Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh Giá Mô Hình Chứng Chỉ Rừng Trồng Fsc Theo Nhóm Hộ Xã Lộc Bổn Huyện Phú Lộc Tỉnh Thừa Thiên Huế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
PHẠM NGỌC ANH
ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CHỨNG CHỈ RỪNG TRỒNG THEO NHÓM HỘ
XÃ LỘC BỔN, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO CÔNG KHANH
Hà Nội, 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đat đư ̣ ơc l ̣ à sản phẩm của bản thân
đãthưc hi ̣ ên trong th ̣ ờ
i gian nghiên cứu đề tà
i, có sự hỗ trợ, hướng dẫn và chỉ bảo
từ TS Đào Công Khanh. Các nội dung nghiên cứu trong đề tài này là trung thực,
các số liệu tham khảo có trích dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu chưa từng được
ai công bố trong bất cứ các công trình nghiên cứu nào trước đây.
Nếu có phát hiện bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội
đồng về kết quả luận văn của mình.
Xin trân trọng cảm ơn,
Tác giả
Phạm Ngọc Anh
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sỹ của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Sau đại học, Khoa Lâm học và các
Giảng viên trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã nhiệt tình truyền đạt những
kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn
Thạc sỹ.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Tiến sỹ Đào Công Khanh
- Người hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn
Thạc sỹ.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ thuộc sở Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND huyện Phú Lộc- tỉnh Thừa Thiên Huế,
Ban quản lý dự án “ Phát triển ngành lâm nghiệp – WB3 ” tỉnh Thừa Thiên Huế,
các nhóm hộ tại xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu để hoàn thành Luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn,
Tác giả
Phạm Ngọc Anh
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................
DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................... 4
1.1 MÔT S ̣ Ố VẤN ĐỀ CƠ BẢN.......................................................................... 4
1.1.1 Tổng quan về chứng chỉ rừng ...................................................................... 4
1.1.2 Chứng chỉ rừng và sự phát triển................................................................... 5
1.1.2.1 Khái niệm .................................................................................................. 5
1.1.2.2 Chứng chỉ rừng trên thế giới..................................................................... 5
1.1.2.3 Chứng chỉ rừng tại Việt Nam.................................................................... 8
1.1.2.4. Các nghiên cứu liên quan đến QLRBV và CCR ở Việt Nam ................. 13
1.1.3. Cơ chế hoạt động của CCR....................................................................... 16
1.1.3.1. Cơ sở đánh giá CCR. ............................................................................. 16
1.1.3.2.Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC).......................................................... 19
1.1.3.3. Đơn vị cấp chứng chỉ ............................................................................. 21
1.2. TÌNH HÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU GỖ CÓ CCR TẠI VIỆT NAM......... 22
1.2.1. Tình hình xuất khẩu gỗ. ............................................................................ 22
1.2.2 Tình hình nhập khẩu gỗ ở Việt Nam......................................................... 27
1.3 TIẾP CẬN VỚI VIỆC ĐÁNH GIÁ VÀ CẤP CCR TẠI VIỆT NAM......... 29
1.3.1 Tiếp cận việc đánh giá và cấp CCR. .......................................................... 29
1.3.2 Các khó khăn trong quản lý rừng ở cấp quy mô nhỏ, lẻ khi tiếp cận với
chứng chỉ rừng và quản lý rừng bền vững. ......................................................... 31
Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 36
2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................... 36
2.1.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................... 36
2.1.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................... 36
2.2. ĐỐI TƯƠNG V ̣ À PHAM VI NGHIÊN C ̣ ỨU............................................. 36
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 36
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu. .................................................................................. 36
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. ....................................................................... 36
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 37
2.4.1. Quan điểm và phương pháp luận. ............................................................. 37
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu................................................. 37
2.4.2.1 : Phương pháp kế thừa tài liệu................................................................ 37
2.4.2.2: Phương pháp điều tra khảo sát thực địa. .............................................. 38
2.4.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.................................................... 40
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU........................ 48
3.1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU [16]..................................... 48
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 48
3.1.1.1.Vị trí địa lý................................................................................................ 48
3.1.1.2.Địa hình.................................................................................................... 49
3.1.1.3. Khí hâu, th ̣ ủy văn, đia ch ̣ ất thổ nhưỡng. ................................................ 49
3.1.1.4. Tài nguyên nước. ..................................................................................... 50
3.1.1.5. Tài nguyên rừng....................................................................................... 50
3.1.1.6. Cảnh quan môi trường............................................................................. 51
3.1.1.7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên của xã Lộc Bổn............................. 51
3.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI.................................................................. 53
3.2.1. Thực trạng các ngành kinh tế ...................................................................... 53
3.2 .2. Phát triển các ngành kinh tế ..................................................................... 54
3.3. VĂN HÓA- XÃ HỘI. ................................................................................... 55
3.3.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập. ................................................... 55
3.3.2. Giao thông. ................................................................................................ 56
3.3.3. Thủy lơi.̣ .................................................................................................... 56
3.3.4. Môi trường................................................................................................. 56
3.3.5. Giáo dục đào tạo........................................................................................ 57
3.3.6. Y tế. ........................................................................................................... 57
3.3.7. Văn hóa – thể thao..................................................................................... 57
3.3.8. Quốc phòng, An ninh. ............................................................................... 58
3.3.9. Các chương trình dự án đang triển khai trên địa bàn xã. .......................... 58
Chương 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ................................................................... 60
4.1. Hiện trạng quản lý và phát triển kinh doanh rừng trồng trong khu vực, quá
trình cấp chứng chỉ rừng và kết quả về số lượng................................................ 60
4.1.1. Giới thiệu khái quát về Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp .................. 60
4.1.2. Quá trình đánh giá và cấp CCR theo nhóm hộ gia đình. ......................... 61
4.1.3. Hiện trạng quản lý và phát triển kinh doanh rừng trồng tham gia FSC tại
xã Lộc Bổn........................................................................................................... 66
4.2. Tổng quan mô hình CCR nhóm hộ gia đình tại xã Lộc Bổn ....................... 70
4.2.1. Tổng quan về nhóm CCR. ......................................................................... 70
4.2.2. Cơ cấu tổ chức nhóm:............................................................................... 72
4.2.3. Hoạt động nhóm:....................................................................................... 75
4.2.4. Quỹ phát triển nhóm: ................................................................................ 82
4.2.5. Một số khó khăn trong công tác quản lý nhóm......................................... 82
4.3. Các khó khăn hiện mà hộ trồng rừng đang gặp phải và các giải pháp thông
qua cấp CCR........................................................................................................ 83
4.4. Đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường khi tham gia chứng chỉ
rừng theo nhóm. .................................................................................................. 88
4.4.1: Đánh giá tổng quan. ................................................................................. 88
4.4.1.1. Hiệu quả của dự án ................................................................................ 88
4.4.1.2.Tác động của dự án đối với ngành.......................................................... 90
4.4.1.3. Tác động của Dự án về kinh tế, xã hội và môi trường........................... 90
4.4.2: Đánh giá chi tiết........................................................................................ 91
4.4.2.1 Đánh giá về sinh trưởng.......................................................................... 91
4.4.2.2: Đánh giá hiệu quả về kinh tế. ................................................................ 94
4.4.2.3: Đánh giá hiệu quả về xã hội. ............................................................... 100
4.4.2.4: Đánh giá tác động về môi trường........................................................ 103
4.4.2.5: Phân tích SWOT................................................................................... 107
4.5. Các đề xuất bổ sung về chính sách và hướng dẫn thực hiện CCR theo nhóm
hộ phù hợp với điều kiện thực tế tại vùng nghiên cứu...................................... 108
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 114
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 118
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQL Ban quản lý
CCLN Chi cục lâm nghiệp
CCR Chứng chỉ rừng
CITES Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã
CoC Chuỗi hành trình sản phẩm
EU Liên minh châu Âu
FLEGT Thực thi luật lâm nghiệp và thương mại
FSC Hội đồng quản trị rừng
GFA Công ty tư vấn cấp chứng chỉ của Đức
GFTN Mạng lưới thương mại lâm sản toàn cầu
HTX Hợp tác xã
ITTO Tổ chức gỗ nhiệt đới Quốc Tế
LTQD Lâm trường quốc doanh
OECD Tổ chức phát triển quốc tế
QLR Quản lý rừng
QLRBV Quản lý rừng bền vững
SECO Cục kinh tế liên bang Thụy Sỹ
SLIMF Rừng quản lý theo quy mô nhỏ đầu tư thấp
SNV Tổ chức phát triển Hà Lan
TCLN Tổng cục lâm nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
VCG Nhóm chứng chỉ rừng cấp thôn
VIFORES Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam
WB Ngân hàng thế giới
WWF Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng Trang
1.1 Danh sách các chủ rừng đã được cấp chứng chỉ tại Việt Nam
(12/2014)
24
1.2 Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam 8 tháng đầu
năm 2013.
25
3.1 Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất tại xã Lộc Bổn. 50
4.1 So sánh quy trình trồng, chăm sóc, khai thác rừng. 68
4.2 Các cấp trong mô hình chứng chỉ nhóm. 73
4.3 Tổng hợp trách nhiệm của quản lý nhóm. 80
4.4 Các chi phí cho cấp chứng chỉ (áp dụng cho diện tích dưới
2000ha).
85
4.5 Các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng trồng Keo. 91
4.6 Các chỉ tiêu sinh trưởng trung bình. 92
4.7 Phạm vi biến động giữa các tiêu chí. 94
5.1 Tổng hợp khối lượng gỗ khai thác rừng trồng FSC năm 2014. 94
5.2 Tổng hợp chi phí vận chuyển bán gỗ FSC. 95
5.3 Tổng hợp chi phí vận chuyển bán gỗ dăm. 96
5.4 Tổng hợp chi phí khai thác gỗ FSC. 96
5.5 Tổng hợp chi phí trồng và chăm sóc rừng trồng FSC. 96
5.6 Tổng hợp thu nhập bán rừng khồng chứng chỉ FSC. 97
5.7 Tổng hợp điều tra cơ cấu kinh tế hộ gia đình. 98
5.8 Tính toán các chỉ số PV(B), PV(C). NPV, B/C 99
5.9 Tổng hợp kết quả phỏng vấn về trình độ kỹ thuật. 102
5.10 Tổng hợp đánh giá tác động kinh tế, xã hội năm 2014. 102
6.1 Tổng hợp điều tra số liệu môi trường trên lô rừng trồng. 103
6.2 Tổng hợp điều tra chất lượng nguồn nước, xói mòn đất. 106
6.3 Phân tích SWOT 107
DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT Tên hình ảnh Trang
1.1 Bản đồ diện tích chứng chỉ rừng vùng châu Á - Thái Bình
Dương
8
3.1 Bản đồ địa giới hành chính xã Lộc Bổn- huyện Phú Lộc- tỉnh
Thừa Thiên Huế
48
4.1 Bản đồ dự án phát triển ngành Lâm nghiệp 61
4.2 Bản đồ các lô rừng được cấp chứng chỉ FSC xã Lộc Bổn 75
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chứng chỉ rừng là giấy chứng nhận xác nhận hiện trạng quản lý rừng (QLR)
của chủ rừng đã đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí và chỉ số quốc tế về QLRBV.
Cộng đồng quốc tế, chính phủ, các cơ quan chính phủ và người tiêu dùng yêu cầu
các doanh nghiệp chứng minh được nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu gỗ được lấy từ
các lô rừng được quản lý bền vững và hướng tới sản phẩm xanh sạch đảm bảo môi
trường [15]. Ngay từ những năm 1990 ITTO đã đề ra mục tiêu đến năm 2000 tất cả
sản phẩm rừng của nước thành viên phải có nguồn gốc từ rừng được quản lý bền
vững. Năm 1998 WB và WWF đề ra mục tiêu đến năm 2005 toàn thế giới có trên
200 triệu ha rừng, gồm 100 triệu ha rừng nhiệt đới và 100 triệu ha rừng ôn đới được
cấp chứng chỉ. Tính đến năm 2005 diện tích rừng được cấp chứng chỉ bởi các quy
trình chủ yếu trên toàn thế giới là 341,95 triệu ha. Như vậy là tổng diện tích rừng
tính đến năm 2005 vượt chỉ tiêu so với mục tiêu của liên kết WB-WWF đưa ra
nhưng diện tích rừng nhiệt đới được cấp chứng chỉ rừng vẫn còn nhỏ lẻ, rất xa với
mục tiêu.
Chứng chỉ rừng (CCR) là một công cụ quan trọng trong việc đánh giá quản
lý rừng bền vững, thực chất đây là chứng chỉ ISO cung cấp cho các đơn vị quản lý
rừng, kinh doanh gỗ và lâm sản. Cho đến nay, đối tượng rừng được cấp chứng chỉ
bao gồm cả chứng chỉ cho rừng tự nhiên và rừng trồng. Trên thế giới, nhiều nước
đã áp dụng mô hình chứng chỉ rừng và đã góp phần trong việc quản lý rừng bền
vững, đặc biệt là các khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng đặc dụng, bên
cạnh đó chứng chỉ rừng còn mang lại các lợi ích về mặt kinh tế, xã hội và môi
trường. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, khái niệm về chứng chỉ rừng còn rất mới
mẻ, có rất ít các Công ty lâm nghiệp, các tổ chức, cá nhân quan tâm, hoặc quan
tâm nhưng thực tế chưa biết bắt đầu từ đâu.
Chiến lược lâm nghiệp Quốc gia đã có những định hướng rõ ràng về quản
lý rừng bền vững(QLRBV), tuy nhiên vẫn chưa xây dựng được chính sách
QLRBV cho các loại rừng ở nước ta hiện nay, đặc biệt là rừng trồng do các hộ gia
đình, các tổ chức cá nhân quản lý, khai thác và sử dụng. Trong chiến lược phát
triển lâm nghiệp Quốc gia năm 2006 – 2020[1], nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp
2
cần phải quản lý bền vững 8,4 triệu ha rừng sản xuất trong đó có 4,15 triệu ha
rừng trồng bao gồm rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung, lâm sản ngoài gỗ,
3,36 triệu ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên và 0,62 ha rừng tự nhiên phục hồi sản
xuất nông lâm kết hợp. Bên cạnh đó còn phải phấn đấu ít nhất có được 30% diện
tích rừng sản xuất có chứng chỉ rừng.
Hiện nay, nhiều người tiêu dùng đã nhận thức được tầm quan trọng của
các mặt hàng đồ gỗ được cấp chứng chỉ rừng, thậm chí hội người tiêu dùng tại
Anh, Hà Lan còn có xu hướng tẩy chay sử dụng các loại hàng gỗ không có
nguồn gốc xuất xứ. Nhu cầu đối với gỗ nhiệt đới đã được chứng chỉ ở thị trường
châu Âu và Mỹ đã vượt quá cung. Hiện có hơn 8.000 sản phẩm trên khắp thế
giới có mang biểu tượng( Logo) của chứng chỉ rừng FSC (Hội đồng quản trị
rừng thế giới). Chứng chỉ rừng (Forest Certification) quy mô theo nhóm có điều
kiện mở rộng vì chính phủ Việt Nam đã giao quyền quản lý sử dụng tới 3,287
triệu ha rừng trồng và rừng tự nhiên cho hộ gia đình và cá nhân [15]. Mặc dù
chứng chỉ rừng vừa có thể tăng khả năng tiếp cận thị trường, vừa đem lại lợi ích
về mặt kinh tế, môi trường và xã hội cho người dân nhưng bên cạnh đó cũng đòi
hỏi khung chính sách có tính chất hỗ trợ cao từ các cấp chính quyền trung ương,
địa phương đến các cộng đồng quốc tế để có thể thực tế hóa các tính năng đó. Quá
trình áp dụng chứng chỉ rừng tại nước ta cần phải xem xét đánh giá lại một cách
có hệ thống đảm bảo giảm thiểu các tác động tiêu cực và đẩy mạnh công tác quản
lý rừng có trách nhiệm. Trên cơ sở đó đúc rút kinh nghiệm để có thể áp dụng đảm
bảo chứng chỉ rừng là một trong những công cụ quan trọng trong việc quản lý
rừng bền vững và có trách nhiệm đồng thời phải xây dựng một hành lang pháp lý
phù hợp nhằm khuyến khích cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang thực hiện Dự án Phát triển
ngành Lâm nghiệp (WB3) đã hỗ trợ cho các hộ gia đình đánh giá cấp chứng chỉ
rừng nhằm đảm bảo được chu kỳ kinh doanh dài hơn cho rừng và tăng cường thu
nhập cho người dân thông qua việc bán gỗ có chứng chỉ. Tuy nhiên, hoạt động
này mới thực hiện ở quy mô diện tích và số hộ tham gia còn nhỏ, phân tán trên
địa bàn của tỉnh Thừa Thiên Huế. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, căn cứ vào
3
điều kiện thực tế tại địa phương, đề tài luận văn “Đánh giá mô hình chứng chỉ
rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã Lộc Bổn- huyện Phú Lộc- tỉnh Thừa Thiên
Huế ” sẽ góp phần làm cơ sở xây dựng mô hình chứng chỉ rừng theo quy mô
nhóm hộ gia đình phù hợp với thể chế chính sách, luật tục, truyền thống canh tác,
quản lý tại địa phương.
4
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 MÔT S ̣ Ố VẤN ĐỀ CƠ BẢN
1.1.1 Tổng quan về chứng chỉ rừng.
Hội đồng quản trị rừng - FSC (Forest Stewardship Council) là một tổ
chức phi lợi nhuận toàn cầu, được thành lập vào tháng 10 năm 1993 tại Toronto,
Canada với 130 thành viên đến từ 26 quốc gia. Trong những ngày đầu, tổ chức
đặt trụ sở tại Oaxaca, Mehico, sau này chuyển đến thành phố Bonn của Cộng
hòa liên bang Đức. Sau khi được thành lập, tổ chức này được đông đảo các tổ
chức về kinh tế, xã hội và môi trường quan tâm, tín nhiệm. Họ cũng đã đưa ra
được 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí làm khung xây dựng các chỉ số đảm bảo thỏa
mãn yêu cầu quản lý rừng bền vững, có trách nhiệm làm căn cứ đánh giá thẩm
định chứng chỉ rừng, các tiêu chí chi tiết dựa vào từng nguyên tắc cụ thể. Trên
thực tế, hội đồng quản trị rừng không trực tiếp cấp chứng chỉ cho các đơn vị tập
thể hoặc cá nhân mà họ ủy quyền cho các đơn vị cấp chứng chỉ có uy tín trên thế
giới thực hiện các hoạt động đánh giá, thẩm định và cấp chứng chỉ. Cho đến nay
có đến 27 tổ chức được ủy quyền cấp chứng chỉ rừng trong đó có các tổ chức
lớn, có tên tuổi và uy tín như Smartwood, GFA, SCS... [24].
Mục tiêu của FSC là thúc đẩy quản lý rừng trên thế giới một cách hợp lý
gia tăng lợi ích kinh tế, an toàn và cải thiện môi trường, xã hội. Để thực hiện
được mục tiêu này, FSC đã đưa ra các tiêu chí thực hiện là:
- Đẩy mạnh việc áp dụng các nguyên tắc và tiêu chí về quản lý rừng đối
với tất cả các loại rừng trên toàn thế giới thông qua một chương trình ủy nhiệm
cho các cơ quan đánh giá cấp chứng chỉ.
- Hướng dẫn và giúp đỡ các đơn vị, tổ chức, cá nhân, các nhà hoạch
định chính sách, các cơ quan quản lý rừng, các cơ quan lập pháp về lĩnh vực
quản lý rừng.
- Tiến hành các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng
của việc tăng cường quản lý rừng.