Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai triển vọng tại tỉnh Lai Châu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------
TẨN A XOANG
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI
TRIỂN VỌNG TẠI LAI CHÂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
THÁI NGUYÊN – NĂM 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------
TẨN A XOANG
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI
TRIỂN VỌNG TẠI LAI CHÂU
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng
2. TS. Kiều Xuân Đàm
Thái Nguyên – Năm 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng và TS. Kiều
Xuân Đàm.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết luận nghiên cứu trong luận văn là thực.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Lai Châu, ngày 13 tháng 09 năm 2018
Tác giả luận văn
Tẩn A Xoang
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS.
Nguyễn Viết Hưng và TS. Kiều Xuân Đàm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện và hoàn thành bài luận văn này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa
Nông học, Phòng Đạo tạo - Đào tạo sau Đại học, Trường Đại học Nông Lâm - Đại
học Thái Nguyên.
Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn bè
những người luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực
hiện luận văn này.
Tác giả luận văn
Tẩn A Xoang
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH.........................................................................................vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài...................................................................................2
2.1. Mục đích...............................................................................................................2
2.2. Yêu cầu.................................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................2
Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................3
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam...............................................4
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới .................................................................4
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam..................................................................5
1.2.4. Tình hình sản xuất ngô tại huyện Sìn Hồ - Tỉnh Lai Châu ........................7
1.3. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới và Việt Nam .................8
1.3.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới....................................8
1.3.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam...................................12
1.4. Triển vọng và thách thức đối với phát triển sản xuất ngô ở Việt Nam..............22
1.4.1. Cơ hội và triển vọng đối với sản xuất ngô ở Việt Nam ..................................22
1.4.2. Trở ngại và thách thức đối với sản xuất ngô ở Việt Nam...............................23
1.4.3. Định hướng phát triển sản xuất ngô của Việt Nam.........................................24
1.5. Vị trí, khó khăn trong sản xuất ngô ở vùng núi phía Bắc và các giải pháp .......25
1.5.1. Vị trí của cây ngô trong cơ cấu cây trồng .......................................................25
iv
1.5.2. Những vấn đề khó khăn trong sản xuất ngô....................................................27
1.5.3. . Một số giải pháp nhằm phát triển ngô vùng Tây Bắc ...................................27
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................30
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................................30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................30
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................30
2.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................30
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................31
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................................31
2.3.2. Quy trình kỹ thuật ...........................................................................................31
2.3.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi..........................................32
2.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................................36
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................37
3.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai trong vụ xuân
hè năm 2018 tại Huyện Sìn Hồ - Tỉnh Lai Châu ......................................................37
3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai trong thí nghiệm .....37
3.1.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai thí nghiệm.....................41
3.1.3. Tốc độ ra lá của các tổ hợp lai thí nghiệm ......................................................44
3.1.4. Đặc điểm hình thái, sinh lý của các tổ hợp lai thí nghiệm..............................46
3.1.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các tổ hợp lai thí nghiệm.......51
3.2. Khả năng chống chịu của các tổ hợp lai thí nghiệm ..........................................54
3.2.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các tổ hợp lai thí nghiệm ..................54
3.2.2. Khả năng chống đổ các tổ hợp lai thí nghiệm.................................................58
3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai thí nghiệm .....59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................69
1. Kết luận .................................................................................................................69
2. Kiến nghị...............................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................70
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AMBIONET : Mạng công nghệ sinh học ngô châu Á
CV : Hệ số biến động
đ/c : Đối chứng
FAO : Tổ chức nông nghiệp và lương thực liên hợp quốc
G - CSL : Gieo - Chín sinh lí
G - PR : Gieo - Phun râu
G - TC : Gieo- Trỗ cờ
G - TP : Gieo -Tung phấn
KL 1000 hạt : Khối lượng nghìn hạt
LSD : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
P : Xác suất
TP - PR : Tung phấn - Phun râu
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2012 - 2016 ................................. 4
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016............................... 6
Bảng 1.3. Diện tích ngô tỉnh Lai Châu .................................................................................. 6
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô tại huyện Sìn Hồ - Tỉnh Lai Châu 2013 - 2017........ 7
Bảng 2.1. Tên tổ hợp, giống và nguồn gốc của các tổ hợp, giống ngô lai........................... 30
Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm........................................................................................ 31
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Xuân
Hè năm 2018 tại huyện Sìn Hồ - tỉnh Lai Châu .................................................. 38
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Xuân
Hè năm 2018 tại huyện Sìn Hồ - tỉnh Lai Châu .................................................. 41
Bảng 3.3. Tốc độ ra lá của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Xuân Hè năm 2018 tại huyện
Sìn Hồ - tỉnh Lai Châu ........................................................................................ 44
Bảng 3.4. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các tổ hợp lai thí nghiệm...................... 47
Bảng 3.5. Số lá/cây, chỉ số diện tích lá của các tổ hợp lai thí nghiệm................................. 49
Bảng 3.6. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các tổ hợp lai thí nghiệm........... 52
Bảng 3.7. Tình hình sâu bệnh hại của các THL................................................................... 55
Bảng 3.8. Khả năng chống đổ của các tổ hợp lai thí nghiệm .............................................. 58
Bảng 3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm tại Xã
Phăng Xô Lin - Huyện Sìn Hồ - Tỉnh Lai Châu.................................................. 60
Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai thí nghiệm tại Thị trấn
Sìn Hồ - Huyện Sìn Hồ - Tỉnh Lai Châu............................................................. 63
Bảng 3.11. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các tổ hợp lai thí nghiệm
tại Huyện Sìn Hồ- Tỉnh Lai Châu ....................................................................... 65
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai thí nghiệm tại Xã
Phăng Xô Lin...........................................................................................42
Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai thí nghiệm tại Thị
trấn Sìn Hồ...............................................................................................43
Hình 3.3. Tốc độ ra lá của các tổ hợp lai thí nghiệm tại Xã Phăng Xô Lin..............44
Hình 3.4. Tốc độ ra lá của các tổ hợp lai thí nghiệm tại Thị trấn Sìn Hồ .................45
Hình 3.5. Năng suất thực thu của các tổ hợp lai thí nghiệm tại Xã Phăng Xô Lin...67
Hình 3.6. Năng suất thực thu của các tổ hợp lai thí nghiệm tại Thị trấn Sìn Hồ......68
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong 3 cây lương thực quan trọng nhất của
con người. Vì ngô có khả năng chống chịu rất tốt nên ngô đã được trồng từ lâu đời
để làm lương thực, đặc biệt ở nhũng vùng khó khăn. Có tới 90% sản lượng ngô ở
Ấn Độ và 66% sản lượng ngô ở Philippin được dùng làm lương thực cho con
người (Nguyễn Đức Lương và cs, 2000) [12].
Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 60% dân số sống bằng nghề
nông. Trong cơ cấu cây trồng ở nước ta ngô được xem là cây lương thực quan trọng
thứ 2 sau lúa nước. Nhân dân nhiều vùng như Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên đã
dùng ngô làm lương thực chính. Ngô đi vào bữa ăn người Việt dưới nhiều dạng:
Cơm ngô xay, ngô bung với đậu đỗ, bột bánh ngô, xôi ngô, ngô luộc, bỏng ngô
(Nguyễn Đức Lương và cs, 2000)[12]. Ngoài ra ngô còn được sử dụng làm thực
phẩm (ngô bao tử) và làm nguyên liệu phát triển chăn nuôi gia súc - gia cầm, tuy
nhiên sản xuất ngô ở Việt Nam phát triển rất chậm, tốc độ tăng trưởng của cây trồng
này chỉ được đẩy mạnh sau những năm 90 nhờ việc sử dụng các giống lai trong sản
xuất. Hiện nay chúng ta đã có hàng trăm giống ngô lai tốt, có năng suất và chất
lượng cao không kém gì so với giống của các nước tiên tiến trên thế giới.
Ở nước ta, sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay đang đứng trước
rất nhiều thách thức: diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa gia
tăng, dân số tăng nhanh, thành phần kinh tế thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng
nông nghiệp… Yếu tố hạn chế chính đến sản xuất ngô ở Việt Nam là điều kiện tự
nhiên không ưu đãi: đất đai bạc màu, thời tiết diễn biến khắc nhiệt: lũ lụt, hạn hán,
thiên tai thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó, tập quán canh tác của người dân còn
lạc hậu, việc tiếp nhận kỹ thuật mới còn hạn chế. Đặc biệt, chưa có bộ giống ngô
tiềm năng năng suất cao, có khả năng chống chịu tốt phù hợp với điều kiện sinh
thái của vùng, với phương thức canh tác của địa phương.
Lai Châu là một tỉnh miền núi cao nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam với
diện tích tự nhiên 9.068,8 km2 trong đó trên 91,8% diện tích đất nông lâm
nghiệp, có nhiều lợi thế phát triển sản xuất ngô. Các biện pháp kỹ thuật trong sản
xuất ngô chưa phù hợp, các giống ngô hiện có chưa thể đáp ứng được nhu cầu sản
2
xuất của bà con nông dân. Từ những nguyên nhân, hạn chế trên đã ảnh hưởng
tới năng suất và sản lượng ngô, dẫn đến sản xuất ngô chưa đáp ứng được nhu
cầu và khai thác tối đa tiềm năng của tỉnh. Con đường từ khi chọn lọc, lai tạo ra
một tổ hợp lai cho đến khi tổ hợp lai đó được công nhận giống chính thức là một
con đường dài, nó đòi hỏi việc nghiên cứu bài bản và công phu, sự lao động gian
khổ và nghiêm túc của các nhà khoa học. Trong đó việc nghiên cứu, khảo nghiệm
phản ứng của các giống với các điều kiện sinh thái, mùa vụ khác nhau là việc mà
bất cứ giống cây trồng nào cũng phải trải qua trước khi được công nhận giống, áp
dụng vào sản xuất đại trà. Vì vậy, việc nghiên cứu lựa chọn giống ngô lai có thời
gian sinh trưởng trung bình, năng suất cao, thích ứng với điều kiện sinh thái địa
phương là rất cần thiết và cấp bách.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá khả năng sinh
trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai triển vọng tại tỉnh Lai Châu”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Chọn được tổ hợp ngô lai ưu tú phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu tại tại
huyện Sìn Hồ - tỉnh Lai Châu.
2.2. Yêu cầu
- Theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ngô lai trong vụ
Xuân Hè năm 2018 tại huyện Sìn Hồ - tỉnh Lai Châu.
- Theo dõi khả năng chống chịu của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm
- Xác định các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp ngô lai
thí nghiệm.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác định được tổ hợp ngô lai
có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của Lai Châu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Là cơ sở đề xuất các giống ngô phù hợp với điều kiện sản xuất, điều kiện
sinh thái tại Lai Châu. Góp phần làm đa dạng tập đoàn giống ngô lai ở Việt Nam.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trong sản xuất, giống tốt góp phần nâng cao được hiệu quả kinh tế, giảm chi
phí sản xuất, tăng sản lượng và chất lượng cây trồng. Giống có vai trò hết sức quan
trọng trong việc nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng. Muốn có những giống
ngô mới năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại
cảnh cần nghiên cứu lai tạo và chọn lọc một cách kỹ lưỡng, xác định vùng thích
nghi của các giống mới trước khi đưa vào sản xuất trên diện rộng. Kết quả của quá
trình khảo nghiệm giống sẽ là cơ sở khoa học để lựa chọn những giống tốt thích
nghi với điều kiện của từng vùng, từng miền, phù hợp với từng mùa vụ và các chế độ
canh tác khác nhau.
Trong quá trình khảo nghiệm sẽ loại được các giống có những yếu điểm về các
đặc tính nông sinh học như: thời gian sinh trưởng quá dài, cây quá cao, chống đổ kém
và dễ nhiễm sâu bệnh,… chọn lọc được những giống khắc phục được những yếu điểm
trên để giới thiệu cho sản xuất.
Tỉnh Lai Châu là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất ngô, tuy
nhiên năng suất bình quân lại đạt thấp hơn so với năng suất trung bình của cả nước.
Hiện nay trong tỉnh một số nơi còn sử dụng giống địa phương và giống thụ phấn tự
do. Các giống ngô lai được trồng chủ yếu trong tỉnh có nguồn gốc từ các công ty
nước ngoài như Monsanto, Syngenta, Bioseed,… nên khả năng thích ứng của các
giống ở mỗi vùng sinh thái sẽ khác nhau. Vì vậy để phát huy được các đặc tính tốt
của giống mới và tránh những rủi ro do giống không thích ứng với điều kiện sinh
thái tại cơ sở sản xuất thì trước khi đưa các giống ngô lai mới vào sản xuất đại trà
tại một vùng nào đó, nhất thiết phải tiến hành đánh giá quá trình sinh trưởng, phát
triển, khả năng chống chịu và tính thích ứng với điều kiện sinh thái của vùng đó.Vì
vậy, đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai triển vọng
tại tỉnh Lai Châu là một trong những khâu rất quan trọng trong công tác giống để
phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng.