Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Ngòi Sảo, tỉnh Hà Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
0
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN THANH GIANG
ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ RỪNG, CHUỖI HÀNH TRÌNH
SẢN PHẨM VÀ LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG
TIẾN TỚI CHỨNG CHỈ RỪNG TẠI
CÔNG TY LÂM NGHIỆP NGÒI SẢO, TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Nhâm
THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi thông tin và số liệu trong được sử dụng trong luận văn
được thu thập công khai chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Các số liệu này chưa
được sử dụng cho công trình nghiên cứu khoa học hoặc bảo vệ cho học vị nào.
Tác giả
Trần Thanh Giang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Khoa sau Đại học, Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và Thầy giáo hướng dẫn, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá quản lý
rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ
rừng tại Công ty lâm nghiệp Ngòi sảo, Bắc Quang, Hà Giang”.
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Vũ Nhâm, cùng sự giúp đỡ của
tập thể cán bộ, nhân viên Công ty Lâm nghiệp Ngòi sảo, huyện bắc Quang,
tỉnh Hà Giang.
Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc thầy giáo PGS.TS
Vũ Nhâm đã hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm quý báu và giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa sau đại học Trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tập thể lãnh đạo và cán bộ Công ty lâm
nghiệp Ngòi Sảo cùng gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu
thập và thực hiện luận văn.
Do kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến và thảo luận.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng…..năm 2011
Tác giả
Trần Thanh Giang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan............................................................................................................i
Lời cảm ơn ..............................................................................................................ii
Mục lục ..................................................................................................................iii
Những cụm từ viết tắt............................................................................................vii
Danh mục các bảng ................................................................................................ix
Danh mục các hình ..................................................................................................x
ĐẶT VẤN ®Ò........................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................3
1.1. Trên thế giới .....................................................................................................3
1.1.1. Phát triển bền vững và quản lý rừng bền vững .............................................. 3
1.1.1.1. Phát triển bền vững .................................................................................. 3
1.1.1.2. Quản lý rừng bền vững ............................................................................ 4
1.1.2. Chứng chỉ rừng và chuỗi hành trình sản phẩm ............................................. 7
1.1.2.1. Tổ chức cấp chứng chỉ và chứng chỉ rừng.............................................. 7
1.1.2.2. Chuỗi hành trình sản phẩm ................................................................... 11
1.1.3. Lập kế hoạch quản lý rừng............................................................................ 15
1.2. Ở việt nam...................................................................................................... 15
1.2.1. Phát triển bền vững và phương thức QLRBV ở Việt Nam......................... 15
1.2.2. Tổ công tác quốc gia quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng................ 17
1.2.3. Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý rừng ở Việt Nam ..................... 21
1.3. Thảo luận........................................................................................................ 24
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 25
2.1. Mục tiêu ......................................................................................................... 25
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 25
2.1.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................... 25
2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 25
2.2.1. Đánh giá quản lý rừng ................................................................................... 25
2.2.2. Đánh giá quản lý chuỗi hành trình sản phẩm thưeớonhg dẫn củ a Việt Nam....... 25
2.2.3. Đánh giá điều kiện cơ bản và lập kế hoạch QLR cho Công ty ................. 25
2.2.3.1. Đánh giá các điều kiện cơ bản của Công ty: bao gồm......................... 25
2.2.3.2. Lập kế hoạch quản lý rừng .................................................................... 25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
2.2.4. Đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch quản lý rừng ................................... 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 26
2.3.1. Quan điểm, phương pháp luận nghiên cứu................................................... 26
2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể............................................................. 26
2.3.2.1. Đánh giá quản lý rừng............................................................................ 26
2.3.2.2. Đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm CoC............................................ 29
2.3.2.3. Lập kế hoạch quản lý rừng .................................................................... 29
2.3.3. Chỉnh lý, tổng hợp tài liệu............................................................................. 32
Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA CÔNG TY LÂM NGHIỆP NGÒI SẢO.. 34
3.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 34
3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích đất đai ....................................................... 34
3.1.2. Địa hình .......................................................................................................... 34
3.1.3. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn............................................................................ 34
3.1.4. Đất đai - Thổ nhưỡng..................................................................................... 35
3.1.5. Rừng và Tài nguyên thiên nhiên khác .......................................................... 35
3.1.5.1. Tài nguyên rừng ..................................................................................... 35
3.1.5.2. Tài nguyên Đa dạng sinh học và các khu rừng có giá trị bảo tồn cao....... 37
3.1.5.3. Các loại tài nguyên thiên nhiên khác và tiềm năng khai thác dịch
vụ, môi trường ............................................................................................ 37
3.2. Điều kiện kinh tế-xã hội.................................................................................. 38
3.2.1. Về kinh tế ....................................................................................................... 38
3.2.2. Đặc điểm xã hội, dân trí ................................................................................ 39
3.2.2.1. Cơ cấu dân số, dân tộc và lao động....................................................... 39
3.2.2.2. Dân trí, văn hoá, giáo dục và y tế.......................................................... 39
3.2.3. Kết cấu hạ tầng, mạng lưới đường xá, bến bãi, cơ sở công nghiệp, chế biến...... 39
3.2.4. Đánh giá chung .............................................................................................. 40
3.3. Tình hình quản lý và sản xuất kinh doanh lâm nghiệp..................................... 40
3.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ........................................... 40
3.3.2. Đánh giá tình hình quản lý rừng trong 5 năm qua ....................................... 42
3.3.2.1. Công tác quản lý rừng và tổ chức quản lý ............................................ 42
3.3.2.2. Về kỹ thuật và công nghệ áp dụng ........................................................ 43
3.3.2.3. Về sử dụng đất, hạ tầng, vốn, trang thiết bị khai thác, vận chuyển,
chế biến........................................................................................................ 43
3.3.2.4. Về kết quả sản xuất kinh doanh............................................................. 44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
3.3.2.5. Về tác động xã hội.................................................................................. 45
3.3.2.6. Về tác động môi trường ......................................................................... 45
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................ 47
4.1. Đánh giá quản lý rừng bền vững ..................................................................... 47
4.1.1. Kết quả đánh giá quản lý rừng bền vững...................................................... 47
4.1.2. Tổng hợp các lỗi không tuân thủ và giải pháp khắc phục ........................... 52
4.2. Đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) .................................................... 56
4.2.1. Kết quả đánh giá ............................................................................................ 56
4.2.2. Tổng hợp các khiếm khuyết trong quản lý chuỗi hành trình sả n phẩm
và giải pháp khắc phục ........................................................................................ 58
4.3. Lập kế hoạch quản lý rừng.............................................................................. 58
4.3.1. Những căn cứ lập KHQLR............................................................................ 59
4.3.2. Mục tiêu.......................................................................................................... 59
4.3.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................. 59
4.3.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 59
4.3.3. Bố trí sử dụng đất đai..................................................................................... 60
4.3.3.1. Phân chia đất đai theo mục đích sử dụng.............................................. 60
4.3.3.2. Chu chuyển sử dụng đất......................................................................... 61
4.3.3.3. Phân chia đất lâm nghiệp theo chức năng........................................ 61
4.3.4. Kế hoạch sản xuất kinh doanh ...................................................................... 62
4.3.4.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh rừng trồng Keo cung cấp nguyên
liệu giấy................................................................................................ 62
4.3.4.2. Kế hoạch khoanh nuôi bảo vệ rừng khép tán ....................................... 74
4.3.4.3. Kế hoạch bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học............................. 75
4.3.4.4. Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng. ........................................................ 77
4.3.4.5. Kế hoạch nhân lực và đào tạo................................................................ 78
4.3.4.6. Kế hoạch giảm thiểu tác động môi trường ........................................... 79
4.3.4.7. Kế hoạch giảm thiểu tác động xã hội.................................................... 80
4.3.5. Kế hoạch giám sát.......................................................................................... 81
4.3.5.1. Giám sát các khu vực loại trừ................................................................ 81
4.3.5.2.Giám sát năng suất, sản lượng rừng....................................................... 81
4.3.5.3. Giám sát thực hiện kế hoạch sản xuất, quyền lợi và nghĩa vụ cán
bộ công nhân viên....................................................................................... 83
4.3.5.4. Kế hoạch giám sát tác động môi trường. .............................................. 83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
4.3.5.5. Kế hoạch giám sát tác động xã hội........................................................ 86
4.3.6. Kế hoạch đánh giá.......................................................................................... 86
4.3.6.1. Đánh giá hàng năm................................................................................. 86
4.3.6.2. Đánh giá giữa chu kỳ ............................................................................. 87
4.3.6.3. Đánh giá cuối chu kỳ ............................................................................. 87
4.3.7. Ước tính vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư ....................................................... 87
4.3.7.1. Vốn đầu tư .............................................................................................. 87
4.3.7.2. Hiệu quả đầu tư ...................................................................................... 89
Chƣơng 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ......................................... 91
5.1. Kết luận.......................................................................................................... 91
5.1.1. Đánh giá quản lý rừng và xác định lỗi khiếm khuyết.................................. 91
5.1.2. Đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm CoC:................................................... 91
5.1.3. Lập kế hoạch quản lý rừng. ........................................................................... 92
5.2. Tồn tại............................................................................................................ 93
5.3. Kiến nghị........................................................................................................ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 94
PHỤ BIỂU
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
- ASEAN: Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia
Đông nam Á
- ASOF ASEAN:Senior Officials on Forest - Các chuyên gia cao cấp lâm
nghiệp ASEAN
- BNN & PTNT: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- CCR: Chứng chỉ rừng
- CIFOR: Centre for International Forestry Research -Trung tâm nghiên
cứu lâm nghiệp quốc tế
- CSA: Canadian Standards Association - Hội Tiêu Chuẩn Canada
- C&I: Criteria & Indicators - Tiêu chí và chỉ số
- CoC Chain of Custody: Chuỗi hành trình sản phẩm
- ĐVQLR: Đơn vị quản lý rừng
- EU: European Union Liên minh Châu Âu
- FAO: United Nations Food and Agriculture Organization - Tổ chức
lương nông của Liên Hợp Quốc
- FSC: The Forest Stewardship Council - Hội đồng quản trị rừng quốc tế
- FSC P&C: FSC Principles & Criteria - Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng của Hội
đồng quản trị rừng quốc tế
- GEF: Global Environment Facilities - Quỹ môi trường toàn cầu
- GIS: Geographical Information Systems - Hệ thống thông tin địa lý
- GFTN: Global Forest and Trade Network - Mạng lưới rừng và thương
mại toàn cầu
- GTZ: Deutsche Gesellschaft fur Technische Zusammenarbeit - Tổ
chức hợp tác kỹ thuật Đức
- Ha: Hectare - Héc ta
- IFF: Intergovernmental Forum on Forests - Diễn đàn liên chính phủ
về rừng
- ILO: International Labour Organization/Office - Tổ chức lao động
quốc tế
- ISO: International Organization for Standardization - Tổ chức quốc tế
về tiêu chuẩn hoá
- ITTO: International Tropical Timber Organization - Tổ chức gỗ nhiệt
đới quốc tế
- IUCN: World Conservation Union - Liên minh bảo tồn quốc tế
- IUFRO: International Union of Forest Research Organization - Liên đoàn
quốc tế các tổ chức nghiên cứu rừng
- KHQLR: Kế hoạch quản lý rừng
- KTXH: Kinh tế xã hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
viii
- LEI: Lembaga Ecolabel Indonesia - Viện nhãn sinh thái Indonexia
- MTCC: Malaysian Timber Certification Council - Hội đồng chứng chỉ gỗ
Mã Lai
- NGO: Non-governmental organization - Tổ chức phi chính phủ
- NWG: National Working Group (on QLRBV) - Tổ công tác quốc gia
quản lý rừng bền vững và CCR
- NN&PTNN: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- PEFC: Programme for the Endorsement of Forest Certification Schemes
- Chương trình phê duyệt các quy trình chứng chỉ rừng
- P&C&I VN: Vietnam Principles & Criteria & Indicators - Bô tiêu chuẩn
FSC Việt Nam
- QLRBV: Quản lý rừng bền vững
- RBTC: Rừng có giá trị bảo tồn cao
- SCS: Scientific Certification Systems - Hệ thống chứng chỉ khoa học
- SFI: Sustainable Forestry Initiative - Sáng kiến lâm nghiệp bền vững
Bắc Mỹ SFR Sản phẩm rừng
- SGS: Société Général de Surveillance - Tổ chức chứng chỉ
QUALIFOR Nam Phi
- TCCC: Tổ chức chứng chỉ
- TCQG: Tiêu chuẩn quốc gia
- TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
- TFT: Tropical Forest Trust - Quỹ Rừng nhiệt đới
- UBND: Uỷ ban nhân dân
- UNCED: United Nations Conference on Environment and Development -
Công ước Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển
- UNDP: United Nations Development Programme - Chương trình phát
triển của Liên Hợp Quốc
- UNEF: United Nations Environment Programme - Chương trình môi
trường của Liên Hợp Quốc
- USD: Đô la Mỹ
- VIFA: Vietnam Forest Science and Technology Association - Hội Khoa
học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam
- WB: World Bank - Ngân Hàng Thế Giới
- WTO: World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới
- WWF: World Wide Fund for Nature - Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Biểu 3.1: Hiện trạng sử dụng đất đai tại công ty Lâm nghiệp Ngòi Sảo .................36
Biểu 3.2. Tổng hợp diện tích rừng trồng theo tuổi, loài..........................................37
Biểu 3.3. Số liệu sản xuất kinh doanh trong 05 năm (từ 2006-2010)......................44
Biểu 4.1. Tổng hợp các lỗi không tuân thủ và giải pháp khắc phục .......................52
Biểu 4.2. Hiện trạng quy hoạch đất của Công ty Lâm nghiệp Ngòi sảo..................60
Biểu 4.3. Phân chia chức năng rừng và quy hoạch biện pháp sử dụng....................62
Biểu 4.4. Điều chỉnh diện tích khai thác rừng trồng Keo, Bồ đề giai đoạn 2011 - 2018 ....65
Biểu 4.5. Kế hoạch khai thác một chu kỳ kinh doanh rừng trồng ...........................67
Biểu 4.6. Kế hoạch khai thác rừng trồng Keo, Bồ đề năm 2011 .............................67
Biểu 4.7. Tổng hợp chi phí khai thác giai đoạn 2011 -2018 ...................................69
Biểu 4.8. Kế hoạch trồng rừng giai đoạn 2011 - 2018............................................71
Biểu 4.9. Kế hoạch trồng rừng Keo tai tượng năm 2011 ........................................72
Biểu 4.10. Kế hoạch chăm sóc trong 1 luân kỳ trồng rừng .....................................73
Biểu 4.11. Chi phí chăm sóc rừng cho 1 chu kỳ .....................................................73
Biểu 4.12. Kế hoạch sản xuất cây giống và vốn đầu tư giai đoan 2011-2018 .........74
Biểu 4.13. Kế hoạch khoanh nuôi, bảo vệ rừng giai đoạn 2011 - 2018...................75
Biểu 4.14. Kế hoạch duy tu bảo dưỡng đường hàng năm.......................................77
Biểu 4.15. Tổng hợp vốn đầu tư giai đoan 2011-2018............................................87
Biểu 4.16: Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế đánh giá hiệu quả kinh doanh 1ha rừng ........89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
x
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢN ĐỒ
Hình 1.1. Sơ đồ Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC)................................................13
Hình 2.1: Quy trình đánh giá QLR tại Công ty Lâm nghiệp Ngòi Sảo ...................27
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức Công ty lâm nghiệp Ngòi Sảo ........................................41
Hình 4.1. Chuỗi hành trình sản phẩm chính của Công ty Lâm nghiệp Ngòi Sảo ....56
Hình 4.2. Sơ đồ lập kế hoạch khai thác Công ty Lâm nghiệp Ngòi Sảo..................63
Hình 4.3. Biểu đồ hiện trạng rừng trồng Keo, Bồ đề ..............................................64
Hình 4.4. Biểu đồ điều chỉnh diện tích khai thác rừng, giai đoạn 2011-2018..........66
Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng Công ty Lâm nghiệp Ngòi Sảo......................... 36
Bản đồ quy hoạch đất trồng rừng giai đoạn 2011-2018..........................................72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
ĐẶT VẤN ®Ò
Rừng là tài nguyên vô cùng phong phú và vô cùng quý giá đối với con người
và xã hội. Tác dụng của rừng là rất đa dạng đối với nền kinh tế quốc dân. Rừng không
chỉ có giá trị to lớn về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt môi trường và xã hội, rừng
vừa là đối tượng lao động, vừa giữ vai trò là một tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành
lâm nghiệp. Nhưng hiện nay, do những tác động của con người như khai thác lâm sản
(hợp pháp và bất hợp pháp), chuyển đổi đất lâm nghiệp sang công nghiệp, xây dựng,
đô thị hóa,… nên diện tích rừng tự nhiên đã và đang bị giảm đi đáng kể. Theo ước tính
của FAO, hàng năm diện tích rừng tự nhiên trên toàn cầu mất đi khoảng 9 triệu ha song
đến năm 2001 diện tích rừng chỉ còn khoảng 11,3 triệu ha và diện tích đất không có
rừng khoảng 8 triệu ha. Môi trường sống của nhiều loài động vật, thực vật rừng cũng
không biến mất hoặc bị thoái hóa nghiêm trọng.
Thực tế cho thấy nếu chỉ có các biện pháp truyền thống như tăng cường luật
pháp, tham gia các công ước... thì không thể bảo vệ được diện tích rừng tự nhiên
hiện còn của nhân loại, nhất là rừng nhiệt đới tập trung chủ yếu ở các nước đang
phát triển. Một trong những biện pháp quan trọng hiện nay, được cả cộng đồng quốc
tế cũng như từng quốc gia đặc biệt quan tâm, kết hợp với các giải pháp truyền thống
nêu trên là cần phải thiết lập quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.
Năm 1992 Tổ chức Gỗ nhiệt đới Quốc tế (International Tropical Timber
Organisation - TTTO) đã đưa ra quan điểm: “Quản lý rừng bền vững là quá trình
quản lý các khu rừng cố định nhằm đạt một hoặc nhiều hơn các mục tiêu quản lý đã
được đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch
vụ của rừng mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương
lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường
và xã hội” [3]. Trong đó theo tiến trình Helsinki: “Quản lý rừng bền vững là sự
quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng
sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của
rừng trong hiện tại và tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế, xã hội của chúng ở
cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu, không gây ra những tác hại đối với hệ sinh
thái khác”.
Như vậy, có thể khái quát rằng quản lý rừng bền vững phải đạt được sự bền
vững trên cả ba phương diện: Kinh tế, Môi trường và Xã hội.
Chứng chỉ rừng (Forest Certification) chính là sự xác nhận bằng văn bản -
xác nhận rằng một đơn vị quản lý rừng được cấp chứng chỉ đã được sản xuất trên cơ
sở rừng được tái tạo lâu dài, không làm ảnh hưởng đến các chức năng sinh thái của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
rừng và môi trường xung quanh và không làm suy giảm tính đa dạng sinh học . Có
thể nói chứng chỉ rừng không chỉ làm thay đổi giá trị của hàng hóa mà trong nhiều
trường hợp nó còn làm thay đổi thái độ của doanh nghiệp với rừng nói riêng và môi
trường nói chung.
Quá trình sản xuất từ khai thác, chế biến và sản xuất sơ cấp, thứ cấp, phân
phối và tiêu thụ được gọi là chuỗi hành trình sản phẩm (Chain of Custody - CoC).
Kiểm chứng từng bước trong quá trình này sẽ giúp cho đơn vị chứng minh được với
khách hàng rằng các sản phẩm đã được chứng chỉ mà họ bán thực sự có nguồn gốc
từ các khu rừng được cấp chứng chỉ.
Trong Quản lý rừng bền vững (QLRBV) việc lập kế hoạch quản lý rừng
(KHQLR) là một hoạt động không thể thiếu, điều này được chỉ rõ trong bộ tiêu
chuẩn Quốc gia QLRBV của Việt Nam. Đây là công việc đầu tiên cần tiến hành
trước khi thực hiện quản lý một khu rừng đồng thời các hoạt động xây dựng, phát
triển, sử dụng rừng đều tuân theo kế hoạch quản lý rừng được lập. Trong bộ tiêu
chuẩn Việt Nam về QLRBV (gồm 10 tiêu chuẩn, 56 tiêu chí) có nhiều tiêu chuẩn và
tiêu chí liên quan đến lập kế hoạch quản lý rừng, trong đó tiêu chuẩn 7 yêu cầu chủ
rừng phải xây dựng kế hoạch quản lý.
Ở Việt Nam khái niệm QLRBV, chứng chỉ rừng, chứng chỉ CoC còn rất mới
mẻ và ít kinh nghiệm. Tính tới tháng 5/2010, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu
gỗ mới chỉ được cấp gần 205 chứng chỉ CoC, nhưng mới chỉ có 1 chứng chỉ FSC về
QLRBV cho Công ty TNHH rừng trồng Quy Nhơn. Còn lại phần lớn các đơn vị
kinh doanh lâm nghiệp vẫn chưa được cấp chứng chỉ rừng vì hoạt động sản xuất
kinh doanh của các đơn vị này vẫn chưa đạt được các tiêu chuẩn tối thiểu theo quy
định để được FSC cấp chứng chỉ rừng và chứng chỉ CoC. Do đó để các đơn vị kinh
doanh đảm bảo sản xuất bền vững, cạnh tranh hội nhập được với thế giới thì đòi hỏi
các đơn vị cần nhận thức được vấn đề này.
Công ty lâm nghiệp Ngòi Sảo là đơn vị hoạt động sản xuất trong lĩnh vực
lâm nghiệp thuộc tỉnh Hà Giang. Công ty mong muốn được cấp chứng chỉ rừng,
giúp công ty quản lý rừng theo hướng tiên tiến, bền vững lâu dài, tuy nhiên các hoạt
động sản xuất công ty chưa được đánh giá theo các tiêu chuẩn QLRBV và chuỗi
hành trình sản phẩm. Để góp phần giải quyết những tồn tại trên cả về mặt lý luận và
thực tiễn tác giả tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành
trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý rừng tiến tới chứng chỉ rừng tại Công ty
Lâm nghiệp Ngòi Sảo, tỉnh Hà Giang”.