Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ĐÁNH GIÁ THẾ NÀO VỀ DẠY HỌC ???
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đánh giá thế nào, dạy học thế ấy
- Đã có nhiều bài viết phân tích về nhu cầu cấp thiết phải đổi mới giáo dục Việt Nam, trong đó chú trọng đến nội dung chương trình,
phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên... Nhưng có một nguyên nhân sâu xa hơn mà ít người đề
cập đến, đó là sự lạc hậu về cách đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo. Độc giả Bạch Huỳnh Duy Linh gửi đến
VietNamNet bài viết.
Tư duy quan trọng hơn kiến thức
“Trong cuộc thi cử tạ tại đại hội Olympic năm 1976, Vasili đã làm thế giới ngạc nhiên
bằng cú nâng tạ phá kỷ lục cũ. Anh đã nâng tạ nặng 562lb (2500N) từ sàn qua đầu mình
(khoảng 2m). Năm 1957, Paul cúi rạp mình xuống dưới một sàn gỗ cốt thép đặt hai tay
lên một ghế đẩu ngắn để chống cho thân mình và sau đó dùng lưng mình đẩy cái sàn lên
và nâng sàn cùng các vật trên đó lên khoảng 1cm. Trên sàn có các phụ tùng ô tô và một
cái két đựng chì, toàn bộ trọng lượng là 6270lb (27900N). Vậy ai, Alexeev hay Anderson
đã sản ra nhiều công hơn?”.
Toàn bộ câu chuyện được trích nhằm mục đích cuốn hút sinh viên tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi hóc búa, mở đầu cho việc
dạy và học chủ đề vật lý Công và động năng trong bộ sách "Cơ sở vật lý" (Fundamentals of Physics).
Phân tích kỹ hơn về nội dung và phương pháp giảng dạy mà cuốn sách muốn đề cập đến, có thể thấy rằng, các tác giả chú
trọng đến việc giúp sinh viên có được một quá trình suy luận nhằm tự mình tìm ra cách giải quyết một bài toán cụ thể. Bằng
cách đó, các tác giả mong muốn sinh viên có thể áp dụng kiến thức được học trong những vấn đề, những tình huống thực tế
của cuộc sống hàng ngày.
Trong khi đó, cuốn giáo trình Vật Lý đại cương, tập I (hiện đang được giảng dạy tại các trường đại học kĩ thuật trong cả nước)
lại tiếp cận chủ đề "Công và công suất" theo lối dạy và học truyền thống. Đầu tiên, các tác giả đưa ra các ví dụ thực tế, từ đó
sử dụng phương pháp quy nạp để rút ra định nghĩa “công là gì?”. Sau khi đã có khái niệm, các tác giả lại sử dụng một loạt các
định nghĩa khác, các biến đổi toán học để rút ra được công thức tính công.
Với cách dạy này, sinh viên khó có thể thấy được ứng dụng của kiến thức trong cuộc sống hàng ngày, không thấy được quá
trình tư duy để tìm ra được khái niệm công của các nhà khoa học. Nội dung các kiến thức vật lý về công và công suất (các định
nghĩa, các công thức, các phép biến đổi toán học) là điều mà các tác giả giáo trình Vật lý đại cương mong muốn sinh viên đạt
được. Nghĩa là, kiến thức được coi là mục tiêu cần phải đạt được.
Nêu vấn đề cụ thể, cung cấp thông tin khoa học, hướng dẫn sinh viên đào sâu suy nghĩ để tự giải quyết vấn đề, là tư duy chủ
đạo trong giáo dục phương Tây. Mục đích lớn nhất của phương pháp này là mong muốn sinh viên có được một tư duy và
phương pháp khoa học, cách tìm kiếm và sử dụng kiến thức theo "con đường" ngắn nhất và tối ưu nhất để giải quyết một vấn
đề, một bài toán thực tế.
Tri thức Vật lý mà nhân loại đã tìm ra chỉ là công cụ, chứ không phải là mục đích cần phải đạt được. Hơn thế nữa, với sự phát
triển khoa học như vũ bão, những kiến thức học được hiện nay có thể còn áp dụng được trong 10 hay 20 năm sau hay không?
Nếu đi học mà chỉ được cung cấp “một đống” kiến thức thì chúng ta sẽ trở nên lạc lõng trong một thế giới đầy biến động như
hiện nay.
Điều quan trọng là quá trình tư duy để giải quyết vấn đề chứ không phải học cách giải quyết như thế nào, bởi mọi vấn đề cần
phải giải quyết trong cuộc sống thường khác xa với những vấn đề đã được học cách giải quyết khi còn đi học. Cùng một vấn
đề đó, sinh viên có thể tự do suy nghĩ để giải quyết bằng nhiều cách khác nhau dưới sự gợi mở của giảng viên. Cách dạy và
học này cho phép sinh viên có thể tự mình nghĩ ra một lý thuyết vật lý mới, một mô hình vật lý mới, khác với lý thuyết vật lý đã
được tác giả trình bày.
Đánh giá thế nào, dạy học thế ấy
Điều làm nên sự khác biệt về nội dung, phương pháp giảng dạy của hai giáo trình trên, cũng là sự khác biệt giữa giáo
dục Việt Nam và phương Tây, chính là do cách đánh giá của chúng ta quá thiên về việc kiểm tra kiến thức của
người học, hơn là đánh giá xem người học có thể sử dụng những kiến thức ấy để giải quyết một bài toán như
thế nào? Những kiến thức mà không thể đem ra sử dụng chắc chắn chỉ là những kiến thức ‘chết’, chỉ là thông tin.
Nên có nhiều phương pháp giáo dục
mở