Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá khả năng chịu mặn của các giống Lúa om 4498, VND 95 - 20, IR 64, CR203 ở mức độ mô sẹo bằng phương pháp nuối cấy In vitro
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thị Tâm và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 143 - 148
143
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU MẶN CỦA CÁC GIỐNG LÚA OM 4498, VND 95-20, IR
64, CR 203 Ở MỨC ĐỘ MÔ SẸO BẰNG PHƢƠNG PHÁP NUÔI CẤY IN VITRO
Nguyễn Thị Tâm
, Nguyễn Thị Hồng Liên
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, mực nƣớc biển liên tục tăng làm gia tăng diện tích đất nhiễm mặn. Do
đó, công tác tuyển chọn giống lúa chịu mặn là rất cấp thiết. Trong bài báo này, chúng tôi công bố
kết quả đánh giá khả năng chịu mặn ở mức độ mô sẹo của 4 giống lúa: OM 4498, VND 95 - 20, IR
64, CR 203 bằng phƣơng pháp nuôi cấy in vitro nhằm phục vụ cho việc chọn tạo vật liệu khởi đầu
cho chọn dòng chịu mặn của lúa. Kết quả cho thấy cả 4 giống lúa đều có khả năng tạo mô sẹo và
khi xử lý mô sẹo ở các nồng độ NaCl 0,03M, NaCl 0,07M và NaCl 0,1M, mô sẹo các giống có tốc
độ sinh trƣởng và khả năng tái sinh chồi khác nhau, cao nhất là giống OM 4498. Đã tạo đƣợc 68
dòng mô và 180 dòng cây xanh phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo.
Từ khoá: nuôi cấy in vitro, mô sẹo, tái sinh cây, tính chịu mặn, lúa.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, lúa (Oryza sativa L.) là cây nông
nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Ở những vùng ven biển, một trong
những nguyên nhân quan trọng làm giảm năng
suất của cây lúa là đất nhiễm mặn. Theo
“Nghiên cứu điển hình phục vụ báo cáo phát
triển con ngƣời 2007-2008“ của UNDP, hiện
nay đồng bằng sông Cửu Long có 1,77 triệu ha
đất nhiễm mặn chiếm 45% diện tích, một số địa
phƣơng khác nhƣ Nam Định và Thanh Hoá
diện tích nhiễm mặn là 7600 ha... Vì vậy,
nghiên cứu khả năng chịu NaCl và tăng cƣờng
khả năng chịu NaCl của các giống lúa nhằm
nâng cao và ổn định sản lƣợng lúa trong điều
kiện nhiễm mặn là một đòi hỏi thực tiễn trong
sản suất nông nghiệp.
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên
cứu ảnh hƣởng của NaCl đến sự sinh trƣởng ở
mức độ mô sẹo của một số giống lúa [1], [2],
[4], [5], [7]. Trong bài báo này, chúng tôi
nghiên cứu ảnh hƣởng của NaCl đến sự sinh
trƣởng ở mức độ mô sẹo của các giống lúa
OM 4498, VND 95 - 20, IR 64, CR203 làm cơ
sở cho việc tuyển chọn giống lúa chịu mặn.
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Vật liệu
Vật liệu nghiên cứu là hạt của các giống lúa:
OM 4498, VND 95 - 20, IR 64 do sở Nông
Tel: 0986059258, Email:
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cần Thơ
cung cấp, CR 203 do sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Bắc Giang cung cấp.
Bảng 1. Đặc điểm của các giống lúa
Giống
Ký
hiệu
Nguồn gốc
Thời
gian sinh
trƣởng
(ngày)
Đặc
tính
OM
4498 OM
Tổ hợp lai
IR
64/OMCS
2000/ IR 64
95-100
Chịu
mặn
khá
VND
95-20
VN
D
Đột biến
phóng xạ
gama Co60
giống IR 64
90-95
Chịu
mặn
khá
IR 64 IR Nhập nội từ
IRRI 95-100 Chịu
mặn
CR
203
CR
203
Chọn lọc từ
giống IR
8423- 132-
622 từ IRRI
110-160
Không
chịu
mặn
Phƣơng pháp
Sử dụng phƣơng pháp nuôi cấy in vitro, theo
các bƣớc sau:
Khử trùng hạt: Các hạt lúa chín đƣợc bóc bỏ
vỏ trấu và khử trùng bằng cồn 70% trong 1
phút, lắc nhẹ trong nƣớc gia ven 60% trong
20 phút. Sau đó tráng nƣớc cất 3 lần.
Tạo mô sẹo: Các hạt sau khi đƣợc khử trùng
đƣợc nuôi cấy trên môi trƣờng MS cơ bản
(Murashige và Skoog, 1962) bổ sung sucrose
3%, aga 0,8%, 2,4D 2mg/l, pH 5,8. Mỗi bình