Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ  và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
130
Kích thước
2.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1592

Đánh giá dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỖ TRỌNG NGHĨA

ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ HỖ TRỢ KINH DOANH

CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2016

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỖ TRỌNG NGHĨA

ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ HỖ TRỢ KINH DOANH

CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh

THÁI NGUYÊN - 2016

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,

chưa công bố tại bất kỳ nơi nào, mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là

những thông tin xác thực.

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Thái Nguyên, ngày 24 tháng 11 năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Trọng Nghĩa

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh, người

đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và

hoàn thành luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Quản lý - Luật

Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên - Đại

học Thái Nguyên đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp đỡ tôi trong quá trình

nghiên cứu, hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh

Thái Nguyên, Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên và các Doanh nghiệp trên địa

bàn tỉnh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Do bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những

thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo

và các bạn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 24 tháng 11 năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Trọng Nghĩa

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN..............................................................................................ii

MỤC LỤC...................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................vii

DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ.............................................viii

MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 4

4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ................................................................. 4

5. Bố cục của đề tài ....................................................................................... 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ

KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA...... 6

1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 6

1.1.1. Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh (DVHTKD).............................................. 6

1.1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................. 11

1.1.3. Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.......... 13

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVHTKD cho các DNN&V tại

Việt Nam ..................................................................................................... 21

1.2. Kinh nghiệm phát triển DVHTKD của các nước trên thế giới và một số

địa phương tại Việt Nam............................................................................. 36

1.2.1. Kinh nghiệm của Mỹ......................................................................... 36

1.2.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ ................................................................... 38

1.2.3. Kinh nghiệm của Việt Nam .............................................................. 39

1.2.4. Bài học kinh nghiệm về phát triển DVHTKD cho các doanh nghiệp tại

Thái Nguyên................................................................................................ 42

iv

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................... 46

2.1. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 46

2.2. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ................................................. 46

2.2.1. Mô hình nghiên cứu .......................................................................... 46

2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 46

2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 47

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................ 47

2.3.2. Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu.................................................... 50

2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin ...................................................... 50

2.4. Thang đo nghiên cứu và mã hóa dữ liệu.............................................. 54

2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................... 55

Chương 3 ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ HỖ TRỢ KINH DOANH CHO CÁC

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI

NGUYÊN.................................................................................... 56

3.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên................... 56

3.1.1. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên .............. 56

3.1.2. Khái quát thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên

địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua ............................................ 62

3.2. Đánh giá dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên..................................................................... 64

3.2.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu................................................... 64

3.2.2. Khảo sát dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên..................................................................... 65

3.2.3. Sự ảnh hưởng của chất lượng DVHTKD tới sự hài lòng của các

DNN&V trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên..................................................... 68

3.2.4. Khảo sát nhu cầu sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trong ngắn hạn

và dài hạn tại tỉnh Thái Nguyên .................................................................. 77

v

3.3. Đánh giá chung về dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ

và vừa tại tỉnh Thái Nguyên........................................................................ 79

3.3.1. Những kết quả đạt được .................................................................... 79

3.3.2. Những khó khăn, tồn tại và hạn chế chủ yếu.................................... 80

3.3.3. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế ............................ 83

Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH

VỤ HỐ TRỢ KINH DOANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP

NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN........ 86

4.1. Định hướng, mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh

Thái Nguyên ............................................................................................... 86

4.1.1. Định hướng........................................................................................ 86

4.1.2. Mục tiêu............................................................................................. 87

4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển DVHTKD cho các

DNN&V tại tỉnh Thái Nguyên.................................................................. 89

4.2.1. Nhóm các giải pháp về phía chính quyền địa phương........................... 89

4.2.2. Nhóm các giải pháp về phía doanh nghiệp sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh

doanh ........................................................................................................... 90

4.2.3. Nhóm các giải pháp về phía doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh

doanh ........................................................................................................... 92

4.3. Một số kiến nghị................................................................................... 96

KẾT LUẬN................................................................................................ 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 100

PHỤ LỤC................................................................................................. 102

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CN Công nghiệp

CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

DN Doanh nghiệp

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

DNN&V Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DV Dịch vụ

DVHTKD Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam ................... 12

Bảng 1.2. Phân loại DVHTKD theo Mạng lưới hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ

và vừa........................................................................................ 14

Bảng 3.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015............................................. 57

Bảng 3.2. Doanh nghiệp ngoài nhà nước hạch toán độc lập đang hoạt động

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .................................................. 63

Bảng 3.3. Thông tin về các đối tượng khảo sát......................................... 64

Bảng 3.4. Phân tích độ tin cậy các nhân tố ............................................... 68

Bảng 3.5. Kết quả phân tích KMO của nhân tố độc lập ........................... 70

Bảng 3.6. Ma trận nhân tố xoay ................................................................ 71

Bảng 3.7. Mô hình điều chỉnh sau phân tích Cronbach’s Alpha và nhân tố

khám phá................................................................................... 72

Bảng 3.8. Kết quả phân tích KMO của nhân tố phụ thuộc ....................... 72

Bảng 3.9. Kết quả phân tích tương quan Pearson ..................................... 73

Bảng 3.10. Kết quả hồi quy tuyến tính đa biến........................................... 74

Bảng 3.11. Kiểm định ý nghĩa thống kê ANOVA...................................... 74

Bảng 3.12. Các hệ số hồi quy...................................................................... 75

Bảng 3.13. Kiểm định các giả thuyết thống kê ........................................... 76

viii

DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ

ĐỒ THỊ

Đồ thị 3.1. Tỷ lệ sử dụng các loại hình dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ................ 65

Đồ thị 3.2. Khó khăn chính khi tham gia thuê ngoài DVHTKD .................... 66

Đồ thị 3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định............................................... 67

Đồ thị 3.4. Tỷ lệ doanh nghiệp muốn sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh phân

theo từng loại dịch vụ trong ngắn hạn trên tổng số doanh nghiệp

được khảo sát ................................................................................ 77

Đồ thị 3.5. Tỷ lệ doanh nghiệp muốn sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh phân

theo từng loại dịch vụ trong dài hạn trên tổng số doanh nghiệp được

khảo sát ......................................................................................... 78

HÌNH

Hình 1.1: Liên hệ giữa dịch vụ cảm nhận và sự trung thành của Khách hàng ..30

Hình 1.2: Mô hình SERQUAL của Parasuraman và các cộng sự ................ 32

Hình 1.3: Mô hình SEVRPERF của Cronin và Taylor................................. 34

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của đề tài...................................................... 46

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Các nhân tố cơ bản của DVHTKD................................................ 22

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Vào những năm cuối của thế kỷ XX, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

(DVHTKD) đã trở thành một lĩnh vực không thể thiếu, đóng vai trò thiết yếu

trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nhỏ và

vừa nói riêng. Tài liệu hội thảo “Phát triển các thị trường thương mại cho các

dịch vụ phát triển kinh doanh (BDS)” (Alexandra & Mary, 2003) đã đưa ra khái

niệm về các dịch vụ phát triển kinh doanh là một loạt các dịch vụ rộng khắp

được các doanh nghiệp sử dụng để giúp họ hoạt động có hiệu quả và phát triển

kinh doanh với mục đích rộng lớn hơn là góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo công

ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo. Thực tế, trong xu thế phát triển của kinh tế

thế giới, các doanh nghiệp phát triển với quy mô lớn hiện tại không thể “ôm”

hết các hoạt động trong sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó mà

thực hiện thuê ngoài các dịch vụ kinh doanh hỗ trợ; tại đây các doanh nghiệp

có sự phân công lại rất sâu và xu thế hiện đại là khai thác tối đa công nghiệp hỗ

trợ và các dịch vụ trợ giúp. DVHTKD được tạo ra nhằm phục phụ từ bên ngoài

đối với mỗi tổ chức kinh doanh riêng lẻ, thay vì các doanh nghiệp đó mở rộng

quy mô kinh doanh để tự phục vụ. Các loại hình DVHTKD có thể kể đến là:

dịch vụ tư vấn quản lý, dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch vụ marketing, dịch vụ đào

tạo, dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ, dịch vụ hỗ trợ

phát triển công nghệ thông tin…

Chính các DVHTKD đóng vai trò quan trọng, giúp nền kinh tế được

chuyên môn hóa theo từng khâu, nâng cao chất lượng công việc đồng thời giải

phóng doanh nghiệp ra khỏi các công việc không thực sự là chuyên môn sâu

của doanh nghiệp đó. DVHTKD cũng được coi là một trong những nhân tố

cạnh tranh trong hoạt động của doanh nghiệp nói chung cũng như thu hút đầu

tư nước ngoài của một quốc gia nói riêng. Các dịch vụ này chiếm vị trí then

chốt trong cơ sở hạ tầng của bất kỳ nền kinh tế nào và là dịch vụ đầu vào cho

tất cả các ngành công nghiệp, sản xuất, hàng hóa và dịch vụ.

2

Trên thực tế, vai trò của DVHTKD đối với sự phát triển của doanh nghiệp

nói riêng và của nền kinh tế nói chung đã được ghi nhận rộng rãi trên toàn thế giới.

Ở một số nước như Singapore, DVHTKD đóng góp tới 15% tổng sản phẩm quốc

nội; tại một số nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển quốc tế (ODEC) thì

DVHTKD thường có mức tăng trưởng bình quân khoảng 10%/ năm.

Trong khi đó tại Việt Nam, DVHTKD mới chỉ bắt đầu phát triển và

chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng sản phẩm quốc nội (khoảng 1%) và với mức

tăng trưởng rất thấp từ 1-2%/năm. Với số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa

(DNN&V) chiếm tới 90% tổng số lượng doanh nghiệp thì các dịch vụ này càng

chiếm vị trí quan trọng, giúp các doanh nghiệp có sự hỗ trợ về chuyên môn,

khắc phục được những nhược điểm do doanh nghiệp không đủ sức tự thực hiện

một số hoạt động sản xuất kinh doanh có chất lượng và hiệu quả, đặc biệt đối

với doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô hoạt động và đổi mới thiết bị công

nghệ, nâng cao hiệu quả kinh doanh… Các DNN&V có thể hưởng lợi ích từ

những DVHTKD với mức độ hiệu quả cao nhất so với kết quả mà doanh nghiệp

tự thực hiện tính trên một đồng chi phí bỏ ra. DVHTKD sẽ giúp doanh nghiệp

tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động, tiếp cận thị trường mới, tăng doanh

thu, cải tiến năng suất và tăng trưởng.

Tại tỉnh Thái Nguyên, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của các ngành

kinh tế khác, các DVHTKD cũng phát triển rất mạnh mẽ. Xuất phát từ thực

trạng kinh tế tỉnh Thái Nguyên đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa do đó hàng loạt các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, TNHH cung

ứng các DVHTKD đã được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của

các doanh nghiệp không chỉ tại tỉnh Thái Nguyên mà còn các doanh nghiệp trên

cả nước. Các doanh nghiệp này thực sự đóng góp vào sự năng động và phát

triển của các doanh nghiệp tại khu vực nói chung, cũng như của tỉnh Thái

Nguyên nói riêng. Tuy nhiên thực tế chỉ ra rằng các doanh nghiệp trên địa bàn

tỉnh thường phải sử dụng các dịch vụ đến từ các công ty cung ứng từ Hà Nội.

Rất nhiều các DVHTKD tại tỉnh Thái Nguyên còn chưa đa dạng và chất lượng

3

không cao. Từ đó rất nhiều vấn đề bức xúc được đặt ra trên cả khía cạnh quản

lý nhà nước lẫn trên góc độ các khó khăn gặp phải của các doanh nghiệp cung

cấp dịch vụ hỗ trợ. Như vậy, vấn đề nghiên cứu tìm hiểu thực trạng và hướng

phát triển các DVHTKD là rất cần thiết để thúc đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tăng

trưởng kinh tế, cũng như tăng cường năng lực quản lý, khả năng cạnh tranh của

các doanh nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên từ đó sẽ tạo ra những cải thiện đáng kể

cho môi trường đầu tư của tỉnh. Ngoài ra, điểm đáng chú ý ở đây là để thúc đẩy

sự phát triển bền vững của thị trường các DVHTKD, cần có những nghiên cứu

toàn diện về nhu cầu của các doanh nghiệp đối với DVHTKD để đưa ra các

giải pháp giúp các doanh nghiệp cung ứng DVHTKD nâng cao năng lực cung

ứng để phù hợp với yêu cầu đặt ra.

Do đó, phát triển DVHTKD có tính cạnh tranh cao, với các loại dịch vụ

phong phú, chất lượng và giá cả hợp lý cho các doanh nghiệp, đặc biệt là

DNN&V trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh hội nhập là một trong

những yêu cầu có tính thực tế, phù hợp với mục tiêu chung về chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của tỉnh Thái Nguyên

theo nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIX Đảng bộ Tỉnh nhiệm kỳ 2015 –

2020, trong đó cơ cấu kinh tế tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất CN, TMDV,

giảm dần một cách hợp lý tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp.

Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nói trên, tác giả đã lựa

chọn đề tài “Đánh giá dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ

và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung

Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng dịch vụ hỗ trợ kinh

doanh cho các DNN&V trên địa bàn của tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất

giải pháp nhằm phát triển DVHTKD cho các DNN&V trên địa bàn tỉnh này,

góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển CNH – HĐH đất nước từ

nay đến năm 2025.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!