Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá khả năng chịu lạnh của các giống lúa xuân châu hương, Q5, C27, khang dân, U17 và nhị ưu 63 bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thị Tâm và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 103 - 108
103
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU LẠNH CỦA CÁC GIỐNG LÚA XUÂN CHÂU HƯƠNG,
Q5, C27, KHANG DÂN, U17 VÀ NHỊ ƯU 63 BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY IN VITRO
Nguyễn Thị Tâm, Tăng Thị Ngọc Mai, Chu Hoàng Mậu
*
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, khí hậu thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có những biến
đổi bất thường. Vùng miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ là những khu
vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của lạnh. Những năm gần đây nhiệt độ xuống rất thấp và thời
gian kéo dài hơn, đây chính là nguyên nhân làm giảm năng suất và sản lượng lúa gạo của vùng.
Lúa vụ đông xuân chịu tác động mạnh nhất của nhiệt độ thấp, đặc biệt ở giai đoạn mạ, vì vậy,
nghiên cứu khả năng chịu lạnh và tăng cường khả năng chống chịu với nhiệt độ thấp nhằm nâng
cao năng suất và ổn định sản lượng của các giống lúa là yêu cầu cấp thiết đối với các tỉnh miền núi
phía Bắc và khu vục Bắc Trung Bộ hiện nay. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả đánh
giá khả năng chịu lạnh ở mức độ mô sẹo của 6 giống lúa: Xuân châu hương, Q5, C27, Khang dân,
U17 và Nhị ưu 63 bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro nhằm chọn tạo vật liệu khởi đầu phục vụ chọn
dòng chịu lạnh của lúa. Kết quả cho thấy, xử lý mô sẹo ở nhiệt độ 50C ± 0,50C với các ngưỡng thời
gian (1, 5, 9, 11, 13 và 15 ngày), mô sẹo các giống nghiên cứu có tỷ lệ sống sót, tốc độ sinh trưởng
và khả năng tái sinh chồi khác nhau, giống Xuân châu hương có tỷ lệ sống sót, tốc độ sinh trưởng
và khả năng tái sinh chồi là cao nhất. Kết quả đã tạo được 86 dòng mô và 210 dòng cây xanh đang
trồng ngoài đồng ruộng phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo.
Từ khoá: In vitro, mô sẹo, Oryza sativa, tái sinh cây, chịu lạnh.
∗
MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, lúa (Oryza sativa L.) là cây nông
nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Vùng miền núi phía Bắc, đồng bằng
sông Hồng và Bắc Trung Bộ là những khu
vực sản xuất lúa quan trọng nhưng lại thường
xuyên chịu ảnh hưởng của điều kiện lạnh.
Trong những năm gần đây, vào mùa đông,
nhiệt độ khu vực này thường hạ xuống rất
thấp (dưới 10oC) và kéo dài làm ảnh hưởng
rất lớn đến năng suất và chất lượng lúa nhất là
lúa vụ đông xuân. Vì vậy, nghiên cứu khả năng
chịu lạnh và tăng cường khả năng chịu lạnh của
các giống lúa nhằm nâng cao và ổn định sản
lượng lúa trong điều kiện nhiệt độ thấp là một
đòi hỏi thực tiễn trong sản suất nông nghiệp
và đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu [1], [2], [3], [5]. Để góp phần cùng các
nhà chọn giống tìm ra những giống có khả
năng chịu lạnh tốt, chúng tôi đã tiến hành
∗
Tel: 0913 383 289; Email: [email protected]
đánh giá khả năng chịu lạnh ở mức độ mô
sẹo của 6 giống lúa: Xuân châu hương, Q5,
C27, Khang dân, U17 và Nhị ưu 63, bằng
kỹ thuật nuôi cấy in vitro.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Vật liệu
Vật liệu nghiên cứu là hạt của các giống lúa:
Khang Dân (KD), U17 do sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên cung
cấp, Xuân Châu Hương (XCH), Nhị Ưu 63
(NƯ63), C27 do sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Bắc Kạn cung cấp, Q5 do sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc
Giang cung cấp.
Phương pháp nuôi cấy in vitro
- Khử trùng hạt: hạt lúa chín được bóc bỏ vỏ
trấu và khử trùng bằng cồn 70% trong 1 phút,
lắc nhẹ trong nước javen 60% trong 20 - 25
phút. Sau đó tráng nước cất 3 - 5 lần.
- Tạo mô sẹo: hạt sau khi được khử trùng
được nuôi cấy trên môi trường MS cơ bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn