Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá lựa chọn một số giải pháp nhằm nâng cao tính tự giác tích cực trong giờ học môn giáo dục thể chất của học sinh khối 10 -11 trường thpt nguyễn duy hiệu tỉnh quảng nam.
PREMIUM
Số trang
79
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
950

Đánh giá lựa chọn một số giải pháp nhằm nâng cao tính tự giác tích cực trong giờ học môn giáo dục thể chất của học sinh khối 10 -11 trường thpt nguyễn duy hiệu tỉnh quảng nam.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

----------

TRẦN QUỐC TOẢN

Đánh giá lựa chọn một số giải pháp nhằm nâng cao

tính tự giác tích cực trong giờ học môn giáo dục thể

chất của học sinh khối 10 -11 trường THPT

Nguyễn Duy Hiệu tỉnh Quảng Nam

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong sự phát triển hài hòa ở mỗi một con người, con người không chỉ

học hỏi tiếp thu những tri thức thuần túy của xã hội mà còn phải tập luyện thể

dục thể thao. Tập luyện thể dục thể thao đem lại cho con người sự hoàn thiện

về thể chất phong phú về tinh thần….Và nhiều mặt giáo dục khác. Ngay từ

thời xa xưa thể dục thể thao được coi là một bộ phận của nền văn hóa nhằm

hoàn thiện con người với quan điểm vận động là sức khoẻ là sự sống; các nhà

triết học thời cổ đại như: PLATON,ARIXSTOS đã đề cao cái đẹp trong sự

phát triển hài hòa “trong sạch về đạo đức phong phú về tinh thần hoàn thiện

về thể chất” do thể dục thể thao đem lại. Ngày nay vai trò to lớn của thể dục

thể thao đối với sự hình thành và phát triển hài hoà về mặt thể chất, tinh thần,

tâm lý….. của con người, được nhiều nhà khoa học đặt thành vấn đề nghiên

cứu nghiêm túc, thể dục thể thao được coi là một trong những hình thức và

biện pháp quan trọng nhất để phát triển cơ thể con người một cách toàn diện

một yếu tố cần thiết toàn diện trong việc giáo dục con người về các mặt Đức -

Trí - Thể - Mĩ.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng nhà nước

và Bác Hồ luôn luôn chăm lo sự nghiệp thể dục thể thao nước nhà coi công

tác thể dục thể thao là công tác cách mạng coi việc xây dựng và phát triển nền

thể dục thể thao Việt Nam tiến bộ dân tộc khoa học và nhân dân là nhiệm vụ

quan trọng không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất

nước. Thật vậy sau khi nước Việt Nam non trẻ ra đời. Bác Hồ đã ra lời kêu

gọi toàn dân tập thể dục. Trong buổi sơ khai của nền dân chủ mới, lời kêu gọi

của Bác Hồ như một bản khai sinh của nền thể dục thể thao mang tính nhân

dân sâu sắc Bác nói‘‘Hỡi đồng bào toàn quốc! Giữ gìn dân chủ, xây dựng

nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công.

Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một

người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ. Vậy nên

3

luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước.

Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ, ai cũng nên làm và ai

cũng làm được. Mỗi ngày tập một ít thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết

lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe. Bộ giáo dục có nhà thể dục,

mục đích là để khuyên và dạy cho đồng bào tập thể dục, giữ gìn và bồi dưỡng

sức khỏe. Dân cường nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập

thể dục - tự tôi ngày nào tôi cũng tập thể dục”.

Đất nước ta tiến lên xây dựng một xã hội mới xã hội chủ nghĩa, mọi

ngành mọi lĩnh vực, mọi nhân tố đều hướng vào mục tiêu cao cả dân giàu

nước mạnh dân chủ văn minh, con người Việt Nam ta với truyền thống tự lực

tự cường tinh thần yêu nước sâu sắc, có vị thế xứng đáng về mọi mặt trong

tiến trình phát triển con người của nhân loại cũng như các lĩnh vực kinh tế

khác. Mục tiêu của công tác GDTC là xây dựng XHCN, chủ tịch Hồ Chí

Minh đã dạy ‘‘muốn xây dựng CNXH phải có con người XHCN’. Đó là con

người được phát triển toàn diện về mọi mặt: Đức – Trí – Thể - Mĩ.

Chính vì những vấn đề đó để giáo dục thể chất mang lại hiệu quả trong

quá trình giảng dạy ở trường THPT giáo viên cần lựa chọn và áp dụng một số

phương pháp sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm tâm, sinh lý

của học sinh nó đòi hỏi phải luôn đảm bảo các nguyên tắc. Một trong những

nguyên tắc mà người giáo viên cần chú ý và áp dụng nhiều hơn trong quá

trình giảng dạy là nguyên tắc tự giác tích cực. Bởi vì tính hiệu quả của quá

trình sư phạm một phần được xác định là do học sinh có thái độ tự giác tích

cực thực hiện mọi yêu cầu của giáo viên hay không? Giảng dạy TDTT cho

học sinh THPT là nhằm góp phần bồi dưỡng giáo dục những trí thức kĩ năng,

kĩ xảo vận động cơ bản, nhận thức được phong trào rèn luyện thân thể, truyền

thống thượng võ của dân tộc và tầm quan trọng của quá trình giáo dục thể

chất, điều quan trọng là giúp học sinh hiểu được sự cần thiết phải rèn luyện

thể dục thể thao thường xuyên và ý nghĩa của thể dục thể thao trong việc

chuẩn bị cho thế hệ trẻ đủ sức khỏe để học tập lao động trong cuộc sống sau

4

này. Từ đó học sinh hình thành được thói quen tự giác và tích cực tập luyện

thể dục thể thao và rèn luyện thân thể.

Giảng dạy TDTT không những là phương tiện phương pháp giáo dục

mà còn là một quá trình sư phạm thống nhất với các hoạt động đời sống của

học sinh. Mặt khác phải giúp học sinh nâng cao dần những điều đúng sai, nên

làm, cần làm, xây dựng động cơ đúng thực hành tích cực các yêu cầu của giáo

viên, cha mẹ về mặt giáo dục ở lớp, trường cũng như ở gia đình.

Giảng dạy TDTT cho học sinh THPT là quá trình giáo dục mang tính

sư phạm, cần có mục đích rõ ràng dễ hiểu và có ý nghĩa giáo dục thiết thực

hàng ngày, giáo viên không những cần dạy cho học sinh biết thực hiện theo

đúng động tác mà còn biết phối hợp các động tác riêng lẽ với nhau một cách

nhịp nhàng, liên tục qua đó bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất đạo đức,

lòng yêu thích hoạt động thể chất, tính tự giác tích cực lòng dũng cảm tự tin,

kiên nhẫn….khả năng chịu đựng và vượt qua khó khăn, thói quen và khả năng

tập trung tư tưởng, chú ý thực hiện nhiệm vụ, nội quy tập luyện và bài học

trên lớp ở nhà, phát huy tính tự giác tích cực trong học tập và trong tập luyện

của học sinh. Chính là tạo điều kiện để học sinh có tinh thần hứng thú thực sự

trong tập luyện. Giáo viên cần gợi ý tạo điều kiện để có thể đáp ứng được nhu

cầu chính đáng của học sinh. Trong quá trình giảng dạy cần chọn nội dung tập

luyện hấp dẫn, các hình thức tập luyện phải đa dạng tránh đơn điệu dễ gây

buồn chán, trong quá trình hữu cơ tới cảm giác sảng khoái và cảm xúc tốt đẹp

khác. Biết tổ chức hợp lý bài học buổi tập tốt sẽ là một yếu tố cơ bản để khêu

gợi và phát triển sự hứng thú, say mê tập luyện phấn đầu đạt thành tích cao

trong thể thao của học sinh.

Giáo viên cần có phương pháp đánh giá đúng mức, hệ thống, kết hợp

với việc biểu dương kịp thời và đúng mức thành tích học tập rèn luyện của

học sinh, để tạo nên tác dụng tốt trong sự phát huy tính tự giác tích cực say

mê luyện tập đặc biệt đối với học sinh THPT các lớp đầu cấp, chính việc đánh

giá đúng mức của giáo viên trong quá trình tập luyện TDTT có tác dụng bồi

5

dưỡng tính tự lập, thúc đẩy học sinh cố gắng hoàn thành bài tập. Khi thực

hiện trò chơi, khi giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh, giáo viên cần chú ý đến

đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi các lớp đầu khóa, như giao nhiệm vụ học tập,

tập luyện nên đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện sau đó nâng dần yêu cầu lên để

phát huy tính vươn lên và vượt khó của học sinh. Để đảm bảo nguyên tắc tự

giác tích cực trong học tập TDTT, giáo viên không ngừng lựa chọn, cải tiến

phương pháp nội dung giảng dạy phù hợp với sức khỏe lứa tuổi của học sinh

và các điều kiện của nhà trường.

Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn như trên chúng tôi đã đi tới lựa

chọn và nghiên cứu đề tài "Đánh giá lựa chọn một số giải pháp nhằm nâng

cao tính tự giác tích cực trong giờ học môn giáo dục thể chất của học sinh

khối 10 -11 trường THPT Nguyễn Duy Hiệu tỉnh Quảng Nam”

6

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Quan điểm cuả Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trong

trường học.

Nghị quyết của Ban chấp hành TW Đảng lần thứ V – khóa IX đã nêu

“Định hướng và phát triển đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại

hóa và xác định rõ nhiệm vụ, đào tạo là dạy người, thực hiện tư tưởng chiến

lược con người là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, và GDTC là nhu cầu bản

thân của con người, đồng thời là vốn quý tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho

xã hội, sự phát triển thể chất của con người có liên quan chặt chẽ đến các định

hướng phát triển toàn xã hội, đến thể chế chính trị, đến bước tiến của khoa

học và kỹ thuật”.

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tri thức

có tác dụng sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội làm thay đổi tận gốc

lực lượng sản xuất hiện đại. Từ thực tế cuộc sống đòi hỏi con người phải có

sức khỏe, khả năng lao động và các thao tác có tri thức. Con người là chủ thể

của mọi sự sáng tạo, chủ thể của mọi của cải vật chất và văn hóa để xây dựng

xã hội công bằng và văn minh. Do nhận thức được vai trò quan trọng trong xã

hội của con người, Đảng ta đã chủ trương phát triển con người toàn diện, là

con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh

thần và trong sáng về đạo đức. Cơ sở bền vững để tồn tại lâu dài của mọi quốc

gia, mỗi dân tộc được bắt đầu từ việc chăm lo cho sự phát triển con người về

mọi mặt. Trong đó, việc đầu tư nhằm nâng cao thể lực, nâng cao sức khỏe cho

học sinh là một vấn đề quan trọng trong việc phát triển nhân tố con người.

Khi phê phán tình trạng yếu kém về giáo dục thể chất trong các nhà

trường của nước ta ở thời kì Pháp thuộc, Phan Bội Châu – nhà yêu nước của

Việt Nam đầu tiên có tên tuổi đầu thế kỉ XX đã viết: “ Các môn trong trường

tiểu học không có gì quan trọng hơn môn thể dục mà trường không có môn

đó, thể dục tay không, thể dục với vũ khí, thể dục giải trí cho đến các thứ vận

động khác đều không được đưa vào chương trình giảng dạy. Lạ hơn nữa là

7

các trường tiểu học của trẻ em người Pháp thì có sân vận động mà các

trường tiểu học của con em Việt Nam thì ngược lại. Vì trẻ em Việt Nam mà

khỏe mạnh thì người Pháp không ưa nên thể dục là môn phải nghiêm cấm”.

(Phan Bội Châu, Thiên Hồ, Hồ Dế - Bản dịch của Chương Thân – NXB năm

1978).

Cũng chính vì thực tế quan trọng như vậy và để muốn phát triển con

người toàn diện thì phải làm cách mạng về phát triển con người toàn diện, tạo

tiền đề cơ bản trước nhất. Vì vậy, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công,

Nhà nước Dân chủ cộng hòa được thành lập, ngày 27/3/1946 chủ tịch Hồ Chí

Minh đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Đồng thời Người đã kí sắc lệnh

nhà thể dục nhằm phát triển phong trào “khỏe vì nước” và thực hành giáo dục

thể chất cho học sinh, sinh viên. Từ đó đến nay thực hiện lời dạy của Hồ Chủ

tịch Đảng, Nhà nước ta đã coi trọng công tác giáo dục thể chất trong trường

học, nhằm đào tạo lớp người phát triển toàn diện để kế tục sự nghiệp cách

mạng, xây dựng kinh tế xã hội theo định hướng XHCN và bảo vệ Tổ quốc.

Nghị quyết của Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 4 – khóa VII đã xác

định mẫu người trong thời kỳ hiện đại là “ con người phát triển cao về trí tuệ,

cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.

TDTT ngoài thỏa mãn nhu cầu sức khỏe, tình cảm, tinh thần, còn tác động

trực tiếp lên cơ thể con người, làm thay đổi phát triển hoàn thiện hệ thống

chức năng của cơ thể, đồng thời góp phần nâng cao năng lực cho con người

nó còn là lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật mang tính quần chúng, mọi người xích

lại gần nhau hơn. Hơn nữa nó là nhịp cầu thắt chặt tinh thần đoàn kết hiểu biết

lẫn nhau giữa các dân tộc. GDTC ở các trường THPT cũng đã góp một phần

tích cực của mình trong thắng lợi của sự nghiệp giáo dục, góp phần củng cố,

nâng cao sức khỏe, xây dựng nếp sống mới của học sinh trong nhà trường.

Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp Hành TW Đảng khóa IX đã

nêu: “định hướng phát triển và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện

đại hóa” và xác định rõ nhiệm vụ giáo dục và đào tạo là “ dạy người” thực

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!