Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá chuỗi cung ứng của FORD.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bài thảo luận đánh giá chuỗi cung ứng của Ford
I. Giới thiệu công ty
1. Giới thiệu chung
Công ty Ford Motor là một công ty đa quốc gia Hoa Kỳ và là nhà sản xuất
xe ôtô lớn hàng thứ 5 trên thế giới theo số lượng xe bán ra toàn cầu, theo sau
Toyota, General Motors, Volkswagen và Hyundai-Kia. Có trụ sở tại Dearborn,
Michigan, ngoại ô Detroit, hãng được thành lập bởi Henry Ford và các cổ đông
vào ngày 16 tháng 6 năm 1903. Ngoài các chi nhánh của Lincoln, và Mercury,
Ford cũng sở hữu Volvo của Thụy Điển, và một ít cổ phần trong Mazda của
Nhật và Aston Martin của Anh. Các công ty trước đây ở Anh của Ford như
Jaguar và Land Rover đã được bán cho Tata của Ấn Độ vào tháng 3 năm 2008.
Ford đã đưa ra các phương pháp sản xuất xe với số lượng lớn và quản lý
workfoce công nghiệp trên quy mô lớn sử dụng dây chuyền sản xuất được kỹ
thuật hóa một cách tinh vi đặc biệt là các dây chuyền lắp ráp di động. Các
phương pháp của Henry Ford trở nên nổi tiếng khắp thế giới vào năm 1914.
Năm 2007, Ford rớt từ hạng từ thứ 2 xuống thứ 3 trong thị trường xe ở Hoa
Kỳ và là lần đầu tiên trong vòng 56 năm qua, chỉ đứng sau General Motors và
Toyota. Tuy nhiên, Ford thường bán chạy hơn Toyota chỉ trong vài tháng (gần
đây nhất vào các tháng hè năm 2009). Vào năm 2008, Ford là nhà sản xuất ô tô
lớn thứ 2 ở thị trường châu Âu (chỉ đứng sau Volkswagen) với số lượng bán
thường cao hơn các hãng này ở Hoa Kỳ và các thị trường ở Đức, Ý, và Anh.
Ford là công ty đứng hàng thứ 7 ở Hoa Kỳ trong danh sách Fortune 500 năm
2008 dựa trên lợi nhuận của công ty trên toàn cầu năm 2008 là 146,3 tỷ USD.
Năm 2008, Ford sản xuất 5,532 triệu xe ô tô và có số lượng nhân viên khoảng
213.000 người thuộc 90 nhà máy và chi nhánh trên toàn thế giới. Từ năm 2007,
Ford nhận được nhiều giải thưởng về khảo sát chất lượng ban đầu từ J. D. Power
and Associates hơn các hãng khác. 5 trong số các loại xe của Ford được xếp vào
nhóm đầu và 14 loại xe được xếp vào nhóm 3.
2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Được sáng lập bởi Henry Ford, đến năm 1903 Ford đã trở thành tập đoàn
công nghiệp ô tô hàng đầu thế giới. Đến nay, hãng đã sở hữu rất nhiều nhãn mác
xe hơi nổi tiếng thế giới bao gồm Lincoln và Mercury tại Mỹ; Jaguar, Aston
Martin và Land Rover tại Anh; và Volvo tại Thụy Điển. Ford cũng nắm một
phần ba số cổ phiếu của Mazda. Đứng thứ ba trong số những hãng ôtô bán chạy
nhất thế giới vào năm 2005, tập đoàn này còn là một trong mười tập đoàn có
doanh thu cao nhất. Năm 1999, Ford được đánh giá là một trong những nhà sản
xuất ô tô có mức sinh lợi lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây,
tình hình kinh doanh của công ty không mấy khả quan; kể từ năm 1995 đến nay,
Ford không giành thêm được thị phần nào ở khu vực Bắc Mỹ
Henry Ford (1863 – 1947)
a. Thành tựu ban đầu
Ford ra đời từ một nhà máy chuyên nâng cấp xe wagon vào năm 1903 với số
vốn tiền mặt là $28.000 của 12 cổ đông. Trong những năm đầu khi mới thành
lập, công ty chỉ sản xuất được vài chiếc ôtô mỗi ngày tại nhà máy nằm trên đại
lộ Mack ở Detroit. Henry Ford thành lập ra hãng Ford năm ông 40 tuổi. Và từ đó
đến nay Ford trở thành một trong những công ty lớn nhất và mang lại nhiều lợi
nhuận nhất trên thế giới. Đây cũng là một trong số ít các công ty đã trụ vững
được sau cuộc Đại suy thoái kinh tế. Từ hơn 100 năm nay, hãng luôn nằm dưới
sự lãnh đạo của các thành viên trong gia đình Ford.
Chiếc Ford Model T trên hình của 1 tấm card năm 1908
Năm 1908, Ford cho ra đời chiếc Ford model T đầu tiên được sản xuất tại nhà
máy Piquette. Sau đó ít lâu công ty đã chuyền tới một nhà máy rộng hơn là
Highland park để kịp đáp ứng nhu cầu của khách hàng về dòng xe Model T. Đến
năm 1913, công ty đã đạt được những kỹ thuật căn bản của phương pháp sản
xuất theo dây chuyền lắp ráp và sản xuất hàng loạt; và cùng năm đó, Ford giới
thiệu dây chuyền lắp ráp tự động đầu tiên trên thế giới. So với việc lắp ráp thủ
công, dây chuyền này đã tiết kiệm thời gian sản xuất trong tháng 10 từ 12 tiếng
30 phút xuống còn 2 tiếng 40 phút. Tuy nhiên, phương pháp này không phổ biến
lắm và chi phí cho công nhân lại rất lớn. “Chi phí’ ở đây nghĩa là chi phí cho
việc đào tạo và thuê công nhân có tay nghề thấp. Ford là công ty đầu tiên ở Mỹ
áp dụng chính sách lương tối thiểu và tuần làm việc 40 tiếng trước khi chính phủ
cho thi hành đạo luật này. Tháng 1 năm 1914, hãng đã nâng cao tính hiệu quả
của công ty bằng cách tăng lương gấp đôi cho nhân viên và áp dụng giờ làm
việc 8 tiếng/ngày thay vì 9 tiếng như trước đây. Hãng tiến hành thuê những công
nhân lành nghề và từ đó năng suất lao động tăng vọt còn số lượng nhân công từ
bỏ công việc giảm đi rõ rệt do chi phí sản xuất giảm. Ford lại tiếp tục giảm giá
sản phẩm và thiết lập nên mạng lưới đại lý phân phối độc quyền trung thành với
nhãn mác.
Dây chuyền lắp ráp xe của Ford (1913)
Cuối năm 1913, Ford là nhà cung cấp 50% số xe tại thị trường Mỹ và đến năm
1918 một nửa số xe trên nước Mỹ là Model T của Ford. Henry đã từng nói: “
Khách hàng muốn lựa chọn sơn xe màu nào cũng được không nhất thiết phải là
mầu đen.” bởi vì lúc đó sơn màu đen là loại sơn khô nhanh nhất, tốt nhất. Những
mẫu xe ban đầu thường có sẵn nhiều loại màu sơn.
Năm 1951, Henry Ford thực hiện sứ mệnh hoà bình bằng một chuyến công du
tới Châu Âu. Ông cùng với những người yêu hoà bình khác đã nỗ lực hết mình
nhằm ngăn chặn cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Uy tín cá nhân Ford được
nhân lên gấp bội. Ford tiếp tục những nỗ lực của mình bên cạnh hình ảnh chiếc
Model T đang trở thành bạn đồng hành của quân đội đồng minh.