Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá quá trình trong dạy học kỹ thuật ở đại học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
Phạm Hồng Khoa
ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG DẠY HỌC KỸ THUẬT
Ở ĐẠI HỌC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
Phạm Hồng Khoa
ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG DẠY HỌC KỸ THUẬT Ở ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn KTCN
Mã số: 62.14.01.11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ HUY HOÀNG
HÀ NỘI - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chƣa từng đƣợc
công bố trên bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Phạm Hồng Khoa
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án này đƣợc hoàn thành với sự hƣớng dẫn, hỗ trợ, góp ý và động
viên rất nhiều của Thầy hƣớng dẫn, gia đình, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp
trong thời gian qua. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin đƣợc
bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
- PGS.TS. Lê Huy Hoàng, ngƣời thầy đã luôn tận tình bồi dƣỡng kiến
thức, năng lực tƣ duy, phƣơng pháp nghiên cứu và trực tiếp hƣớng dẫn giúp
đỡ tác giả hoàn thành luận án này.
- Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, đặc biệt là các thầy giáo, cô
giáo trong Khoa Sƣ phạm kỹ thuật, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã tận
tình giảng dạy và hƣớng dẫn tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.
- Các cấp lãnh đạo, quý thầy cô, đồng nghiệp ở Trƣờng Đại học Hải
Phòng đã luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và làm thực nghiệm sƣ phạm để hoàn thành đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng luận án không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc ý kiến góp ý, trao đổi của quý thầy, cô, các
đồng nghiệp và độc giả để luận án đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÁNH
GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG DẠY HỌC Ở ĐẠI HỌC................................. 6
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH....................................... 6
1.1.1. Trên thế giới........................................................................................ 6
1.1.2. Tại Việt Nam....................................................................................... 9
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO
DỤC ................................................................................................................ 13
1.2.1. Đo lƣờng............................................................................................ 13
1.2.2. Đánh giá ............................................................................................ 14
1.2.3. Đánh giá trong giáo dục .................................................................... 15
1.2.4. Mục đích, ý nghĩa của đánh giá trong giáo dục ............................... 15
1.2.5. Yêu cầu của đánh giá trong giáo dục ................................................ 18
1.2.6. Phân loại đánh giá trong giáo dục..................................................... 19
1.3. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG DẠY HỌC KỸ THUẬT Ở ĐẠI
HỌC................................................................................................................ 20
1.3.1. Đánh giá quá trình............................................................................. 20
1.3.2. Bản chất của đánh giá quá trình........................................................ 23
1.3.3. Đặc điểm của đánh giá quá trình....................................................... 24
1.3.4. Nguyên tắc đánh giá quá trình .......................................................... 26
1.3.5. Ý nghĩa của đánh giá quá trình ......................................................... 27
iv
1.3.6. Một số kỹ thuật, công cụ đánh giá quá trình.................................... 29
1.3.7. Quy trình đánh giá quá trình ............................................................. 37
1.3.8. Mối quan hệ giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết............... 43
1.3.9. Dạy học kỹ thuật và đặc điểm quá trình học tập của sinh viên ngành
kỹ thuật............................................................................................................ 45
1.4. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG DẠY HỌC Ở
ĐẠI HỌC ....................................................................................................... 47
1.4.1. Mục đích khảo sát thực trạng............................................................ 47
1.4.2. Phạm vi và đối tƣợng khảo sát.......................................................... 47
1.4.3. Phƣơng pháp và công cụ ................................................................... 47
1.4.4. Kết quả khảo sát................................................................................ 48
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.............................................................................. 55
CHƢƠNG 2 - ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG DẠY HỌC KỸ
THUẬT CAO ÁP Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÕNG ........................ 57
2.1. HỌC PHẦN KỸ THUẬT CAO ÁP TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI
PHÒNG .......................................................................................................... 57
2.1.1. Mục tiêu của học phần ...................................................................... 57
2.1.2. Nội dung học phần ............................................................................ 58
2.1.3. Khả năng vận dụng đánh giá quá trình trong dạy học ...................... 58
2.2. CÁC BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG DẠY HỌC
KỸ THUẬT CAO ÁP Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÕNG ................. 59
2.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng cây mục tiêu của học phần.......................... 59
2.2.2. Biện pháp 2: Lựa chọn kỹ thuật, công cụ đánh giá phù hợp với cây
mục tiêu ........................................................................................................... 65
2.2.3. Biện pháp 3: Tích hợp đánh giá quá trình trong kế hoạch bài giảng.........74
2.2.4. Biện pháp 4: Phối hợp giữa đánh giá quá trình với đánh giá tổng kết .....100
2.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng hồ sơ học tập trực tuyến............................ 102
v
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2............................................................................ 109
CHƢƠNG 3 - KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ..................................... 110
3.1. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ .............................................................. 110
3.1.1. Mục đích.......................................................................................... 110
3.1.2. Nhiệm vụ......................................................................................... 110
3.2. PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................... 111
3.2.1. Đối tƣợng thực nghiệm ................................................................... 111
3.2.2. Nội dung và tiến trình ..................................................................... 111
3.2.3. Đánh giá xử lý kết quả kiểm nghiệm.............................................. 113
3.3. PHƢƠNG PHÁP CHUYÊN GIA....................................................... 121
3.3.1. Đối tƣợng xin ý kiến chuyên gia..................................................... 121
3.3.2. Nội dung và phƣơng pháp tiến hành............................................... 121
3.3.3. Đánh giá kết quả.............................................................................. 122
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3............................................................................ 125
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 126
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ......................................... 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 130
PHỤ LỤC..................................................................................................... 137
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CĐ : Cao đẳng
ĐC : Đối chứng
ĐH : Đại học
ĐHSP : Đại học sƣ phạm
ĐGTK : Đánh giá tổng kết
ĐGQT : Đánh giá quá trình
GDĐT : Giáo dục và Đào tạo
GV : Giảng viên
SV : Sinh viên
KTĐG : Kiểm tra đánh giá
KQHT : Kết quả học tập
PPDH : Phƣơng pháp dạy học
QTDH : Quá trình dạy học
THCS : Trung học cơ sở
TN : Thực nghiệm
TNSP : Thực nghiệm sƣ phạm
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả nhận thức của GV và SV về đánh giá KQHT................... 48
Bảng 1.2. Kết quả khảo sát nhận thức về đánh giá quá trình.......................... 49
Bảng 1.3. Kết quả khảo sát mức độ sử dụng câu hỏi..................................... 50
Bảng 1.4. Kết quả khảo sát phản hồi sau giờ học .......................................... 50
Bảng 1.5. Kết quả khảo sát mức độ tổ chức thảo luận nhóm và nhu cầu SV 52
Bảng 1.6. Kết quả khảo sát mức độ trao đổi ngoài giờ.................................. 52
Bảng 1.7. Kết quả khảo sát về tần suất thực hiện việc kiểm tra, đánh giá...... 53
Bảng 2.1. Cây mục tiêu của học phần............................................................. 61
Bảng 2.2. Kỹ thuật đánh giá............................................................................ 67
Bảng 2.3. Hoạt động 1..................................................................................... 76
Bảng 2.4. Hoạt động 2..................................................................................... 79
Bảng 2.5. Hoạt động 3..................................................................................... 84
Bảng 2.6. Hoạt động 4..................................................................................... 89
Bảng 2.7. Hoạt động 5..................................................................................... 98
Bảng 3.1. Số ngƣời học đạt điểm xi
.............................................................. 116
Bảng 3.2. Số % ngƣời học đạt điểm xi
.......................................................... 117
Bảng 3.3. Số % ngƣời học đạt điểm xi
trở lên .............................................. 117
Bảng 3.4. Cơ sở tính toán phƣơng sai lớp đối chứng.................................... 117
Bảng 3.5. Cơ sở tính toán phƣơng sai lớp thực nghiệm ............................... 118
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia .............................................. 123
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ chu kỳ thực hiện đánh giá quá trình ..................................... 37
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình thực hiện đánh giá quá trình.................................. 39
Hình 2.1. Quy trình xây dựng cây mục tiêu.................................................... 60
Hình 2.2. Giao diện trang giới thiệu ............................................................. 106
Hình 2.3. Giao diện trang tài liệu học tập ..................................................... 106
Hình 2.4. Giao diện trang thông báo nhiệm vụ............................................. 107
Hình 2.5. Giao diện trang hồ sơ sinh viên..................................................... 107
Hình 2.6. Giao diện trang thảo luận của sinh viên........................................ 108
Hình 3.1. Số ngƣời học đạt điểm xi
............................................................... 120
Hình 3.2. Số ngƣời học đạt điểm xi
trở lên ................................................... 120
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề đổi mới nhằm nâng cao chất giáo dục đào tạo luôn đƣợc Đảng và
Nhà nƣớc ta quan tâm trong chiến lƣợc phát triển đất nƣớc. Ngay từ Đại hội
IV, Đảng ta đã xác định cần phải tiến hành cải cách giáo dục trong cả nƣớc
với ba mặt là: cải cách cơ cấu của hệ thống giáo dục, cải cách nội dung giáo
dục và cải cách phƣơng pháp giáo dục. Trong các văn kiện của các kỳ Đại hội
tiếp theo đều khẳng định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp
của Đảng, Nhà nƣớc và của toàn dân. Vấn đề đổi mới giáo dục đào tạo trong
đó đổi mới căn bản hình thức và phƣơng pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết
quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan là yêu cầu cấp thiết.
Việc kiểm tra đánh giá (KTĐG) kết quả học tập của sinh viên là một
khâu rất quan trọng trong công tác đào tạo bậc đại học. Kiểm tra đánh giá
không chỉ nhằm đánh giá năng lực, trình độ nhận thức của sinh viên mà còn
phải tạo ra động lực điều chỉnh, thúc đẩy và nâng cao chất lƣợng dạy học.
Nhiệm vụ của kiểm tra và đánh giá là xác định đƣợc mức độ nhận thức
kiến thức, sự thành thạo các kỹ năng, nâng cao khả năng tƣ duy của sinh viên.
Qua đó sinh viên tự nhận biết đƣợc việc học tập của mình, giảng viên tự xem
lại và đánh giá các phƣơng pháp dạy học đã sử dụng, thấy đƣợc các mặt đạt
đƣợc cũng nhƣ những mặt chƣa đạt để cải tiến, xác định những biện pháp sƣ
phạm thích hợp hơn nữa nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học.
Việc kiểm tra đánh giá sinh viên của các trƣờng ĐH, CĐ hiện nay (trong
đó có trƣờng Đại học Hải Phòng) dựa trên quy chế đào tạo đại học cao đẳng
hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Quy chế 43 ngày 15/8/ 2007) do Bộ GDĐT ban hành. Theo quy chế, điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc và có
trọng số không dƣới 50% [4]. Tuy nhiên, các trƣờng đều đặt trọng số điểm thi
kết thúc học phần cao hơn mức 50% (ở trƣờng đại học Hải Phòng đặt trọng số
2
70% là điểm thi kết thúc học phần). Cách đánh giá này vẫn chủ yếu tập trung
vào đánh giá tổng kết (summative assessment). Căn cứ vào điểm thi cuối học
kỳ để xét mức độ hoàn thành học phần của sinh viên là đạt hay chƣa đạt chứ
chƣa tập trung vào việc đánh giá mức độ tiến bộ về kiến thức sinh viên. Giảng
viên không thu đƣợc những thông tin phản hồi tức thời để có những điều
chỉnh phù hợp ngay trong quá trình dạy học.
Vì vậy, cần sử dụng thêm hình thức đánh giá mang tính hỗ trợ điều chỉnh
nhằm cung cấp phản hồi cho giảng viên và sinh viên trong suốt quá trình
giảng dạy đƣợc gọi là đánh giá quá trình (formative assessment). Cách đánh
giá này tập trung vào việc đánh giá liên tục trong các thời điểm của quá trình
dạy học với mục tiêu thu nhận thông tin ngƣợc để điều chỉnh cách dạy, cách
học, phát triển kỹ năng đánh giá cho cả giảng viên và sinh viên hƣớng tới
chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt.
Ở nƣớc ta, những nghiên cứu về đánh giá quá trình chƣa nhiều, chƣa có
công trình nào nghiên cứu sâu về lí luận và cách thức triển khai trong môi
trƣờng giáo dục đại học.
Chính từ thực trạng trên tác giả đã chọn đề tài: “Đánh giá quá trình
trong dạy học kỹ thuật ở đại học”
2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng đánh giá quá trình trong dạy
học kỹ thuật ở đại học. Trên cơ sở đó, đề xuất quy trình đánh giá quá trình,
các biện pháp thực hiện đánh giá quá trình trong dạy học, tiến hành thử
nghiệm trong dạy học một số nội dung của học phần Kỹ thuật cao áp góp
phần nâng cao chất lƣợng đánh giá kết quả học tập của sinh viên và chất
lƣợng dạy học kỹ thuật.
3
3. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng đánh giá quá trình trong dạy học kỹ thuật ở đại học theo
đúng quy trình với những biện pháp phù hợp sẽ giúp giảng viên, sinh viên
thƣờng xuyên điều chỉnh cách dạy, cách học theo hƣớng tích cực góp phần
nâng cao kết quả học tập của sinh viên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1.1. Khách thể nghiên cứu
- Quá trình dạy học kỹ thuật ở đại học.
- Đánh giá trong giáo dục đại học.
4.1.2. Đối tượng nghiên cứu
- Hình thức đánh giá quá trình trong dạy học kỹ thuật.
- Các kỹ thuật và quy trình vận dụng đánh giá quá trình.
- Các biện pháp thực hiện đánh giá quá trình trong dạy học kỹ thuật ở
đại học.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đánh giá quá trình trong dạy học các học phần mang tính lý thuyết
kỹ thuật ở đại học.
- Vận dụng các biện pháp đánh giá quá trình trong dạy học học phần
Kỹ thuật cao áp ở trƣờng ĐH Hải Phòng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đánh giá quá trình trong dạy
học kỹ thuật ở đại học.
- Xây dựng quy trình thực hiện đánh giá quá trình
- Đề xuất các biện pháp thực hiện đánh giá quá trình và vận dụng trong
dạy học một số nội dung của học phần Kỹ thuật cao áp.
- Kiểm nghiệm, đánh giá kết quả nghiên cứu
4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận: Sử dụng các các phƣơng pháp nghiên cứu phân
tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa, để nghiên cứu các văn kiện của
Đảng, quy định của Chính phủ, các tài liệu về Tâm lí học, Giáo dục học, Lí
luận dạy học nói chung và Lí luận dạy học kỹ thuật nói riêng, đề cƣơng chi
tiết và nội dung dạy học kỹ thuật cao áp để xây dựng cơ sở lý luận ở chƣơng 1
của đề tài.
+ Phƣơng pháp phân tích lý thuyết dùng để phân tích các tài liệu lý
luận khác nhau về một chủ đề thành từng bộ phận, từng thành phần để hiểu
một cách toàn diện, sâu sắc, phát hiện ra những xu hƣớng, những trƣờng phái
nghiên cứu của mỗi tác giả. Từ đó lựa chọn những thông tin cần thiết phục vụ
cho đề tài nghiên cứu.
+ Phƣơng pháp tổng hợp lý thuyết dùng để liên kết các thông tin lý
thuyết đã thu thập đƣợc, tạo ra hệ thống lý thuyết đầy đủ, toàn diện về chủ đề
nghiên cứu.
+ Phƣơng pháp phân loại dùng để sắp xếp các tài liệu khoa học thành
một hệ thống lôgic chặt chẽ theo từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học
có chung dấu hiệu bản chất hoặc cùng xu hƣớng nghiên cứu.
+ Phƣơng pháp hệ thống hóa dùng để sắp xếp tri thức khoa học thành
hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm cho sự hiểu biết về đối tƣợng
đƣợc toàn diện và sâu sắc hơn.
- Điều tra quan sát: Phỏng vấn, dùng phiếu điều tra đánh giá thực trạng
của việc kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học đại học.
- Thực nghiệm sƣ phạm: Đánh giá khả năng vận dụng và tính hiệu quả
của đề tài.
- Phƣơng pháp chuyên gia: Lấy ý kiến đóng góp và đánh giá về vấn đề
nghiên cứu.
5
- Phƣơng pháp thống kê toán học: Xử lý và kiểm nghiệm các số liệu
thu đƣợc từ thực nghiệm, phiếu điều tra xin ý kiến.
7. Đóng góp chính của đề tài
Đề tài “Đánh giá quá trình trong dạy học kỹ thuật ở đại học” bƣớc đầu
có một số đóng góp sau:
- Hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận, xác định đƣợc cơ sở thực tiễn của
đánh giá quá trình và vận dụng trong dạy học kỹ thuật ở đại học.
- Xây dựng đƣợc quy trình đánh giá quá trình trong dạy học kỹ thuật
và đƣa ra các kỹ thuật đánh giá quá trình cụ thể.
- Đề xuất và vận dụng các biện pháp đánh giá quá trình trong dạy học
một số nội dung của học phần Kỹ thuật cao áp ở các lớp ĐH Công nghệ Kỹ
thuật điện thuộc trƣờng Đại học Hải Phòng.
8. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận án gồm 3 chƣơng:
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ
QUÁ TRÌNH TRONG DẠY HỌC Ở ĐẠI HỌC
CHƢƠNG 2
BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG DẠY HỌC
KỸ THUẬT CAO ÁP Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
CHƢƠNG 3
KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ