Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ĐÁNH GIÁ ỨNG DUNG CNTT TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
----------
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH TIN HỌC
Bộ môn Phương pháp giảng dạy
Đề tài: ĐÁNH GIÁ ỨNG DUNG CNTT TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ
THÔNG ; KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP TRẮC
NGHIỆM KHÁCH QUAN, ỨNG DỤNG PHẦN MỀM EMPTEST
TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN TIN HỌC 10
Sinh viên thực hiện: Hà Phượng Linh
Lớp: A-K54
Giáo viên hướng dẫn: TS.Trần Doãn Vinh
Hà Nội, 4-2008
1
Báo cáo nghiên cứu khoa học :
Đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường phổ thông
Phương pháp kiểm tra đánh giá, phương pháp trắc nghiệm và ứng dụng
của phần mềm Emptest
I. Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài :
Lâu nay, thụ động trong giảng dạy và học tập đã trở thành một
thói quen. Nhưng khi cả thế giới thay đổi bởi sức mạnh của CNTT,
giáo dục cũng không thể giậm chân tại chỗ. Ứng dụng CNTT được kỳ
vọng là lựa chọn khả thi giúp “năng động hoá” cả ngành giáo dục VN!
Tại Việt Nam, cách đây khoảng vài năm, những hoạt động ứng
dụng CNTT trong dạy và học đã bắt đầu xuất hiện. Đó là việc cho ra
đời những cổng đào tạo trực tuyến của các cơ quan, các trường ĐH, là
việc các giáo viên tự vận dụng kiến thức công nghệ trong bài giảng
của mình. Thế nhưng việc triển khai một cách nhỏ lẻ, đôi khi là tự
phát, lại không giao tận tay công cụ cho giáo viên, học sinh, đã khiến
cho nhiều người nghi ngờ hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào dạy
và học.
Vậy thực trạng của việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy
và học hiện nay như thế nào? Đặc biệt trong kiểm tra đánh giá.
Khái niệm về kiểm tra đánh giá ? Phương pháp trắc nghiệm và
phương pháp trắc nghiệm khách quan? Ứng dụng phần mềm Emptest
trong hoạt đọng kiểm tra đánh giá tại trường phổ thông.
2.Mục đích nghiên cứu
Một số đánh giá về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy và học ở nhà trường phổ thông đặc biệt trong kiểm tra đánh
giá;
Giới thiệu bộ phần mềm trắc nghiệm Emptest và ứng dụng xây
dựng bộ câu hỏi đủ định tính và định lượng theo nội dung chương
trình tin học lớp 10 nhằm góp phần nâng cao chất lượng của việc kiểm
tra đánh giá học sinh trong việc dạy học Tin học lớp 10 ở các trường
Trung học phổ thông.
3.Giả thiết khoa học :
Phương pháp kiểm tra-đánh giá
Phương pháp trắc nghiệm khách quan
Nếu xây dựng được các nguyên tắc, quy trình ứng dụng phần
mềm Emptest xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan đủ tiêu
chuẩn và sử dụng hợp lý vào các khâu của quá trình dạy học, đặc biệt
2
là khâu kiểm tra đánh giá, sẽ nâng cao chất lượng dạy và học Tin học
ở trường THPT nói chung và dạy học Tin học lớp 10 nói riêng.
4.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy và học ở nhà
trường phổ thông
- Nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận của việc kiểm tra đánh giá
- Nghiên cứu phần mềm Emptest
- Ứng dụng phần mềm Emptest xây dựng hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm cùng với hệ thống đáp án.
- Thực nghiệm sử dụng phần mềm trong việc kiểm tra đánh giá ở
các trường THPT, nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và tác dụng của
việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận về ứng dụng CNTT trong dạy
và học và trắc nghiệm khách quan.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu xem thực trạng
tình hình dạy học ứng dụng CNTT và phương pháp kiểm tra, đánh giá
ở trường THPT;
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm nhằm xác
định tính khả thi, hiệu quả của đề tài và chất lượng của phần mềm
- Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý và phân tích kết quả
thực nghiệm.
II. Nội dung
1. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ở
trường phổ thông
Từ trước đến nay, việc ứng dụng CNTT thường được đánh đồng với
hoạt động trang bị máy tính, phần mềm, và kỳ vọng vào việc máy móc sẽ
giúp thay đổi thực tế. Đó là nguyên nhân tại sao đã có những thời kỳ các
trường học đua nhau trang bị hàng chục, thậm chí hàng trăm máy tính. Và
rồi hầu như không bao giờ sử dụng đến, trừ những giờ dạy tin học hiếm hoi
cho học sinh. Ngay cả việc học tập môn tin học cũng chỉ dừng lại ở hình
thức: Thầy đọc, trò ghi.
Sự thực thì để ứng dụng CNTT có hiệu quả, máy móc sẽ chỉ là công cụ,
còn con người mới là yếu tố chủ đạo quyết định thành công.
Theo GS. TSKH Trần Văn Nhung - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: "Nếu
người sử dụng được đào tạo tương đối bài bản và cẩn thận thì việc sử dụng
máy tính sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên chúng ta không
thể đòi hỏi ngay kỹ năng này được, vì thời gian đầu tiếp xúc với máy tính,
3