Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá nghèo đa chiều trong nông thôn tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
136
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1955

Đánh giá nghèo đa chiều trong nông thôn tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THANH HIẾU

ĐÁNH GIÁ NGHÈO ĐA CHIỀU

TRONG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ,

TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN, NĂM 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THANH HIẾU

ĐÁNH GIÁ NGHÈO ĐA CHIỀU

TRONG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ,

TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp

Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI NỮ HOÀNG ANH

THÁI NGUYÊN, NĂM 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các

số liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là

trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, ngày 22 tháng 04 năm 2017

Tác giả

Nguyễn Thanh Hiếu

ii

LỜI CẢM ƠN

Đề tài này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở Nhà trường và

hoạt động thực tiễn của học viên tại địa bàn nghiên cứu.

Để hoàn thành bản đề tài này ngoài sự cố gắng, sự nỗ lực của bản thân,

tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Bùi Nữ Hoàng Anh, người đã tận

tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo cũng như

các khoa chuyên môn, phòng ban của Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh

doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

tại Trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Chủ tịch huyện,

các phòng, ban của huyện Đại Từ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá

trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này.

Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và gia

đình đã chia sẻ những khó khăn và động viên tôi trong quá trình học tập và

nghiên cứu.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Hiếu

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................ii

MỤC LỤC......................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ vi

DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................ vii

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU........................................ ix

MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3

4. Đóng góp của Luận văn .............................................................................. 3

5. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 4

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐA

CHIỀU TRONG NÔNG THÔN.................................................................. 5

1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 5

1.1.1. Cơ sở lý luận về nghèo.......................................................................... 5

1.1.2. Nghèo đa chiều...................................................................................... 9

1.1.3. Nội dung nghiên cứu về nghèo đa chiều............................................. 23

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo đa chiều ................................ 25

1.2. Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm về giảm nghèo đa chiều

cho huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên............................................................ 29

1.2.1. Nghèo đa chiều ở Việt Nam................................................................ 29

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên............... 36

1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................ 37

1.3.1. Một số nghiên cứu trong nước ............................................................ 37

1.3.2. Một số nghiên cứu của nước ngoài..................................................... 41

iv

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................... 43

2.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 43

2.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.......................................................... 44

2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 44

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................... 44

2.3.2. Phương pháp tổng hợp thông tin......................................................... 48

2.3.3. Phân tích thông tin .............................................................................. 49

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................. 50

2.4.1. Các chỉ tiêu về tình hình kinh tế-xã hội huyện Đại Từ....................... 50

2.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu về nghèo đa chiều......................................... 51

Chương 3. THỰC TRẠNG NGHÈO ĐA CHIỀU TRONG NÔNG

THÔN TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN .......................... 54

3.1. Khái quát về huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên...................................... 54

3.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................... 54

3.1.2. Điều kiện kinh tế ................................................................................. 57

3.1.3. Điều kiện xã hội .................................................................................. 59

3.2. Thực trạng nghèo đa chiều trong nông thôn tại địa bàn nghiên cứu............. 61

3.2.1. Tình hình nghèo chung của huyện Đại Từ.......................................... 61

3.2.2. Tình hình nghèo đa chiều tại địa bàn nghiên cứu ............................... 62

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều tại địa bàn

nghiên cứu ..................................................................................................... 80

3.3.1. Các nhân tố khách quan ...................................................................... 81

3.3.2. Các yếu tố chủ quan ............................................................................ 91

3.4. Đánh giá chung ...................................................................................... 95

3.4.1. Những kết quả đạt được ...................................................................... 96

3.4.2. Những tồn tại, hạn chế ........................................................................ 97

v

Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VỀ GIẢM NGHÈO

ĐA CHIỀU TRONG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH

THÁI NGUYÊN .......................................................................................... 99

4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp........................................................................ 99

4.1.1. Định hướng và mục tiêu về giảm nghèo đa chiều trong nông thôn

tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ............................................................. 99

4.1.2. Mục tiêu về giảm nghèo đa chiều trong nông thôn tại huyện Đại

Từ, tỉnh Thái Nguyên.................................................................................. 100

4.2. Các giải pháp đề xuất để giảm nghèo đa chiều trong nông thôn tại

địa bàn nghiên cứu ...................................................................................... 102

4.2.1. Nhóm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo thiếu hụt đa chiều được tiếp cận

các dịch vụ xã hội cơ bản............................................................................ 102

4.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ tăng thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo....... 106

4.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống .............................. 110

4.3. Kiến nghị.............................................................................................. 114

4.3.1. Đối với Nhà nước.............................................................................. 114

4.3.2. Đối với UBND tỉnh Thái Nguyên..................................................... 115

KẾT LUẬN................................................................................................ 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 118

PHỤ LỤC................................................................................................... 121

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT : Bảo hiểm y tế

CSXH : Chính sách xã hội

ESCAP : Uỷ ban Kinh tế Xã hội Khu vực Châu Á -

KT - XH : Kinh tế - Xã hội

KV : Khu vực

MTTQ : Mặt trận tổ quốc

TBD Thái Bình Dương

UBND : Uỷ ban nhân dân

UNDP : Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc

WB : Ngân hàng thế giới

XĐGN : Xoá đói giảm nghèo

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Quy định về chuẩn nghèo đói (theo tiêu chuẩn quốc gia)........ 8

Bảng 1.2: Tiêu chí đo lường nghèo đa chiều tại Việt Nam .................... 20

Bảng 2.1: Đối tượng điều tra tại địa bàn các xã nghiên cứu................... 47

Bảng 3.1: Các loại đất trên địa bàn huyện Đại Từ.................................. 56

Bảng 3.2: Giá trịsản xuất của ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện

Đại Từ (tính theo giá hiện hành)............................................ 57

Bảng 3.3: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu trên địa bàn huyện

Đại Từ .................................................................................... 60

Bảng 3.4: Kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn

nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020........................ 61

Bảng 3.5: Kết quả đánh giá chung về nghèo theo chiều Giáo dục tại

địa bàn nghiên cứu ................................................................. 62

Bảng 3.6: Kết quả đánh giá nghèo đa chiều Giáo dục tại các xã

nghiên cứu .............................................................................. 65

Bảng 3.7: Kết quả đánh giá chung về nghèo theo chiều Y tế tại địa

bàn nghiên cứu ....................................................................... 67

Bảng 3.8: Kết quả đánh giá nghèo đa chiều Y tế tại các xã nghiên cứu ..... 69

Bảng 3.9: Kết quả đánh giá chung về nghèo theo chiều Nhà ở tại

địa bàn nghiên cứu ................................................................. 70

Bảng 3.10: Kết quả đánh giá nghèo đa chiều Nhà ở tại các xã nghiên

cứu .......................................................................................... 71

Bảng 3.11: Kết quả đánh giá chung về nghèo theo chiều Điều kiện

sống tại địa bàn nghiên cứu.................................................... 72

Bảng 3.12: Kết quả đánh giá nghèo đa chiều Điều kiện sống tại các

xã nghiên cứu ......................................................................... 73

viii

Bảng 3.13: Kết quả đánh giá chung về nghèo theo chiều Tiếp cận

thông tin tại địa bàn nghiên cứu............................................. 76

Bảng 3.14: Kết quả đánh giá nghèo đa chiều Tiếp cận thông tin tại

các xã nghiên cứu................................................................... 77

Bảng 3.15: Tổng hợp các chỉ tiêu trong các nhóm hộ điều tra................. 78

Bảng 3.16: Xác định trọng số của các hộ trên địa bàn nghiên cứu .......... 79

Bảng 3.17: Các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều trên địa bàn

nghiên cứu .............................................................................. 81

Bảng 3.18: Chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Đại Từ.............. 81

Bảng 3.19: Quy mô và tỷ trọng chi thường xuyên NSNN trên địa bàn

huyện ...................................................................................... 83

Bảng 3.20: Thống kê về tình trạng đất đai tại địa bàn nghiên cứu........... 85

Bảng 3.21: Quy mô và tỷ trọng chi đầu tư XDCB trên địa bàn huyện .......... 86

Bảng 3.22: Kết quả khảo sát về kết cấu hạ tầng tại địa bàn nghiên cứu ....... 87

Bảng 3.23: Kết quả điều tra về thu nhập của các hộ nghèo trên địa

bàn nghiên cứu ....................................................................... 88

Bảng 3.24: Kết quả giải quyết việc làm tăng thu nhập cho các hộ trên

địa bàn điều tra ....................................................................... 89

Bảng 3.25: Lý do các hộ không tham gia đào tạo nghề............................ 90

Bảng 3.26: Lý do hạn chế trong nhận thức, tư duy của hộ nghèo trên

địa bàn nghiên cứu ................................................................. 91

Bảng 3.27: Nguyên nhân hạn chế về sức khỏe và khả năng tiếp cận

dịch vụ y tế của hộ nghèo trên địa bàn nghiên cứu................ 93

Bảng 3.28: Quy mô hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu ........................... 94

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Quy định về chuẩn nghèo đói (theo tiêu chuẩn quốc gia)......... 8

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp trên địa bàn

huyện Đại Từ (theo giá hiện hành).......................................... 58

Hộp 3.1: Ý kiến về quyền sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và nước sạch ...... 74

Hộp 3.2: Ý kiến của hộ nghèo về nhà tiêu hợp vệ sinh và nước sạch.... 75

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nghèo là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển con

người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Người nghèo thường không có điều

kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội như việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe,

thông tin, v.v… và điều đó khiến cho họ ít có cơ hội thoát nghèo. Do vậy, mở

rộng cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực cho người nghèo là phương thức tốt

nhất để giảm nghèo bền vững.

Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước đã và đang đặc biệt quan tâm đến

chính sách đối với người nghèo thông qua việc quan tâm đầu tư nguồn lực trong

chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Nguồn lực Nhà nước dành cho

công việc này rất lớn và chủ yếu tập trung cho các vùng nông thôn, miền núi

có điều kiện kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Trong quá khứ, chúng ta chỉ xem xét tình trạng nghèo chỉ với một khía

cạnh đó là theo thu nhập, không xem nghèo là hiện tượng đa khía cạnh, phức

tạp, bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Việc chỉ dựa vào tiêu chí thu nhập để

đánh giá là phương pháp không còn phù hợp trong giai đoạn hiện tại và tương

lai bởi phương pháp này vô tình loại rất nhiều nhóm dân cư, bộ phận ra khỏi

đối tượng nghèo, khi mà thực chất, xét ở các khía cạnh khác ngoài thu nhập

(giáo dục, y tế, điều kiện sống…), họ vẫn thuộc diện nghèo. Do đó, cần tiếp

cận nghèo theo phương pháp đa chiều để có thể tìm kiếm được những giải

pháp đồng bộ, thực sự hỗ trợ cho nhóm yếu thế có được cuộc sống tốt hơn

trên nhiều khía cạnh khác nhau.

Khu vực nông thôn của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên là một trong

những khu vực có tỷ lệ nghèo còn cao, chiếm 16,94%. Huyện đã áp dụng

nhiều các giải pháp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm giảm nghèo

trong nông thôn và đã đạt được những thành tựu nhất định như hỗ trợ chính

2

sách vay vốn, hỗ trợ xuất khẩu lao động (mỗi năm huyện có trung bình 84

lượt hộ được tham gia các chương trình xuất khẩu lao động, trong đó có 51

hộ nghèo). Tỷ lệ người dân được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, cơ

sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt, đời sống người nghèo được nâng cao, tỷ lệ

hộ nghèo giảm đáng kể nhưng đó mới chỉ là kết quả có được theo phương

pháp tiếp cận thu nhập - chi tiêu trong đánh giá nghèo đơn chiều trước đây.

Vấn đề nghèo đa chiều tại địa phương này nói riêng còn mới, hiện còn tồn

tại nhiều quan điểm và cách nhận thức khác nhau về vấn đề này. Người dân

nông thôn tại huyện Đại Từ còn ít hiểu biết về nghèo đa chiều. Tỷ lệ hộ

nghèo trong nông thôn tại huyện theo tiêu chí nghèo đa chiều là bao nhiêu?

Có những nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng nghèo đa chiều của các hộ gia

đình trong khu vực nông thôn tại huyện Đại Từ? Cần thực thi đồng bộ các

giải pháp nào để giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trong nông thôn tại huyện Đại

Từ nhằm góp phần xây dựng thành công nông thôn mới và phát triển bền

vững địa phương này?

Cho đến nay, những câu hỏi đó vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng. Để trả lời

được những câu hỏi đó, cần thực hiện nghiên cứu, đánh giá, phân tích thực

trạng nghèo đa chiều một cách khoa học, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm

giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trong nông thôn tại địa phương này. Xuất phát từ

thực tế đó, tác giả đã thực hiện đề tài: “Đánh giá nghèo đa chiều trong nông

thôn tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” nhằm cung cấp thêm bằng chứng

khoa học về thực trạng nghèo đa chiều tại địa phương này, đồng thời đề xuất

một số giải pháp cho vấn đề này tại địa phương.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng nghèo đa chiều và đề xuất giải pháp giảm nghèo

đa chiều để hướng tới phát triển bền vững kinh tế-xã hội khu vực nông thôn

của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!