Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGÔ THỊ LAN HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ BÌNH,
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THÁI NGUYÊN – 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGÔ THỊ LAN HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ BÌNH,
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 8850101
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Vân Hương
(Chữ kí của GVHD)
THÁI NGUYÊN – 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện,
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đỗ Thị Vân Hương. Các số liệu, kết quả
trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của
luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ một nghiên cứu nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đã được cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày ..... tháng… năm 2019
Tác giả
Ngô Thị Lan Hương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tác giả xin cảm ơn sự
quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Khoa học - ĐHTN, Ban
chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới giảng viên
TS. Đỗ Thị Vân Hương người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, đóng
góp quan trọng cho sự thành công của luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ của Phòng Tài
nguyên và Môi trường; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú
Bình, các hộ nông dân tham gia phỏng vấn trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện
cho tác giả có các nguồn tài liệu, tư liệu và các công trình nghiên cứu liên quan.
Nhân dịp này, tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành
tới gia đình, cơ quan công tác và anh, chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện để tác giả
hoàn thành bản luận văn này.
Tác giả
Ngô Thị Lan Hương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu ................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................2
4. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ...............3
1.1. Những khái niệm cơ bản về đất và sử dụng đất .......................................................3
1.2. Lý luận chung về tiềm năng đất đai..........................................................................5
1.3. Lý luận chung về đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển các loại hình sử
dụng đất ...........................................................................................................................6
1.3.1. Đánh giá tài nguyên đất đai..............................................................................6
1.3.2. Phương pháp luận đánh giá tài nguyên đất đai cho phát triển sản xuất nông,
lâm nghiệp...................................................................................................................8
1.4. Tầm quan trọng của đánh giá tài nguyên đất đai....................................................10
1.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu về đánh giá tài nguyên đất đai trên thế giới
và Việt Nam...................................................................................................................11
1.5.1. Các công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai trên thế giới............11
1.5.2. Khái quát tình hình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai ở Việt Nam ......16
1.5.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về tài nguyên đất nông nghiệp và phát
triển nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên..............................................18
1.6. Những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ...........................19
1.6.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên ............................................................................19
1.6.2. Yếu tố về điều kiện kinh tế, xã hội...................................................................19
1.6.3. Yếu tố về kỹ thuật canh tác..............................................................................19
1.7. Tổng quan về phát triển nông nghiệp bền vững.....................................................19
1.7.1. Cơ sở lý luận của phát triển bền vững trong nông nghiệp .............................19
1.7.2. Sự cần thiết của nền sản xuất nông nghiệp bền vững.....................................22
1.7.3. Mục tiêu của sản xuất nông nghiệp bền vững.................................................23
1.7.4. Nguyên tắc, tiêu chí đánh giá sử dụng đất nông nghiệp bền vững.................23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..............................................................................................................25
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................25
2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................25
2.3. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................25
2.4. Quan điểm nghiên cứu............................................................................................26
2.4.1. Quan điểm hệ thống ........................................................................................26
2.4.2. Quan điểm tổng hợp........................................................................................26
2.4.3. Quan điểm phát triển bền vững.......................................................................26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2.4.4. Quan điểm lãnh thổ.........................................................................................27
2.4.5. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh..........................................................................27
2.5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................27
2.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu...........................................................28
2.5.2. Phương pháp chuyên gia.................................................................................28
2.5.3. Phương pháp minh họa bằng bản đồ, biểu đồ................................................29
2.5.4. Phương pháp nghiên cứu các mô hình ...........................................................29
2.5.5. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất.........................................................29
2.5.6. Phương pháp đánh giá ..................................................................................30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................31
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình.......................................31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................31
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................38
3.2. Hiện trạng phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình ...............................................42
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Bình.........................................................42
3.2.2. Biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện .....................................................45
3.2.3. Tình hình phát triển nông nghiệp và những điểm mới trong nông nghiệp
huyện Phú Bình .........................................................................................................46
3.2.4. Các loại hình hình sử dụng đất, kiểu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Phú Bình .........................................................................................................48
3.3. Đánh giá tiềm năng đất đai huyện Phú Bình ..........................................................51
3.3.1. Kết quả điều tra, phân loại đất huyện Phú Bình.............................................51
3.3.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Phú Bình ...........................................57
3.3.3. Đánh giá thích hợp đất đai đối với các loại hình sử dụng đất huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên .......................................................................................................61
3.4. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.....................................81
3.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế ...............................................................................81
3.4.2. Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất ...............................88
3.4.3. Hiệu quả môi trường đối với các loại hình sử dụng đất.................................92
3.4.4. Một số mô hình điển hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình..94
3.5. Đề xuất loại hình sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện Phú Bình.......................98
3.5.1.Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp huyện
Phú Bình....................................................................................................................98
3.5.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững đất nông nghiệp huyện Phú
Bình trong giai đoạn hiện nay ..................................................................................98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................107
PHỤ LỤC ....................................................................................................................109
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCĐ : Bán chủ động
BVTV : Bảo vệ thực vật
CĐ : Chủ động
CĐML : Cánh đồng mẫu lớn
DĐĐT : Dồn điền đổi thửa
FAO : Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc
GO : Giá trị sản xuất
GTTT : Giá trị tăng trưởng
IC : Chi phí trung gian
KK : Khó khăn
KT-XH : Kinh tế xã hội
LĐ : Lao động
LUR : Yêu cầu sử dụng đất
LUS : Hệ thống sử dụng đất
LUT : Loại hình sử dụng đất
NNBV : Nông nghiệp bền vững
OM : Hàm lượng hữu cơ
PTBV : Phát triển bền vững
SDHL : Sử dụng hợp lý
TĐ : Tốc độ
TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
TPCG : Thành phần cơ giới
VSV : Vi sinh vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình đánh giá tài nguyên đất đai ............................................................7
Hình 3.1: Bản đồ Hành chính huyện Phú Bình, Thái Nguyên. .....................................32
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu quỹ tài nguyên đất huyện Phú Bình........................36
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu các nhóm đất nông nghiệp huyện Phú Bình ...........44
Hình 3.4: Bản đồ Thổ nhưỡng huyện Phú Bình – Thái Nguyên...................................52
Hình 3.5: Bản đồ đơn vị đất đai huyện Phú Bình, Thái Nguyên...................................59
Hình 3.6: Bản đồ đánh giá thích nghi đất đai đối với LUT 1........................................66
Hình 3.7: Bản đồ đánh giá thích nghi đất đai đối với LUT 2........................................68
Hình 3.8: Bản đồ đánh giá thích nghi đất đai đối với LUT 3........................................70
Hình 3.9: Bản đồ đánh giá thích nghi đất đai đối với LUT 4........................................72
Hình 3.10: Bản đồ đánh giá thích nghi đất đai đối với LUT 5......................................74
Hình 3.11: Bản đồ đánh giá thích nghi đất đai đối với LUT 6......................................76
Hình 3.12: Bản đồ đánh giá thích nghi đất đai đối với LUT 7......................................78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thang điểm và bậc trọng số của chỉ tiêu đánh giá..........................................9
Bảng 3.1: Tổng giá trị gia tăng huyện Phú Bình qua các năm......................................40
Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Phú Bình giai đoạn 2013 - 2018 ................................41
Bảng 3.3: Bảng hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Bình ..............................................43
Bảng 3.4. Tổng hợp các loại hình sử dụng đất huyện Phú Bình ...................................51
Bảng 3.5. Phân cấp chỉ tiêu cho các yếu tố đất đai .......................................................58
Bảng 3.6: Đặc điểm và tính chất đất đai của các đơn vị bản đồ đất đai........................60
Bảng 3.7. Yêu cầu sử dụng đất và phân cấp mức độ thích hợp của các loại hình sử
dụng đất được lựa chọn .................................................................................................63
Bảng 3.8: Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích nghi đối với LUT1.....................65
Bảng 3.9: Phân hạng mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai đối với LUT 1 ...........65
Bảng 3.10: Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích nghi đối với LUT2...................67
Bảng 3.11: Phân hạng mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai đối với LUT 2 .........67
Bảng 3.12: Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích nghi đối với LUT3...................69
Bảng 3.13: Phân hạng mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai đối với LUT 3 .........69
Bảng 3.14: Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích nghi đối với LUT4...................71
Bảng 3.15: Phân hạng mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai đối với LUT 4 .........71
Bảng 3.16: Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích nghi đối với LUT5...................73
Bảng 3.17: Phân hạng mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai đối với LUT 5 .........73
Bảng 3.18: Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích nghi đối với LUT6...................75
Bảng 3.19: Phân hạng mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai đối với LUT 6 .........75
Bảng 3.20: Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích nghi đối với LUT7...................77
Bảng 3.21: Phân hạng mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai đối với LUT 7 .........77
Bảng 3.22. Phân hạng thích hợp đất đai huyện Phú Bình .............................................79
Bảng 3.23: Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính trên địa bàn huyện ....................82
Bảng 3.24: Hiệu quả kinh tế LUT 1 ..............................................................................83
Bảng 3.25: Hiệu quả kinh tế LUT 2 ..............................................................................84
Bảng 3.26: Hiệu quả kinh tế của LUT 3........................................................................84
Bảng 3.27: Hiệu quả kinh tế LUT 4 ..............................................................................85
Bảng: 3.28: Hiệu quả kinh tế LUT 5 .............................................................................86
Bảng: 3.29: Hiệu quả kinh tế LUT 6 .............................................................................86
Bảng 3.30: Hiệu quả kinh tế LUT 7 ..............................................................................86
Bảng 3.31: Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất ................87
Bảng 3.32. Kết quả tổng hợp hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tại huyện Phú
Bình ...............................................................................................................................87
Bảng 3.33: Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả xã hội cho các kiểu sử dụng đất của loại hình
sử dụng đất.....................................................................................................................88
Bảng 3.34: Hiệu quả xã hội về mặt định lượng của loại hình sử dụng đất trên địa bàn
huyện. ............................................................................................................................89
Bảng 3.35: Đánh giá về mặt định lượng các loại hình sử dụng đất dựa trên các mức
tiêu chuẩn đánh giá ........................................................................................................90
Bảng 3.36: Hiệu quả xã hội theo chỉ tiêu định tính.......................................................91
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng con người,
được coi là tài sản của mỗi một quốc gia, dân tộc, tư liệu sản xuất chủ yếu, đối tượng
và cũng là sản phẩm của lao động. Hầu hết các sản phẩm thu được trong quá trình sản
xuất nông nghiệp đều phải thông qua đất. Trong sản xuất nông nghiệp, tài nguyên đất
là tư liệu sản xuất quý giá, cơ bản và không gì thay thế được. Có thể nói sự phát triển
của con người luôn gắn liền với đất.
Sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong sản xuất, quy hoạch và phát triển kinh tế -
xã hội là vấn đề hết sức quan trọng, không chỉ đối với hiện tại mà còn có ý nghĩa lâu
dài trong tương lai. Vì vậy muốn quản lý và sử dụng đất đai hợp lý cần phải đánh giá
tài nguyên đất đai, làm căn cứ khoa học cho việc quy hoạch, sử dụng bền vững nguồn
tài nguyên quan trọng này.
Đánh giá đất đai làm cơ sở cho việc phát huy tối đa tiềm năng của đất đai, đồng
thời sử dụng có hiệu quả và bảo vệ tài nguyên. Tuy có nhiều trường phái, quan điểm
và phương pháp nghiên cứu khác nhau về vấn đề này, song nhìn chung, công tác
nghiên cứu và đánh giá đất đai sẽ giúp đạt được nhiều kết quả cao, góp phần tích cực
trong việc sử dụng, quy hoạch, bảo vệ một cách có hệ thống nguồn tài nguyên đất ở
các cấp hành chính khác nhau.
Phú Bình là huyện trung du, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Thái Nguyên với
20 đơn vị hành chính gồm 19 xã và 1 thị trấn. Huyện có nhiều tiềm năng phát triển
nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Trong những năm gần đây, kinh tế nông thôn của huyện đã có bước phát triển,
song kinh tế nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng. Huyện Phú Bình đã xác định
mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ lực, mũi nhọn trong phát triển cơ
cấu kinh tế của huyện. Mục tiêu của huyện hiện nay là giúp nông dân thoát nghèo và
làm giàu từ kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên việc đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn
hạn chế, việc khai thác tiềm năng, thế mạnh đất đai của huyện chưa cao. Trong điều
kiện hiện nay để thúc đẩy và phát huy tiềm năng, lợi thế tài nguyên đất của huyện
trong phát triển nông nghiệp, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững của
huyện thì việc đánh giá tài nguyên đất nhằm quy hoạch, sử dụng hợp lý tài nguyên đất
trên địa bàn nghiên cứu là việc rất cần thiết.
Vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất có hiệu quả nhằm đem lại những giá trị
cao trong sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với huyện đặc biệt hướng
đến nông nghiệp bền vững đang trở thành xu thế tất yếu trên toàn cầu. Xuất phát từ ý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
nghĩa thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững
huyện Phú Bình, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tài nguyên đất
phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tài nguyên đất huyện Phú Bình cho sử dụng hợp lý tài nguyên đất,
phục vụ phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp của huyện.
- Đề xuất hướng sử dụng tài nguyên đất trên quan điểm phát triển bền vững
sản xuất nông nghiệp.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu, giải quyết những
nhiệm vụ cơ bản sau:
- Thu thập, phân tích, hệ thống hóa các tài liệu, tư liệu có liên quan đến đất
nông nghiệp huyện Phú Bình.
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
- Điều tra, đánh giá các đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan
đến việc sử dụng đất nông nghiệp.
- Phân tích các loại hình sử dụng đất địa phương, đánh giá một số loại hình sử
dụng đất nông nghiệp từ đó đề xuất hướng phát triển các loại hình nông nghiệp hợp lý
trên địa bàn huyện Phú Bình.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Về mặt khoa học: đề tài làm rõ cơ sở lý luận của việc đánh giá tài nguyên đất
phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phú Bình.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đánh giá tài nguyên
đất đai nhằm xác định mức độ thích nghi đất đai, đặc tính phù hợp của đất đai và các
loại hình sử dụng đất nông nghiệp điển hình cho hiện tại và tương lai. Đề tài xây dựng
bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ thích hợp đất đai trên địa bàn
huyện nhằm phục vụ công tác đánh giá tài nguyên đất nông nghiệp. Từ kết quả nghiên
cứu, đề tài góp phần đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp theo hướng bền vững.
4. Cấu trúc của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu đề tài
Chương 2: Đối tượng, nội dung, quan điểm và phương pháp nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Những khái niệm cơ bản về đất và sử dụng đất
- Khái niệm về đất và đất sản xuất nông nghiệp: Đất là một phần của vỏ trái
đất, là lớp phủ trên bề mặt lục địa mà bên dưới là đá và khoáng vật, bên trên là thảm
thực bì và khí quyển [6]. Đất là lớp mặt tươi xốp của lục địa có khả năng sản sinh ra
sản phẩm của cây trồng. Đất là lớp phủ thổ nhưỡng là thổ quyển, là một vật thể tự
nhiên, mà nguồn gốc của thể tự nhiên đó là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của
hành tinh là thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại
của bốn quyển trên và thổ quyển có tính thường xuyên và cơ bản [6].
- Các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và qui hoạch Việt Nam cho rằng: “Đất đai là
phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”. Trong phạm vi nghiên
cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận như một nhân tố sinh thái (FAO, 1976)
[23]. Trên quan điểm nhìn nhận của FAO thì đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh
học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện
trạng sử dụng đất. Như vậy, đất được hiểu như một tổng thể của nhiều yếu tố bao gồm:
(khí hậu, địa mạo/địa hình, đất, thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật
tự nhiên, những biến đổi của đất do hoạt động của con người).
Theo William đưa ra định nghĩa: “Đất là lớp tơi xốp của vỏ lục địa có khả năng
sản xuất ra những sản phẩm của cây trồng”. Theo quan điểm này đặc tính cơ bản nhất
của đất là độ phì nhiêu, là khả năng cho sản phẩm.
- Đất đai (land): Là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các
thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chất chu kỳ, có thể dự đoán
được có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự
nhiên, kinh tế, xã hội như thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thủy văn,
thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người [25].
Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (Landscape Ecology) đất đai được coi
là vật mang (Carrier) của hệ sinh thái (Eco-System). Trong đánh giá phân hạng, đất đai
được định nghĩa như sau: “Một vùng hay khoanh đất được xác định về mặt địa lý là
một diện tích bề mặt của Trái Đất với những thuộc tính ổn định hoặc thay đổi có tính
chất chu kì có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó
như là: không khí, đất, điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những
hoạt động hiện nay và trước đây của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính