Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dàn ý đề: Vì sao tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao được coi là
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
117.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1583

Dàn ý đề: Vì sao tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao được coi là

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: Dàn ý chi tiết đề: Vì sao tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao được coi

là "tuyên ngôn nghệ thuật" của nhiều nhà văn ở thời kì đầu cuộc kháng

chiến chống Pháp

Bài làm

DÀN BÀI CHI TIẾT

I. Mở bài

Ít có nhà văn lại trăn trở nghĩ suy về ngòi bút của mình như Nam Cao và ông

đã gửi gắm những suy nghĩ đó vào tác phẩm như là những tuyên ngôn nghệ

thuật của người cầm bút. Từ Trăng sáng (1943) với việc dứt khoát đứng về phía

"nghệ thuật vị nhân sinh", đến Đời thừa (1943) nhấn mạnh tính sáng tạo trong

ngòi bút để làm tròn sứ mạng cao quý của nghề văn, đến Đôi mắt (1948) ông

lại đặt ra vấn đề cách nhìn của nhà văn trong sáng tác nghệ thuật ở thời kì đầu

cuộc kháng chiến chống Pháp mà Tô Hoài đã coi đó là tuyên ngôn nghệ thuật

của thế hệ nhà văn lúc bấy giờ. II. Thân bài

1. Vì sao Đôi mắt được coi là "Tuyên ngôn nghệ thuật" của nhiều nhà văn

ở thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp?

- Viết Đôi mắt, Nam Cao đặt ra một vấn đề bức xúc và cốt tử của nhà văn nghệ

sĩ lúc bấy giờ: vấn đề cách nhìn, quan điểm. Ở đây là quan điểm đối với cuộc

kháng chiến, đặc biệt là đối với nhân dân, những người đã làm nên cuộc Cách

mạng tháng Tám và đang đóng vai trò chủ chốt trong cuộc kháng chiến. Không

chỉ là cách nhìn, quan điểm mà nội dung tác phẩm còn đặt vấn đề sâu hơn, gốc

gác hơn: Vấn đề lập trường của nhà văn đối với cuộc kháng chiến của dân tộc. - Vì sao Nam cao lại đặt ra vấn đề cách nhìn vào thời điểm ấy? Và đặt ra cho ai?

Đó là lớp văn nghệ sĩ trước 1945, tuy yêu nước và có tinh thần dân tộc, đi theo

cách mạng, nhưng chưa thật hiểu cách mạng, hiểu nhân dân và kháng chiến. Họ

còn nhiều hoài nghi, phân vân, do dự trước cuộc kháng chiến của dân tộc. Như

vậy thì làm sao có thể nhìn đúng để viết đúng được, làm sao có thể phục vụ

cuộc kháng chiến bằng ngòi bút của mình? Họ đang "tìm đường" và "nhận

đường" cho mình. Và Nam Cao đã giúp họ "gỡ nút" bằng truyện ngắn Đôi mắt:

xác lập cho họ một chỗ đứng (vấn đề lập trường) và một cách nhìn (vấn đề

quan điểm) để giải tỏa những băn khoăn, vướng mắc trong ngòi bút của họ. - Tuyên ngôn nghệ thuật của Đôi mắt không chỉ là vấn đề bức xúc lúc bấy giờ

mà còn là vấn đề cốt tử, vĩnh hằng của văn nghệ sĩ: "thế giới quan quyết định

sáng tác nghệ thuật". Có nghĩa là, cách nhìn hiện thực đúng thì sẽ đem lại

những tác phẩm tốt, có ích cho đời, và ngược lại. (Dĩ nhiên, nhà văn phải có tài

năng nghệ thuật tương xứng). Và, để có cách nhìn đúng đắn, thì điều tiên quyết

là nhà văn phải có một chỗ đứng đúng đắn: ở giữa cuộc sống cách mạng của

nhân dân, của đất nước. 2. Vấn đề Đôi mắt được Nam Cao đặt ra như thế nào trong tác phẩm?

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!