Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÁC LOẠI VI KHUẨN KHÁC NHAU
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHƯƠNG I
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐTDĐ TRÊN THẾ GIỚI
I.1 VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG GSM
ĐTDĐ được đưa ra đầu tiên ở Mỹ là hệ thống dân dụng sử dụng cấu trúc ô
(cell) ở băng tần 150 MHz vào năm 1946.
Từ những năm 60 kênh thông tin di động có dải tần 300 KHz với kĩ thuật
FM ở băng tần 450 MHz được hiệu suất sử dụng phổ tăng gấp 4 lần so với trước.
Tháng 12 năm 1971 người ta đưa ra hệ thống cellular kĩ thuật tương tự, điều
chế tần số ở dải tần 850 MHz.
Tháng 10 năm 1983 hệ thống ĐTDĐ AMPS (Advanced Mobile Phone
Service) của Mỹ đã được đưa vào sử dụng và phát triển mạnh mẽ.
Ở châu Âu, các nước Bắc Âu đã phát triển hệ thống cellular NMT (Nordic
Mobile Telephone) với băng tần 450 MHz (NMT - 450) vào năm 1981 và băng
tần 900 MHz (NMT - 900) vào tháng 10 năm 1986.
Ở nước Anh phát triển hệ thống cellular 900 MHz trên cở sở tiêu chuẩn
AMPS của Mỹ với tên gọi TACS (Total Access Communication System) vào năm
1985.
Tại Tây Đức phát triển hệ thống cellular ở băng tần 450 MHz với tên là
C-450 từ tháng 11 năm 1985.
Tuy nhiên do nhu cầu ngày càng tăng nhất là về dung lượng, các hệ thống
này dần dần không thoả mãn được nữa. Mặt khác do các tiêu chuẩn của các hệ
thống không tương thích nhau làm cho sự chuyển giao không đủ rộng như mong
muốn.
Trước những vấn đề trên vào tháng 9 năm 1987 trong hội nghị Châu Âu về
bưu chính viễn thông, 17 quốc gia Châu Âu đang sử dụng điện thoại di động số đã
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang - 1
kí một biên bản ghi nhớ làm nền tảng cho mạng thông tin di động số thống nhất
toàn Châu Âu.
Năm 1988, viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu (ETSI - European
Telecommunication Standard Institute) đã thành lập nhóm chuyên trách về dịch vụ
thông tin di động GSM (Global System for Mobile Telecommunication). Nhóm
này có nhiệm vụ đưa ra các tiêu chuẩn thống nhất cho hệ thống thông tin di động
số GSM dưới hình thức các khuyến nghị lấy các tiêu chuẩn này làm cơ sở cho
mạng thông tin di động, làm cho chúng tương thích với nhau. Thực hiện điều này
GSM có quan hệ mật thiết với các tổ chức tiêu chuẩn viễn thông khác trên thế
giới.
Với GSM việc thực hiện lưu động (roaming) ở châu Âu là hoàn toàn tự
động, ngoài ra GSM còn cung cấp một số tính năng khác như thông tin số liệu tốc
độ cao, Fax và các dịch vụ khác ...
Ngày nay hệ thống TTDĐ toàn cầu GSM đã chiếm tới hơn 70% thị trường
TTDĐ toàn thế giới với hơn 600 triệu thuê bao do hơn 450 nhà cung cấp dịch vụ ở
172 quốc gia. Qua đó khẳng định ưu thế của hệ thông GSM với các hệ thống
TTDĐ khác.
Các hệ thống GSM vẫn đang thu hút được sự quan tâm của các nhà khai
thác dịch vụ mới do GSM có :
- Hệ thống tiêu chuẩn rõ ràng
- Dễ dàng trong triển khai, lắp đặt
- Áp dụng cấu trúc mở cho việc roaming quốc tế
- Cung cấp dịch vụ gia tăng giá trị
Do vậy việc chấp nhận GSM đồng nghĩa với việc thu được lợi nhuận nhanh,
ít chịu rủi ro và thoả mãn được nhu cầu khách hàng.
Điều tạo nên sự thành công của hệ thống GSM đó là giải pháp đầu cuối tới
đầu cuối hoàn thiện, từ hạ tầng mạng lưới và dịch vụ đến thiết bị đầu cuối, máy
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang - 2
cầm tay và hệ thống tính cước. Qua đó GSM trở thành tiêu chuẩn chung cho hệ
thống thông tin di động toàn cầu mang lại nhiều dịch vụ di động cho khách hàng
đồng thời cũng khẳng định vị thế mạnh mẽ nổi trội của mình trong thị trường các
thế hệ thông tin di động.
GSM tạo ra một hành lanh quan trọng cho sự phát triển lĩnh vực thông tin di
động trong tương lai, qua việc đưa ra các giải pháp trực tiếp dẫn tới sự phát triển
của công nghệ TTDĐ thế hệ 3 : GPRS, EDGE và W-CDMA.
I.2 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA GSM TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY
Vấn đề lớn nhất đặt ra cho các nhà khai thác dịch vụ thông tin di động GSM
là tốc độ và dung lượng.
Hệ thống GSM sẽ không còn duy trì được sức mạnh và thành công của
mình nếu như các nhà khai thác sử dụng nhiều thế hệ công nghệ GSM kể trên để
khai thác trên cùng một nền tảng mạng.
Khi số lượng thuê bao tăng lên nhanh và những đỏi hỏi về tốc độ đã bắt đầu
bộc lộ những hạn chế của hệ thống GSM:
- Chuyển mạch kênh không thích hợp với các tốc độ số liệu cao
- Sự lãng phí tài nguyên do một kênh luôn ở trạng thái mở ngay cả khi
không có lưu lượng đi qua
Do hạn chế về dung lượng của tần số sóng mang (mỗi tần số chỉ cho phép
tối đa 8 kênh thoại cùng lúc) và việc sử dụng lại tần số gây ra nhiễu trùng tần số
(C/I) nên vấn đề khó khăn đặt ra cho các nhà khai thác dịch vụ ở các thành phố lớn
tập trung thuê bao với mật độ lớn là làm thế nào để đáp ứng dung lượng khách
hàng mà không làm suy giảm chất lượng dịch vụ.
Nền tảng của việc phân chia lưu lượng, phủ sóng của ĐTDĐ là dựa trên cơ
sở mạng tế bào. Khi lưu lượng tăng lên vượt quá khả năng dung lượng của một
trạm thu phát thì biện pháp giải quyết là phải tăng thêm trạm. Vấn đề đặt ra ở đây
là chúng ta chỉ có thể tăng lên đến một mức giới hạn nào đó trong phạm vi khoảng
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Trang - 3