Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh Giá Khả Năng Tích Lũy Chì Pb Của Cây Rau Muống Trong Quy Mô Thí Nghiệm Và Ngoài Tự Nhiên Tại Xã An Mỹ Huyện Mỹ Đức Tp Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI CẢM ƠN
Thời gian thực hiện nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp là
khoảng thời gian rất có ý nghĩa đối với cá nhân mỗi sinh viên, đây đƣợc xem là
đợt thực tập cuối cùng của sinh viên trƣớc khi bắt tay làm quen với những công
việc thực tế. Bản thân em cũng đã lĩnh hội và trau dồi đƣợc rất nhiều kiến thức
trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “ Đánh giá khả năng
tích lũy Chì (Pb) của cây rau muống trong quy mô thí nghiệm và ngoài tự
nhiên tại Xã An Mỹ - huyện Mỹ Đức - TP Hà Nội.”
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận
đƣợc sự động viên, giúp đỡ rất nhiều của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Em xin chân gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trƣờng đại học Lâm
Nghiệp, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và môi trƣờng cùng toàn
thể quý thầy cô giáo trong khoa, đã tạo điều kiện, truyền đạt cho em những kiến
thức bổ ích để em có thể hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình, giúp
cho quá trình học tập, nghiên cứu tại trƣờng và công việc của em sau này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.S. Bùi Văn
Năng - Bộ môn Kỹ thuật môi trƣờng, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và môi
trƣờng đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận
tốt nghiệp.
Mặc dù, em đã cố gắng làm việc với tinh thần khẩn trƣơng và nghiêm túc,
song do thời gian nghiên cứu, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế của
bản thân còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót
nhất định. Vì vậy, em kính mong sự góp ý kiến của các thầy, các cô để khóa
luận tốt nghiệp của em đƣợc hoàn thiện hơn!
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, Ngày 18 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Vũ Văn Uẩn
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài “Đánh giá khả năng tích lũy Chì (Pb) của cây rau muống
trong quy mô thí nghiệm và ngoài tự nhiên tại Xã An Mỹ - huyện Mỹ Đức -
TP Hà Nội.”
Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Bùi Văn Năng
Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Uẩn
1.Mục tiêu
1.1 Mục tiêu chung
- Nghiên cứu khả năng tích lũy chì của cây rau muống. Từ đó, góp phần nâng
cao nhận thức cho ngƣời dân về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và ô nhiễm
môi trƣờng.
1.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc mức độ tích lũy chì từ môi trƣờng đất và trong nƣớc của cây
rau muống trong quy mô thí nghiệm và ngoài tự nhiên.
- Đề xuất đƣợc một số biện pháp trồng rau an toàn giảm thiểu tích lũy chì tại
địa phƣơng.
2.Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát phƣơng pháp xác định chì trong rau bằng phƣơng pháp so mầu
quang điện.
- Đánh giá mức độ tích lũy chì trong đất và trong nƣớc của hai loại cây rau
muống trắng và rau muống đỏ.
- Bƣớc đầu nghiên cứu hàm lƣợng chì trong rau muống tại xã An Mỹ - huyện
Mỹ Đức - TP Hà Nội.
- Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu khả năng tích lũy chì trong rau.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
1. Phƣơng pháp thu thập và kế thừa số liệu
2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát và lấy mẫu ngoài tự nhiên
3. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm
4. Phƣơng pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
4. Kết quả nghiên cứu
Qua thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp tại phòng phân tích môi trƣờng
Trƣờng Đại Học Lâm Nghiệp với đề tài “Đánh giá khả năng tích lũy Chì (Pb)
của cây rau muống trong quy mô thí nghiệm và ngoài tự nhiên tại Xã An
Mỹ - huyện Mỹ Đức - TP Hà Nội.” Tôi đã thu đƣợc các kết quả sau:
- Sự hấp thu và tích lũy của Pb trên mẫu rau muống là tỷ lệ thuận theo hàm
lƣợng Pb bổ sung vào môi trƣờng sống của rau, hàm lƣợng Pb bổ xung càng lớn
thì mức độ tích lũy càng cao.
- Xác định đƣợc phƣơng trình tƣơng quan của hàm lƣợng chì trong đất và
trong rau nhƣ sau: y = 119x-128,95, Hệ số tƣơng quan R2 = 0,9797.
- Xác định đƣợc phƣơng trình tƣơng quan của hàm lƣợng chì trong nƣớc và
trong rau nhƣ sau: y = 4348x-0,1092, Hệ số tƣơng quan R2 = 0,9668.
- Với các nồng độ Pb bổ xung trong đất là 70mg/kg, 210mg/kg, 350mg/kg
thì mức độ tích lũy chì trong rau muống đều lớn hơn rất nhiều so với hàm lƣợng
tích lũy chì bổ sung trong nƣớc với nồng độ là 0,05mg/l, 0,15mg/l, 0,25mg/l và
đều vƣợt quá giới hạn tối đa cho phép QCVN 8-2:2011/BYT. Với hàm lƣợng
Pb tích lũy trong các mẫu rau ở các nồng độ trên đều gây ảnh hƣởng không tốt
đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng.
- Trong môi trƣờng đất rau muống trắng phát triển tốt hơn và cũng tích lũy
chì tốt rau muống đỏ. Hàm lƣợng chì tích lũy trong cả 2 loại rau đều vƣợt giới
hạn cho phép QCVN 8-2:2011/BYT khi bổ sung từ 70mg/kg chì trở lên vào đất.
- Trong môi trƣờng nƣớc rau muống đỏ phát triển tốt hơn và cũng tích lũy chì
tốt rau muống trắng. Hàm lƣợng chì tích lũy trong cả 2 loại rau đều vƣợt giới hạn
cho phép QCVN 8-2:2011/BYT khi bổ sung từ 0.05mg/l chì trở lên vào nƣớc.
- Từ các phƣơng trình tƣơng quan cho ta thấy hàm lƣợng chì trong đất hoặc
nƣớc tăng thì hàm lƣợng chì tích lũy trong rau cũng tăng theo.
- Hàm lƣợng chì trong rau ngoài tự nhiên thì hàm lƣợng Pb tích lũy trong rau
ở một số mẫu vƣợt quá so với hàm lƣợng quy định trong QCVN 8-2:2011/BYT.
Đó là các mẫu đƣợc lấy ở ao tù hay rãnh nƣớc thải của làng. Còn các mẫu rau
đƣợc hái ở vƣờn nhà và ven đƣờng đều phù hợp với hàm lƣợng cho phép của
QCVN 8-2:2011/BYT.
- Trên các môi trƣờng đất và nƣớc bị nhiễm chì thì rau muống phát triển kém
hơn, nếu đất và nƣớc chức hàm lƣợng chì càng cao thì cây càng kém phát triển.
* Dấu hiệu nhận biết rau muống nhiễm chì:
- Thân rau muống thƣờng to hơn so với mức bình thƣờng.
- Rau muống nhiễm độc chì thƣờng giòn hơn và lá thƣờng có màu xanh đen
do hấp thụ nhiều kim loại và chủ yếu là chì.
- Khi luộc rau, bạn sẽ thấy nƣớc rau còn nóng có màu xanh nhạt, khi để
nguội thì thành màu xanh đen, có vẩy đen kết tủa.
- Rau bị nhiễm độc chì thƣờng có vị chát.
Theo các chuyên gia Y tế, rau muống ngon nhất khi vào đúng vụ tầm
tháng 4 đến tháng 6. Muốn chọn rau muống ngon, an toàn bạn cần dựa vào một
số đặc điểm:
- Rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng cứng.
- Khi ngắt, cuống rau có vết nhựa loãng
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1.TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................... 3
1.1 Tổng quan về chì và ô nhiễm chì ở Việt Nam ................................................ 3
1.1.1 Các dạng tồn tại của chì trong môi trƣờng................................................... 3
1.1.2 Tình hình ô nhiễm chì ở Việt Nam [6],[7],[14] ........................................... 7
1.2 Kim loại nặng đối với con ngƣời và cây trồng ............................................. 10
1.2.1 Vai trò của kim loại và cây trồng............................................................... 10
1.2.2 Quá trình hấp thu kim loại nặng trong đất của thực vật [16]..................... 10
1.2.3 Cơ chế xâm nhập, phân bố và tích tụ của chì trong cơ thể con ngƣời... 13
1.3 Tác động của chì đến sức khỏe con ngƣời.................................................... 14
1.4 Tổng quan về tình hình nghiên cứu kim loại nặng trong rau xanh ở Việt Nam.... 15
Chƣơng 2. MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU..................................................................................................................... 18
2.1 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 18
2.1.1 Mục tiêu chung........................................................................................... 18
2.1.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................................... 18
2.2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 18
2.3 Nội dung nghiên cứu..................................................................................... 19
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 19
2.4.1 Phƣơng pháp thu thập và kế thừa tài liệu................................................... 19
2.4.2 Phƣơng pháp điều tra khảo sát và lấy mẫu ngoài thực địa ........................ 19