Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá khả năng kháng khuẩn của cao chiết và bột sấy phun dịch chiết vỏ mãng cầu (Annona Squamosa L.) có hỗ trợ vi sóng: Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu Khoa học cấp Trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌCCẤP TRƯỜNG
Tên đề tài: Đánh giá khả năng kháng khuẩn của cao chiết và bột sấy phun
dịch chiết vỏ mãng cầu (Annona Squamosa L.) có hỗ trợ vi sóng
Mã số đề tài: 194. TP01
Chủ nhiệm đề tài:Th.S Nguyễn Thị Trang
Đơn vị thực hiện: Viện Công nghệ Sinh học & Thực phẩm
Tp. Hồ Chí Minh - 2020
1
LỜI CÁM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã nhận được rất
nhiều sự hỗ trợ từ phía nhà trường, Phòng quản lý khoa học & hợp tác quốc tế, ban lãnh đạo
Viện Công nghệ Sinh học –Thực phẩm, các đồng nghiệp trong bộ môn Công nghệ Thực
phẩm, Dinh dưỡng và Khoa học thực phẩm
Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn đến Nhà trường, Viện Công nghệ sinh học và Thực
phẩm đã tạo điều kiện về thời gian và phòng thí nghiệm, dụng cụ, thiết bị hóa chất để thực
hiện các khảo sát trong đề tài.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành tốt bài báo cáo này tuy nhiên trong quá trình thực hiện không
tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý quý báu của các thành viên trong
Hội Đồng.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Nhóm nghiên cứu
2
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
I. Thông tin tổng quát
1.1. Tên đề tài: Đánh giá khả năng kháng khuẩn của cao chiết và bột sấy phun dịch chiết vỏ
mãng cầu (Annona Squamosa L.) có hỗ trợ vi sóng
1.2. Mã số: 194. TP01
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT
Họ và tên
(học hàm, học vị)
Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài
1 Th.S Nguyễn Thị Trang Viện SH -TP Chủ nhiệm
2 Th.S Nguyễn Ngọc Thuần Viện SH -TP Thành viên
3 ThS. Phạm Hồng Hiếu Viện SH -TP Thành viên
2 Nguyễn Thị Tư SV Viện SH -TP Thành viên
3 Trần Thị Anh Thy SV Viện SH -TP Thành viên
1.4. Đơn vị chủ trì: Viện Công nghệ Sinh học & Thực phẩm, Trường Đại học Công nghiệp
Tp. Hồ Chí Minh
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng: từ ngày 18 tháng 1 năm 2019 đến ngày 18 tháng 1 năm 2020
1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng 12 năm 2020
1.5.3. Thực hiện thực tế: từ ngày 18 tháng 1 năm 2018 đến ngày 18 tháng 12 năm 2020
1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):
Không thay đổi nội dung so với thuyết minh ban đầu
1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 35 triệu đồng, trong đó kinh phí từ ngân
sách nhà nước để thực hiện đề tài là 35 triệu đồng (Số tiền bằng chữ: ba mươi lăm triệu
đồng); kinh phí từ các nguồn khác: 0 triệu đồng (Số tiền bằng chữ: Không đồng).
II. Kết quả nghiên cứu
1. Đặt vấn đề
Thời xa xưa, thực vật được biết đến là có tính chất dược lý do sự hiện diện của các chất
chuyển hóa thứ cấp như glycosides, saponins, flavanoids, steroids, tannins, alkaloids,
terpenoids....được sử dụng để chống lại mầm bệnh (Kamali & Amir 2010; Lalitha et al.,.,
2010). Cùng với sự tiến bộ trong lĩnh vực y học, nhiều loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên và
tổng hợp ra đời, trong đó có kháng sinh (Preethi et al.,., 2010). Kháng sinh là một trong
những khám phá trị liệu quan trọng nhất của thế kỷ 20 có hiệu quả trong việc chống nhiễm
3
trùng do vi khuẩn. Nhưng chỉ một phần ba các bệnh truyền nhiễm được chữa khỏi từ các
kháng sinh này (Sharma, 2011), nguyên nhân là do sự xuất hiện của vi khuẩn kháng kháng
sinh, bắt nguồn từ việc sử dụng bừa bãi và lạm dụng kháng sinh (Westh et al.,., 2004). Một
trong những phương pháp làm tăng hiệu quả chữa bệnh mà không phụ thuộc vào kháng sinh
tổng hợp đó là sử dụng các chất kháng khuẩn từ thực vật (Kim et al.,., 1995). Các kháng
sinh tự nhiên sẽ là nguồn thay thế quan trọng khi so sánh với nhiều loại thuốc tổng hợp, do
chúng có ít hoặc không có tác dụng phụ và tác dụng sinh học tốt hơn (Scazzeechio et al.,.,
2001). Vì thế, gần đây các nhà nghiên cứu đã chú ý đến các loại thuốc có nguồn gốc thực
vật vì chúng an toàn hơn. Các hợp chất hoạt tính sinh học phân lập từ các loài thực vật được
sử dụng trong các loại thuốc thảo dược để phát triển các loại thuốc mới (Pavithra et al.,.,
2010; Warrier et al.,., 1995).
Mãng cầu ta (Annona squamosa L.) đã được sử dụng làm thuốc chống viêm, chữa lành vết
thương, thuốc chống sốt rét, điều trị tiêu chảy và kiết lỵ (Đỗ Tất Lợi, 2006), dầu từ lá mãng
cầu có khả năng chống muỗi (Saxena A et al.,., 1993), dịch chiết từ vỏ cây mãng cầu có khả
năng kháng khuẩn tốt đối với các vi khuẩn gây bệnh thông thường như Bacillus coagulans,
Escherichia coli (Kachhawa J.B.S et al.,., 2012), cao từ lá mãng cầu còn có khả năng chống
lại nấm mốc (Kalidindi, N. et al.,., 2015).
Mãng cầu ta có nhiều hợp chất đặc trưng ở thực vật như glycoside, alkaloid, saponin,
flavonoid, tannin, hợp chất phenolic (Neha Pandey et al.,., 2009). Những thành phần này
được nghiên cứu có khả năng kháng khuẩn và chống oxi hóa tốt. Tuy nhiên, chúng lại
không bền trong điều kiện bảo quản thông thường. Hiện nay, công nghệ vi bao của sấy phun
là một cách hiệu quả để bảo vệ thuốc và thực phẩm chức năng để kéo dài thời gian bảo
quản sản phẩm và các thành phần dinh dưỡng bên trong. Nhưng đến nay, chưa có nghiên
cứu khả năng kháng khuẩn của cao chiết và bột sấy phun từ dịch chiết vỏ quả mãng cầu ta
(Annona sqamosa L.) có hỗ trợ vi sóng. Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đánh giá
tác động của các thông số lên quy trình sấy phun như loại chất mang, nồng độ chất mang
với hàm mục tiêu hiệu suất thu hồi, hàm lượng polyphenol tổng, hoạt tính kháng oxy hóa.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành đánh giá khả năng kháng khuẩn ứng với loại chất
mang giữ được hàm lượng polyphenol, hoạt tính kháng oxy hóa cao nhất và xác định thành
phần các hợp chất có hoạt tính sinh học có trong cao chiết vỏ mãng cầu.
4
2. Mục tiêu
✓ Mục tiêu tổng quát: xây dựng quy trình sấy phun giàu hàm lượng polyphenol và hoạt
tính kháng oxy hóa
✓ Mục tiêu cụ thể:
- Xác định thành phần và hàm lượng các chất có hoạt tính sinh học có trong dịch chiết
vỏ mãng cầu có hỗ trợ vi sóng và bột sấy phun.
- Tuyển chọn các chất mang để vi bao các hợp chất có hoạt tính sinh học có trong dịch
chiết vỏ mãng cầu.
- Đánh giá khả năng kháng khuẩn của cao chiết và bột sấy phun dịch chiết vỏ mãng
cầu có hỗ trợ vi sóng.
- Xác định nồng độ tối thiểu (MIC) của cao chiết và bột sấy phun có khả năng kháng
khuẩn.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp sản xuất dịch chiết
Quả mãng cầu ta được thu hoạch ở tỉnh Tây Ninh (Việt Nam). Mỗi quả có trọng lượng trung
bình khoảng 200 - 250g, đường kính 7,5 cm. Vỏ quả mãng cầu được rửa, bóc vỏ và sấy khô
ở 60oC cho đến khi đạt được độ ẩm ≤ 12%, nghiền thành bột có kích thước <0,5 mm. Bột
mãng cầu được đóng gói chân không (mỗi gói 50g) và bảo quản ở nhiệt độ phòng dùng cho
các thí nghiệm.
Trích ly polyphenol từ bột vỏ mãng cầu có hỗ trợ vi sóng với dung môi ethanol 60%, tỷ lệ
dung môi/nguyên liệu là 25/1 (v/w), công suất 214 W, thời gian 5 phút (lò vi sóng Sanyo,
Nhật Bản). Dung dịch thu được đem ly tâm với lực ly tâm tương đối (RCF) 2403 x g, 15
phút để bỏ bã, sau đó lọc bằng giấy lọc Whatman, tiếp theo thực hiện cô quay chân không
dịch trích ly polyphenol ở 450 C bằng máy IKA trong thời gian 30 phút để dịch chiết có độ
Brix xấp xỉ 4%. Dịch chiết sau khi đuổi dung môi được bảo quản ở -20
0C được sử dụng cho
các thí nghiệm tiếp theo.
3.2 Phương pháp xác định thành phần các chất có hoạt tính sinh học có trong dịch
chiết vỏ mãng cầu: theo phương pháp sắc ký khối phổ LC-MS (J. Chen et al., 2011;Huie &
Di, 2004)