Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá khả năng đáp ứng an toàn trong tình huống khẩn cấp và thảm họa của các bệnh viện tỉnh bến
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------
LẠI NGUYỄN LÊ DƯƠNG
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG AN
TOÀN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
VÀ THẢM HỌA CỦA CÁC BV TỈNH BẾN
TRE NĂM 2020 - 2021
LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------
LẠI NGUYỄN LÊ DƯƠNG
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG AN TOÀN
TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ THẢM HỌA
CỦA CÁC BỆNH VIỆN TỈNH BẾN TRE NĂM 2020-2021
Ngành: Quản lý Y tế
Mã số: CK 62 72 76 05
LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐẶNG VĂN CHÍNH
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp Chuyên khoa cấp II chuyên ngành Quản
lý Y tế “Đánh giá khả năng đáp ứng an toàn trong tình huống khẩn cấp và
thảm họa của các BV tỉnh Bến tre năm 2020 - 2021” là công trình nghiên cứu của
chính tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021
Tác giả
Lại Nguyễn Lê Dương
.
.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN .........................................................................6
1.1 Đại cương về thiên tai, thảm họa và tình huống khẩn cấp ảnh hưởng đến
ngành y tế.................................................................................................................6
1.2 Một số khái niệm và thông tin về BVAT ......................................................14
1.3 Tình hình nghiên cứu BV an toàn trên thế giới .............................................18
1.4 Tình hình nghiên cứu liên quan đến BVAT tại Việt Nam.............................20
1.5 Giới thiệu về tỉnh Bến Tre .............................................................................24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................26
2.1 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................26
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................................26
2.3 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................26
2.4 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................26
2.5 Định nghĩa các biến số...................................................................................27
2.6 Kiểm soát sai lệch..........................................................................................37
2.7 Phương pháp phân tích thống kê ...................................................................37
2.8 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu..................................................................38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ DỰ KIẾN .........................................................................39
3.1 Các đặc tính của mẫu nghiên cứu ..................................................................39
3.2 BVAT trong tình huống khẩn cấp và thảm họa.............................................41
3.3 Kết cấu và phi kết cấu liên quan đến kiến trúc..............................................42
3.4 Phi kết cấu liên quan đến hệ thống TTB công trình đảm bảo an toàn cho
người sử dụng ........................................................................................................44
3.5 Chức năng liên quan giữa đến chính sách và nhân lực..................................46
3.6 Chức năng liên quan đến TTB.......................................................................48
.
.
3.7 Mối liên quan giữa BVAT về kết cấu và phi kết cấu liên quan đến kiến trúc
với các đặc tính của mẫu........................................................................................49
3.8 Mối liên quan giữa BVAT về phi kết cấu liên quan đến hệ thống TTB công
trình đảm bảo an toàn cho người sử dụng với đặc tính của mẫu...........................53
3.9 Mối liên quan giữa BVAT về chức năng liên quan đến chính sách và nhân
lực với các đặc tính của mẫu..................................................................................54
3.10 Mối Liên quan giữa BVAT về chức năng liên quan đến TTB với các đặc
tính của mẫu...........................................................................................................61
BÀN LUẬN ..............................................................................................................66
4.1 Các đặc tính của mẫu nghiên cứu ..................................................................66
4.2 Bệnh viện an toàn trong tình huống khẩn cấp và thảm họa...........................66
4.3 Kết cấu và phi kết cấu liên quan đến kiến trúc..............................................67
4.4 Phi kết cấu liên quan đến hệ thống TTB công trình đảm bảo an toàn cho
người sử dụng ........................................................................................................70
4.5 Chức năng liên quan đến chính sách và nhân lực..........................................73
4.6 Chức năng liên quan đến trang thiết bị..........................................................75
4.7 Mối liên quan giữa BVAT trong tình huống khẩn cấp và thảm họa với các
đặc tính của mẫu ....................................................................................................76
4.8 Điểm mạnh và điểm hạn chế của nghiên cứu................................................82
4.9 Tính mới và tính ứng dụng của nghiên cứu...................................................83
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Bộ công cụ đánh giá bệnh viện an toàn trong tình huống khẩn cấp
và thảm họa
Phụ lục 2: Danh sách các bệnh viện
.
.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình cơ sở y tế bị thiệt hại của Indonesia năm 2004 ……..….6
Bảng 1.2: Bảng số vụ sơ tán cơ sở y tế tại Mỹ từ 1989-1999 …………….….8
Bảng 3. 1: Tỷ lệ BVAT trong tình huống khẩn cấp và thảm họa ............................41
Bảng 3. 2: Tỷ lệ BVAT về kết cấu và phi kết cấu liên quan đến kiến trúc ..............42
Bảng 3. 3: Tỷ lệ BVAT về phi kết cấu liên quan đến hệ thống TTB công trình đảm
bảo an toàn cho người sử dụng ................................................................................44
Bảng 3. 4: Tỷ lệ BVAT về chức năng liên quan đến chính sách và nhân lực .........46
Bảng 3. 5 Tỷ lệ BVAT về chức năng liên quan đến TTB ......................................48
Bảng 3. 6: Mối liên quan giữa BVAT về kết cấu và phi kết cấu liên quan đến kiến
trúc với các đặc tính của mẫu ...................................................................................49
Bảng 3. 7: Mối liên quan giữa BVAT về kết cấu với các đặc tính của mẫu ............50
Bảng 3. 8: Mối liên quan giữa BVAT phi kết cấu về kiến trúc với các đặc tính của
mẫu ...........................................................................................................................52
Bảng 3. 9: Mối liên quan giữa BVAT về an toàn và an ninh cho con người, TTB với
các đặc tính của mẫu ................................................................................................53
Bảng 3. 10: Mối liên quan giữa BVAT về khả năng luân chuyển nội bộ và phối kết
hợp với các đặc tính của mẫu ...................................................................................54
Bảng 3. 11: Mối liên quan giữa BVAT về các chính sách, thủ tục, hướng dẫn quản
lý tình huống khẩn cấp với các đặc tính của mẫu ....................................................55
Bảng 3. 12: Mối liên quan giữa BVAT về kế hoạch cho tình huống khẩn cấp, thảm
họa với các đặc tính của mẫu ...................................................................................56
Bảng 3. 13: Mối liên quan giữa BVAT về nguồn nhân lực với các đặc tính của mẫu
...................................................................................................................................58
Bảng 3. 14: Mối liên quan giữa BVAT về theo dõi, đánh giá với các đặc tính của
mẫu ...........................................................................................................................59
Bảng 3. 15: Mối liên quan BVAT về TTB với các đặc tính của mẫu ......................61
Bảng 3. 16: Mối liên quan BVAT về hệ thống bảo đảm an toàn, an ninh với các đặc
tính của mẫu .............................................................................................................62
Bảng 3. 17: Mối liên quan BVAT về hệ thống thông tin, truyền thông, vận chuyển
với các đặc tính của mẫu ..........................................................................................64
.
.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
HÌNH
Hình 1.1: Hình ảnh ngập trong nước của trạm y tế xã Cam Thủy…....……..11
Hình 1.2: Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre…………………………………..24
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tuyến bệnh viện trong mẫu nghiên cứu……………………….33
Biểu đồ 3.2: Mô tả quy mô bệnh viện..……………………………..……….33
Biểu đồ 3.3: Khu vực vị trí địa lý của bệnh viện…………………………….34
.
.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BV BV
BVAT BV an toàn
NVYT Nhân viên y tế
TC Tiêu chí
TTB Trang thiết bị
WHO Tổ chức Y tế thế giới
.
.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây tình hình thảm họa trên thế giới và Việt Nam diễn
biến rất phức tạp, chứa đựng nhiều yếu tố khó lường. Biến đổi khí hậu là một
trong những nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng số lượng và mức độ ảnh
hưởng của thảm họa và tình huống khẩn cấp (THKC). Nhiệt độ trái đất tăng
lên, mực nước biển dâng, hiện tượng khí hậu cực đoan là những vấn đề gây ra
nhiều thách thức [40]. Trung bình cứ một tuần xảy ra một thảm họa lớn, cướp
đi sinh mạng của hàng nghìn người trên thế giới, hủy hoại nhiều cơ sở vật
chất và các công trình kiến trúc có giá trị của nhân loại [25],[31].
Thực tế cho thấy, thảm họa xảy ra hết sức đột ngột không hề báo trước
các thảm họa tự nhiên như là bão, lũ lụt, lũ quét, lở đất, địa chấn và các thảm
họa nhân tạo như là hỏa hoạn, chiến tranh, ô nhiễm môi trường, cháy nổ có
thể xảy ra ở bất cứ nơi nào [1],[54]. Thảm họa xảy ra làm cho số lượng các
nạn nhân cần được cứu chữa, vận chuyển luôn vượt quá khả năng đáp ứng của
ngành y tế. Bên cạnh đó, chính các cơ sở y tế trong khu vực thảm họa cũng bị
thiệt hại nặng nề cả về con người cũng như cơ sở vật chất. An toàn BV trong
thảm họa là một thách thức ở các nước phát triển và đang phát triển
[26],[27],[37],[32],[43],[49].
Một số thiên tai trên thế giới gây thiệt hại nặng nề cho các cơ sở y tế như
trận động đất ở Mỹ năm 1988, đã có 416 cơ sở y tế bị phá hủy, 24 cơ sở bị
phá hủy vĩnh viễn [42]. Năm 2004, sóng thần Ấn Độ Dương đã phá hủy
khoảng 60% bệnh viện (BV) ở tỉnh Aceh của Indonesia [38]. Vào năm 2010,
trong vùng thảm họa của trận động đất ở Haiti, 30 trên 49 BV đã bị hư hại
hoặc bị phá hủy [41]. Và sau trận động đất năm 2015 ở Nepal, có bốn huyện
trong số các huyện bị ảnh hưởng xấu nhất bởi trận động đất thì toàn bộ các
.
.
BV đã bị phá hủy hoàn toàn hoặc bị hư hỏng quá nặng không thể hoạt động
trở lại [47].
Việt Nam là một trong mười quốc gia có số lượng thảm họa và số người
bị ảnh hưởng bởi thảm họa lớn nhất trên thế giới [5]. Từ năm 1980-2010, đã
có 159 thảm họa xảy ra, làm bị thương 73.582.754 người và tử vong 16.099
người [44]. Một cơn bão số 9 năm 2009 đã làm 30% số cơ sở y tế tại bốn tỉnh
miền Trung và Tây Nguyên ở Việt Nam bị thiệt hại với tổng thiệt hại ước tính
trên 19.000 tỷ đồng. Năm 2017, Việt Nam chịu ảnh hưởng 16 cơn bão và 06
áp thấp nhiệt đới, đạt kỷ lục về số trận bão xuất hiện, đặc biệt còn bị ảnh
hưởng cơn bão số 16 có cường độ mạnh nhất trong khoảng 40 năm qua (chỉ
thị 03) [12],[11].
Tất cả những thảm họa này đã cung cấp bằng chứng về việc các hệ thống
y tế kém an toàn dễ bị phá hủy, không phục hồi trong các trường hợp khẩn
cấp làm tê liệt hệ thống y tế khi chúng cần thiết nhất. BV có vai trò quan
trọng trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân không chỉ trong điều kiện bình
thường, mà còn trong điều kiện có thiên tai, thảm họa xảy ra [5],[7],[10],[54].
Ngoài ra, WHO đã khởi xướng chiến dịch BV an toàn (BAVT) và xây dựng
bộ câu hỏi đánh giá trong tình huống khẩn cấp, với mục đích nâng cao nhận
thức và hành động nhằm bảo vệ tính mạng của người bệnh và nhân viên y tế
(NVYT) [5].
Tỉnh Bến Tre có diện tích 2.394,6 km
2
với 1.268.200 người dân và 13
BV thực hiện khoảng 2,5 triệu lượt khám chữa bệnh mỗi năm [24],[22]. Nếu
có thiên tai xảy ra mà các BV không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn sẽ dẫn
đến hậu quả rất nặng nề. Tình hình thiên tai tại tỉnh Bến Tre cũng rất đa dạng:
cơn bão Haiyan năm 2013 đã làm chết 19 người, 671 người bị thương và tốc
mái, ngập lụt nhiều cơ sở y tế; theo số liệu thống kê từ 2016-2020 lốc xoáy đã
.
.
làm 77 người bị thương, 346 căn nhà ở bị sập, 1.531 căn nhà bị hư hỏng, tốc
mái; triều cường đã làm 7.806 căn nhà bị ngập, nhiều hoa màu bị thiệt hại;
ngoài ra còn có sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển [29]. Bến Tre cũng rất quan
tâm công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cụ thể qua các Kế
hoạch sau:
Kế hoạch số 76/KH-PCTT ngày 05 tháng 10 năm 2016 của Ban Chỉ huy
phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bến Tre về việc Phòng,
chống thiên tai giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Bến Tre [29]. Kế hoạch
số 1843/KH-UBND ngày 07/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế
hoạch phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch
số 845/KH-SYT ngày 01/4/2021 của Sở Y tế về việc triển khai công tác
phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong ngành y tế năm 2021.
BV Nguyễn Đình Chiểu ngày 19 tháng 2 năm 2019 đã xảy ra một vụ hỏa
hoạn nghiêm trọng do chập điện đã làm hư hỏng toàn bộ hệ thống máy chủ
điều khiển hoạt động công nghệ thông tin quản lý BV, may mắn không thiệt
hại về người [4, 20].
Vì tất cả những thông tin trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp
những thông tin và bằng chứng cho các nhà quản lý y tế sử dụng để lập kế
hoạch tăng cường năng lực chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng với tình huống khẩn
cấp và thảm họa thiên tai của các BV. Việc vận dụng BVAT trong tình huống
khẩn cấp và thảm họa sẽ góp phần bảo vệ tính mạng nhân viên y tế và người
bệnh, thông qua bảo đảm bền vững về cấu trúc và phi cấu trúc của BV. Đáp
ứng những chỉ số của BVAT, BV có khả năng duy trì các hoạt động thiết yếu
và các dịch vụ y tế trong và ngay sau khi thiên tai xảy ra.
.
.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung
Xác định khả năng đáp ứng an toàn các bệnh viện của tỉnh Bến Tre
trong tình huống khẩn cấp và thảm họa năm 2020 - 2021.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ BVAT trong tình huống khẩn cấp và thảm họa.
2. Xác định tỷ lệ BVAT về kết cấu và phi kết cấu liên quan đến kiến
trúc; tỷ lệ BVAT về kết cấu liên quan đến hệ thống trang thiết bị công trình
đảm bảo an toàn cho người sử dụng; tỷ lệ BVAT về chức năng liên quan đến
chính sách và nhân lực; tỷ lệ BVAT về chức năng liên quan đến trang thiết bị.
3. Xác định mối liên quan giữa BVAT trong tình huống khẩn cấp và
thảm họa với quy mô BV, tuyến BV, vị trí BV và hạng BV.
4. Xác định mối liên quan BVAT về kết cấu và phi kết cấu liên quan đến
kiến trúc; BVAT về kết cấu liên quan đến hệ thống trang thiết bị công trình
đảm bảo an toàn cho người sử dụng; BVAT về chức năng liên quan đến chính
sách và nhân lực; BVAT về chức năng liên quan đến trang thiết bị theo quy
mô BV, tuyến BV, vị trí BV, xếp hạng BV.
.
.
DÀN Ý NGHIÊN CỨU
Bệnh viện an toàn trong tình huống
khẩn cấp và thảm họa
Nhóm A
Bệnh viện an
toàn về kết cấu
và phi kết cấu
liên quan đến
kiến trúc.
Nhóm B
Bệnh viện an
toàn về kết cấu
liên quan đến
hệ thống trang
thiết bị công
trình đảm bảo
an toàn cho
người sử dụng.
Nhóm D
Bệnh viện an
toàn về chức
năng liên quan
đến trang thiết
bị.
Nhóm C
Bệnh viện an
toàn về chức
năng liên quan
đến chính sách
và nhân lực.
Quy mô bệnh viện
Tuyến bệnh viện
Vị trí bệnh viện
Hạng bệnh viện
.
.