bị đánh

giá mà còn liên quan đến hoạt động của cơ quan, đơn vị đó, giúp đánh giá được

những viên chức có ý thức kỷ luật, có năng lực chuyên môn, hoàn thành công tác

được giao. Vì vậy, vấn đề đánh giá viên chức cần được xem xét, thực hiện cẩn trọng, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền. Luật Viên chức năm 2010 và các văn bản hướng dẫn đã đặt ra những quy

định cụ thể, rõ ràng hơn so với các quy định trước đây, giúp các đơn vị sự nghiệp

công lập, cụ thể ở đây là cơ sở giáo dục đại học công lập có những căn cứ nhất định

để thực hiện việc đánh giá viên chức tại cơ quan, đơn vị mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc đánh giá này còn nhiều hạn chế, thiếu

khách quan, thiếu công bằng, chưa thấu đáo, chưa đúng quy định pháp luật. Tình

trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như quy định pháp luật chưa rõ ràng, việc

áp dụng pháp luật chưa thống nhất, năng lực người lãnh đạo, người tham mưu còn

yếu kém và chính từ bản thân viên chức gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến viên

chức bị đánh giá và những viên chức khác, khiến họ không hết mình vì công việc, gây nên sự mất lòng tin của viên chức đối với cơ quan, đơn vị và pháp luật. Từ những cơ sở nêu trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu toàn diện lý

luận, quy định pháp luật, thực trạng trong việc đánh giá viên chức trong cơ sở giáo

2

dục đại học công lập là cần thiết, từ đó kiến nghị những giải pháp phù hợp để điều

chỉnh những hạn chế còn tồn tại. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài "Đánh giá viên chức trong cơ sở giáo dục đại

học công lập" làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành

chính của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Viên chức và các vấn đề có liên quan đã có nhiều công trình nghiên cứu ở

nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau như:

Nguyễn Thị Thu Hương (2016), Thực hiện pháp luật về viên chức trong trường

đại học ở Việt Nam, luận án tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Công trình đã nêu ra

những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật viên chức trong trường đại học; phân

tích, làm rõ tầm quan trọng của việc thực hiện pháp luật về viên chức trong trường

đại học; phân tích, xác định những tiêu chí đánh giá, những nhân tố đảm bảo, tác

động tới việc thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại học; đánh giá thực

trạng thực hiện; nêu ra những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tiếp thu từ việc

nghiên cứu thực tế của một số nước; đề xuất những giải pháp nhằm bảo đảm quá

trình thực hiện pháp luật về viên chức trong trường đại học để đạt hiệu quả cao, nhằm đáp ứng kịp thời tính đặc thù, yêu cầu nghề nghiệp của viên chức, xu thế và

sự phát triển của các trường đại học và của xã hội. Công trình chỉ đề cập sơ lược

đến vấn đề đánh giá viên chức, chỉ tập trung vào đánh giá việc thực hiện pháp luật

về viên chức trong trường đại học ở Việt Nam và các vấn đề liên quan. Nguyễn Thị Hồng Phượng (2010), Pháp luật về viên chức, luận văn thạc sĩ, Đại

học Luật TP. HCM. Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận, pháp luật về viên chức như:

tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và xử lý kỷ luật viên

chức; đánh giá được những ưu điểm, hạn chế của pháp luật về viên chức, trên cơ sở

đó đề xuất giải pháp hoàn thiện. Đề tài chỉ nghiên cứu những nội dung cơ bản và

chung nhất của pháp luật về viên chức, không nghiên cứu ở từng lĩnh vực, ngành, nghề của viên chức. Đề tài có đề cập về đánh giá viên chức dựa vào quy định từ

Điều 42 đến Điều 44 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính

phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự

nghiệp của Nhà nước nhưng mang tính sơ lược, chưa cụ thể; bên cạnh đó, Nghị

định số 116/2003/NĐ-CP đã hết hiệu lực toàn bộ.

3

Nguyễn Đức Toàn (2010), Quản lý nhà nước đối với viên chức các cơ sở giáo

dục đại học công lập, luận văn thạc sĩ, Đại học Luật TP. HCM. Đề tài này nghiên

cứu cơ sở lý luận, pháp lý, thực trạng về quản lý nhà nước đối với viên chức ở các

cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh, từ những nghiên cứu đó đề xuất phương hướng đổi mới, hoàn

thiện. Đề tài có đề cập đến vấn đề đánh giá viên chức và biện pháp đổi mới đánh giá

nhưng chỉ mang tính khái quát, chưa sâu. Bên cạnh đó, đề tài đã được thực hiện từ

khá lâu (08 năm), khi Luật Viên chức chưa ra đời. Đoàn Xuân Quang (2018), Chế độ hợp đồng làm việc của viên chức, luận văn

thạc sĩ, Đại học Luật TP. HCM. Đề tài này giải quyết những vấn đề lý luận về hợp

đồng làm việc, phân tích quy định pháp luật về hợp đồng làm việc của viên chức, phân biệt giữa hợp đồng làm việc của viên chức với hợp đồng lao động; xác định

những bất cập trong quy định pháp luật, những hạn chế trong thực tiễn áp dụng và

đưa ra những giải pháp hoàn thiện. Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu khác cũng đã bàn luận về vấn

đề viên chức như:

Nguyễn Thị Thu Hương (2015), "Sự điều chỉnh của pháp luật về viên chức

trong trường đại học", Tạp chí Lý luận chính trị , Số 12-2015, tr.33-37. Nguyễn Thu Huyền (2016), "Tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý viên chức ở

nước ta hiện nay", Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 241, tr.68-71. Nguyễn Văn Phong (2018), "Về thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ

giảng viên các trường đại học công lập", Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 4 (267), tr.58- 62. Phùng Thị Phong Lan (2018), "Hoàn thiện đội ngũ viên chức đáp ứng yêu cầu

tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập", Tạp chí Quản lý nhà

nước, Số 4 (267), tr.49-53. Trịnh Ngọc Huy, Hoàng Mạnh (2018), "Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả làm

việc của viên chức đơn vị sự nghiệp công lập tại Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và Dự

báo, Số 21, tr.998-101.

4

Phùng Ngọc Bảo (2019), "Giải quyết vấn đề tiền lương, thu nhập tăng thêm của

cán bộ, công chức, viên chức từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Cộng

sản, Số 926, tr. 96-100. Như vậy, qua khảo sát của tác giả, tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu

vấn đề viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng còn dừng lại ở mức nghiên

cứu mang tính khái quát, chưa có một công trình nào nghiên cứu riêng biệt các quy

định của pháp luật, thực trạng hiện nay trong vấn đề đánh giá viên chức ở cơ sở

giáo dục đại học công lập. Do đó, đề tài "Đánh giá viên chức trong cơ sở giáo dục

đại học công lập" chưa được công bố như một công trình khoa học. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài

Với đề tài "Đánh giá viên chức trong cơ sở giáo dục đại học công lập", tác

giả hy vọng làm rõ những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật về đánh giá

viên chức trong cơ sở giáo dục đại học công lập; đánh giá thực trạng đánh giá viên

chức trong cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay; chỉ ra những nguyên nhân, những hạn chế trong việc đánh giá này và đưa ra kiến nghị để nâng cao hiệu quả của

hoạt động đánh giá viên chức trong cơ sở giáo dục đại học công lập. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu và phân tích khái niệm cơ sở giáo dục đại học công lập. Nghiên cứu và phân tích khái niệm, đặc điểm, phân loại viên chức trong cơ

sở giáo dục đại học công lập. Nghiên cứu và phân tích về đánh giá viên chức trong cơ sở giáo dục đại học

công lập.Nghiên cứu thực trạng đánh giá viên chức trong cơ sở giáo dục đại học

công lập từ thực tiễn TP. HCM và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

đánh giá viên chức trong cơ sở giáo dục đại học công lập. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài luận văn thạc sĩ này chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu các quy định

của pháp luật về đánh giá viên chức hàng năm trong cơ sở giáo dục đại học công lập, trừ các học viện, trường thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; nghiên cứu về thực

5

trạng đánh giá viên chức trong cơ sở giáo dục đại học công lập, không nghiên cứu ở

các đơn vị sự nghiệp công lập khác. 5. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau đây:

Phương pháp duy vật biện chứng, dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng;

Phương pháp thống kê, thu thập thông tin, số liệu;

Phương pháp khảo sát xã hội;

Phương pháp phân tích, tổng hợp;

Phương pháp đối chiếu. 6. Dự kiến các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận

Luận văn có những đóng góp mới như sau:

Nghiên cứu và phân tích khái niệm cơ sở giáo dục đại học công lập; khái niệm, đặc điểm, phân loại viên chức trong cơ sở giáo dục đại học công lập; đánh giá viên

chức trong cơ sở giáo dục đại học công lập. Nghiên cứu thực trạng đánh giá viên

chức trong cơ sở giáo dục đại học công lập từ thực tiễn TP. HCM và đề xuất các

giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá viên chức trong cơ sở giáo dục đại học công

lập.Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể góp phần nâng cao nhận thức lý luận về

đánh giá viên chức trong cơ sở giáo dục đại học công lập. Luận văn có thể làm tài

liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng viên giảng dạy, sinh viên, học viên

của các cơ sở đào tạo luật. 7. Bố cục luận văn

Ngoài Mục lục, Danh mục viết tắt, Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài

liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận văn gồm 02 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp luật về đánh giá viên chức trong cơ sở giáo

dục đại học công lập

Chương 2: Thực trạng và kiến nghị nâng cao hiệu quả đánh giá viên chức trong

cơ sở giáo dục đại học công lập (từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh)

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!