Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đằng sau cuộc cách mạng Chăn nuôi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nh×n ra thÕ giíi
37 T¹p chÝ ch¨n nu«i sè 6 – 08
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
ĐẰNG SAU CUỘC CÁCH MẠNG CHĂN NUÔI
Achilles Costale, Pierre Gerber và Henning Steinfeld
S.T***
Do dân số tăng, do có nhiều khách hàng
giàu có và đô thị hóa nên nảy sinh nhu cầu
ngày càng tăng về sản phẩm động vật, và đó
là nền tảng dẫn đến sự thay đổi cấu trúc của
toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm. Các mặt
hàng phân phối, chế biến và sản xuất đều bị
chi phối. Những nét đặc điểm của “cuộc cách
mạng chăn nuôi” này là sự nổi trội của các cửa
hàng bán lẻ cỡ lớn, xu thế tổ chức chuỗi thực
phẩm liên kết và điều phối theo chiều dọc từ
trên xuống, công nghiệp hóa quá trình sản
xuất. Mỗi sự thay đổi trên có thể nảy sinh các
rào cản đối với người buôn bán nhỏ; Sự tồn tại
của “cuộc cách mạng” này không thể tương
hợp với sự tồn tại của sản xuất chăn nuôi quy
mô nhỏ.
Hơn thế nữa, sự thay đổi về cấu trúc đi
kèm theo việc tăng cường sử dụng lương thực
làm thức ăn chăn nuôi, dấy lên những vấn đề
về an ninh lương thực và nghèo đói. Công
nghiệp hóa nếu quản lý kém sẽ hủy hoại môi
trường. Bài viết này trình bày tỉ mỉ từng yếu tố
và nêu vấn đề để các nhà quyết định chính
sách phải suy tính khi hưởng ứng cuộc “cách
mạng chăn nuôi”.
Lan tỏa các cửa hàng bán lẻ cỡ lớn (siêu
thị)
Thu nhập ngày càng tăng và tiếp tục đô thị
hóa ở các nước đang phát triển dẫn đến dân
chúng Âu hóa bữa ăn và thay đổi hệ thống cung
ứng thực phẩm. Việc tăng số lượng khách hàng
giàu có ở đô thị các nước đang phát triển gắn
liền với việc xuất hiện và mở rộng nhiều cửa
hàng bán lẻ cỡ lớn, nhất là các siêu thị để đáp
ứng và có thể vừa để hướng dẫn cho các yêu
cầu về tiện lợi, đa dạng và bảo đảm chất lượng.
Đối tượng chính của siêu thị ở các nước đang
phát triển là tầng lớp trung lưu thành phố,
nhưng do cạnh tranh giữa các đối thủ đồng cấp
mà cùng một mặt hàng nhưng họ hạ giá bán.
Nhờ vậy, những hộ thu nhập thấp có cơ hội mở
rộng sức mua túi tiền của họ dành cho thực
phẩm.
Sự thâm nhập một cách nhanh chóng với
quy mô và tốc độ khác nhau của các siêu thị là
một hiện tượng mới, có thật, nhất là 5-10 năm
gần đây ở thế giới các nước đang phát triển.
Theo Reardon và Timmer (2005) có 3 làn sóng
lan truyền siêu thị xảy ra kế tiếp nhau. Làn
sóng thứ nhất bao trùm phần lớn các nước Mỹ
La Tinh và Đông Á (trừ Trung Quốc), phía Bắc
Trung Âu và Nam Phi. Ở các nước này, thời kỳ
những năm 1970 - 1980 đã từng có một số
siêu thị, nhưng đó là những hãng địa phương
với vốn đầu tư trong nước, chọn những địa
điểm thích hợp ở các đô thị chính để cung ứng
thực phẩm cho lớp người giàu có. Trước
những năm 1990 các siêu thị này chỉ mới dịch
vụ được 5-10% thực phẩm. Nhưng từ năm
2000 các siêu thị hiện đại đã nắm được 50-
60% hàng thực phẩm bán lẻ. Làn sóng siêu thị
lần thứ hai xuất hiện vào giữa những năm
1990, bao trùm một phần Trung Mỹ và Mehico,
Nam Á và các nước phía Nam Trung Âu, trước
những năm 2000 các siêu thị đã nắm 30-50%
hàng thực phẩm bán lẻ; chỉ sau những năm
1990 làm sóng siêu thị thứ ba mới cất cánh.
Làn sóng này phủ các nước Trung Quốc, Ấn
Độ, Nga, một vài nước Nam Mỹ, Nam Á và một
số nước Châu Phi. Giữa những năm 2000 thị
phần thực phẩm bán lẻ của các siêu thị đã đạt
10-20%.