Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá cơ hội và thách thức của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm trong hoạt động xuất khẩu
MIỄN PHÍ
Số trang
73
Kích thước
436.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1115

Đánh giá cơ hội và thách thức của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm trong hoạt động xuất khẩu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sẽ mang lại một lợi ích to lớn

không chỉ về kinh tế mà còn về văn hóa xã hội. So với những nhóm hàng khác,

hàng thủ công mỹ nghệ được coi là nhóm hàng có tỉ lệ thực thu sau xuất khẩu rất

cao do sử dụng đến 95 % nguyên liệu sẵn có và rẻ tiền trong nước. Thúc đẩy

hàng thủ công mỹ nghệ còn tạo được công an việc làm cho rất nhiều người lao

động, đặc biệt là lao động nhàn rỗi, tại chỗ góp phần ổn định kinh tế nông thôn

và giảm tệ nạn xã hội, duy trì và bảo vệ nền văn hóa dân tộc. Đây là những lợi

ích đem lại cho toàn nền kinh tế quốc dân và hoạt động này cũng có vai trò rất

quan trọng đối với Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm.

Là một đơn vị với nghiệp vụ kinh doanh chính là xuất khẩu hàng thủ công

mỹ nghệ, thì đây được coi là vấn đề quan trọng nhất, luôn được đưa ra trong

định hướng chiến lược của Công ty. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã mang

lại lợi nhuận cao cho công ty do Công ty có nhiều ưu thế về xuất khẩu mặt hàng

này. Hầu hết các cán bộ nhân viên đều nắm rõ về mặt hàng này, công ty còn có

mối quan hệ chặt chẽ và lâu đời với các cơ sở chân hàng, có mối quan hệ rộng

với nhiều cơ sở trong nước điều này giúp cho hàng thủ công mỹ nghệ của công

ty khá phong phú, đa dạng về mẫu mã, thu hút được sự chú ý của khách hàng.

Hoa Kỳ là một thị trường truyền thống và luôn đứng đầu về kim ngạch xuất

khẩu sang các khu vực thị trường của công ty. Đặc biệt trong những năm gần

đây thị trường này có nhu cầu rất lớn về hàng thủ công mỹ nghệ, họ rất chú ý

đến mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, họ đánh giá cao về độ tinh xảo

trong từng họa tiết hoa văn trên mỗi sản phẩm mang đậm sắc văn hóa dân tộc.

Điều này cho thấy phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường

Hoa Kỳ là một cơ hội cho công ty.

Đặng Khánh Linh 1 Lớp KDQT 48B

Song cũng phải nhìn nhận rằng việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang

thị trường Hoa Kỳ đã đặt ra rất nhiều thách thức cho công ty Cổ phần Xuất

Nhập Khẩu Tạp Phẩm. Đó là thách thức về một thị trường Hoa Kỳ khó tính, là

hệ thống luật pháp chặt chẽ; là hệ thống rào cản chằng chịt…và còn vô vàn

những thách thức khác nữa cũng quan trọng không kém. Vì vậy việc đánh giá,

phân tích những cơ hội bên cạnh những thách thức mà môi trường kinh doanh

đặt ra cho công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp phẩm trong lĩnh vực xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ để biến thách thức thành cơ hội,

tận dụng cơ hội để phát triển hoạt động kinh doanh là điều rất đáng quan tâm.

Sau một thời gian thực tập ở Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm

dưới sự hướng dẫn của TS. Đàm Quang Vinh - giảng viên trường ĐH Kinh Tế

Quốc Dân và các cán bộ nhân viên trong công ty tôi đã chọn đề tài :"Đánh giá cơ

hội và thách thức của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm trong

hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ”.

Với mục đích tìm hiểu , đánh giá những cơ hội và thách thức dành cho công ty

trong thời gian gần đây, từ đó phân tích, tổng hợp, đề xuất một số giải pháp nhằm

góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty hơn nữa trong thời gian tới.

2. Đối tượng, mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu

• Đối tượng nghiên cứu: cơ hội và thách thức dành cho công ty trong lĩnh vực

xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ

• Mục tiêu nghiên cứu: nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu

• Để đạt được mục tiêu đó cần thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu là:

• Tìm hiểu hoạt động xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ của công ty sang Hoa

Kỳ

Đặng Khánh Linh 2 Lớp KDQT 48B

• Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu đồ thủ công mỹ

nghệ sang Hoa Kỳ, đánh giá những mặt được và chưa được của hoạt động

xuất khẩu đó.

• Đánh giá những cơ hội, thách thức của môi trường bên ngoài tạo ra; điểm

mạnh, điểm yếu ngay từ môi trường bên trong công ty đối với hoạt động

xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ sang Hoa Kỳ.

• Đề ra các giải pháp để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất

khẩu đồ thủ công mỹ nghệ sang Hoa Kỳ của công ty.

3. Phạm vi nghiên cứu

• Phạm vi thời gian: từ quý I năm 2007 đến hết quý I năm 2010

• Phạm vi không gian: nghiên cứu đối với sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ,

xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

• Giác độ nghiên cứu: giác độ Nhà nước và doanh nghiệp

4. Phương pháp nghiên cứu

• Phương pháp nghiên cứu về số liệu theo chuỗi ( từ 2007 đến quý I 2010)

5. Kết cấu của chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên

đề bao gồm 3 phần chính:

Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm và các

yếu tố ảnh hưởng tới việc xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ của công ty sang thị

trường Hoa Kỳ

Chương 2: Những cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu đồ thủ

công mỹ nghệ của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm sang thị trường

Hoa Kỳ

Đặng Khánh Linh 3 Lớp KDQT 48B

Chương 3: Các giải pháp đón bắt cơ hội và đương đầu thử thách đối với hoạt

động xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu

Tạp Phẩm sang thị trường Hoa Kỳ

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU

TẠP PHẨM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC XUẤT

KHẨU ĐỒ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY SANG THỊ

TRƯỜNG HOA KỲ

1.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM

1.1.1. Khái quát về lĩnh vực kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ

1.1.1.1. Khái niệm đồ thủ công mỹ nghệ

Đồ thủ công mỹ nghệ là các sản phẩm được làm từ nguyên liệu chính là

mây tre, đất sét, gỗ… kết cùng với bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, tất cả làm

nên một thứ sản phẩm đậm chất sáng tạo, tính nghệ thuật và tính sử dụng cao.

Đồ thủ công mỹ nghệ được sử dụng làm vật trang trí làm đẹp cho nhiều

loại không gian sống khác nhau, thường có tuổi thọ và giá thành tương đối cao.

Chúng ngày càng được ưa chuộng tại các thị trường lớn như châu Mỹ, châu Âu

và châu Á.

Dưới đây là một số hình ảnh về đồ thủ công mỹ nghệ do công ty xuất khẩu.

Đặng Khánh Linh 4 Lớp KDQT 48B

Hàng mây tre đan

Đồ gốm sứ

1.1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ trên thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ thị

trường châu Á, bởi chi phí sản xuất ở trong nước về lĩnh vực này thường cao

hơn hẳn ở thị trường châu Á, độ tinh xảo trong từng thiết kế cũng không thể

sánh được với các sản phẩm đến từ châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.

Người dân Hoa Kỳ lại rất ưa chuộng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ

bởi nó có nguồn gốc tự nhiên lại có tính nghệ thuật cao đồng thời họ lại có mức

sống rất cao.

Theo thống kê, trên thị trường Hoa thị trường đỗ thủ công mỹ nghệ

được chia ra như sau: 32,34% Trung Quốc, 8,55% cho Canada, 4,46% cho

nhập khẩu Italia và chỉ có khoảng 2% là dành cho Việt Nam.

Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nhiều nhất trên

thế giới, chủ yếu là hàng mây tre, hàng gốm sứ, thảm, rèm mành, các sản phẩm

thêu, đá quý mỹ nghệ… Các mặt hàng trên đều là những sản phẩm mà Việt Nam

có khả năng cạnh tranh tốt.

Điều đó lý giải vì sao kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam

sang Hoa Kỳ ngày càng tăng, và đạt mức tăng cao nhất là 76% vào năm 2002,

năm đầu tiên thực hiện BTA- Hiệp định Thương Mại Song Phương được ký

giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu loại hàng này của Việt Nam

sang Hoa Kỳ đã đạt 55,2 triệu USD năm 2004 so với con số 13,1 triệu USD năm

Đặng Khánh Linh 5 Lớp KDQT 48B

2000, và đạt mức 73,5 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2005 và được nhiều

chuyên gia nhận định rằng sẽ tăng trưởng hơn nữa.

Điều này vẫn là một con số nhỏ bé song phần nào cũng chứng tỏ được

rằng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam là được tại Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là một

thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ

ở Việt Nam khai thác và phát triển.

1.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu

Tạp Phẩm

1.1.2.1. Lịch sử hình thành

Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm tiền thân là doanh nghiệp

Nhà Nước, trực thuộc Bộ Thương Mại ( nay là Bộ Công Thương), được thành

lập từ 05/03/1956. Năm 2006 công ty chuyển sang hình thức công ty cổ phần.

Trong các thời kỳ khác nhau, sự phát triển kinh doanh mặt hàng xuất

nhập khẩu của công ty đã không ngừng phát triển và đáp ứng tương đối tốt các

nhu cầu kinh tế.

Các thông tin chính về công ty:

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM

Tên giao dịch: Vietnam National Sundries Import & Export Corporation

Địa chỉ: 36 Bà Triệu, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3825 3111

Fax: (84-4) 3825 5917

Email: [email protected]

Website: http://tocontapphanoi.com

Tổng Giám đốc: Ông Cao Văn Thủy

Đặng Khánh Linh 6 Lớp KDQT 48B

1.1.2.2. Quá trình phát triển

Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm được thành lập năm 1956

và là 1 trong 13 đầu mối xuất nhập khẩu của cả nước khi đó. Công ty chuyên

kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu: hàng gia dụng, giày da, sản

phẩm cao su, quần áo .

Từ năm 1980-1990, hòa vào xu thế mở cửa của cả nước, công ty

chuyển sang lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, đa dạng các mặt

hàng xuất nhập khẩu như : thủ công mỹ nghệ , hàng may mặc, nông sản, hải sản

và mở rộng thị trường sang các châu lục như Châu Âu, Châu Á, Mĩ, Canada,

Úc…

Năm 2002, Công ty mở rộng phạm vi trên lĩnh vực xuất khẩu lao động,

kinh doanh phát triển nhà và văn phòng, kinh doanh kho bãi và các dịch vụ hỗ

trợ giáo dục .

Công ty luôn lấy uy tín làm tôn chỉ trong tất cả các hoạt động kinh doanh

của mình . Chính vì điều đó, các đối tác của công ty luôn nhận được sự hài lòng

trong quan hệ, sản phẩm chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Với hơn 50 năm kinh

doanh trong lĩnh vực ngoại thương, Công ty tin tưởng sẽ mang lại cho khách hàng

sản phẩm chất lượng cao nhất, dịch vụ hoàn hảo nhất với giá cả cạnh tranh.

Các chi nhánh của công ty:

• Chi nhánh tại Hải Phòng:

•Địa chỉ: 96A Nguyễn Đức Cảnh, Tp Hải Phòng

•Điện thoại: +84 31 3700 752

•Fax: +84 4 3700 512

•Hoạt động chính: Kinh doanh, giao nhận các sản phẩm tại cảng Hải Phòng

• Chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh:

Đặng Khánh Linh 7 Lớp KDQT 48B

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!