Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

"Đàn trời" từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
BÙI THỊ THANH HÀ
“ĐÀN TRỜI” TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC
ĐẾN TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2022
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
BÙI THỊ THANH HÀ
“ĐÀN TRỜI” TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC
ĐẾN TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM THỊ PHƢƠNG THÁI
THÁI NGUYÊN - 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều
trung thực và chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2021
Tác giả luận văn
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Ngôn ngữ và văn hóa, Trƣờng Đại học
Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy,
giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới
giảng viên hƣớng dẫn PGS.TS. Phạm Thị Phƣơng Thái đã luôn tận tình chỉ
bảo, giúp đỡ trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã giúp
đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp chân thành
từ các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2021
Tác giả luận văn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 3
3. Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu.............................................................. 12
4. Nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................... 12
5. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 13
6. Cấu trúc của luận văn.................................................................................. 14
7. Đóng góp của luận văn................................................................................ 14
NỘI DUNG ..................................................................................................... 15
Chƣơng 1 CỐT TRUYỆN, KHÔNG GIAN, THỜI GIAN TRONG TÁC
PHẨM VĂN HỌC "ĐÀN TRỜI" VÀ BỘ PHIM CÙNG TÊN ..................... 15
1.1. Nghệ thuật chuyển thể cốt truyện “Đàn trời” .......................................... 15
1.1.1. Khái niệm cốt truyện trong văn học và điện ảnh ........................... 15
1.1.2. Cốt truyện trong tiểu thuyết “Đàn trời”........................................ 19
1.1.3. Những tiếp thu và sáng tạo từ tiểu thuyết “Đàn trời” của bộ phim
cùng tên .................................................................................................... 21
1.2. Không gian và thời gian nghệ thuật chuyển thể từ tiểu thuyết "Đàn trời" sang
bộ phim cùng tên .............................................................................................. 29
1.2.1. Không gian nghệ thuật................................................................... 29
1.2.2. Thời gian nghệ thuật ...................................................................... 34
1.3. "Đàn trời" từ tiểu thuyết đến kịch bản phim............................................ 37
Chƣơng 2 THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT "ĐÀN TRỜI"
VÀ BỘ PHIM CÙNG TÊN ............................................................................ 43
2.1. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Đàn trời”..................................... 43
iv
2.1.1. Nhân vật cội nguồn - bảo tồn giá trị đạo đức, văn hóa, phong tục
truyền thống.............................................................................................. 43
2.1.2. Nhân vật người phụ nữ miền núi.................................................... 51
2.1.3. Nhân vật cán bộ viên chức nhà nước............................................. 54
2.1.4. Nhân vật trung tâm mang lý tưởng, khát vọng sống...................... 55
2.1.5. Nhân vật có ảnh hưởng xấu tới sự vận động, phát triển của xã hội58
2.2. Hệ thống nhân vật trong phim truyền hình “Đàn trời” ............................ 66
2.2.1. Tuyến nhân vật bị tha hóa, biến chất............................................. 68
2.2.2. Tuyến nhân vật chính nghĩa ........................................................... 76
2.2.3. Tuyến nhân vật phản chiếu ............................................................ 79
Chƣơng 3 NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ ĐIỆN ẢNH TRONG
“ĐÀN TRỜI” .................................................................................................. 83
3.1. Ngôn ngữ văn học trong tiểu thuyết “Đàn trời”....................................... 83
3.1.1. Ngôn ngữ miêu tả ........................................................................... 84
3.1.2. Ngôn ngữ đối thoại......................................................................... 89
3.1.3. Ngôn ngữ độc thoại........................................................................ 91
3.2. Ngôn ngữ điện ảnh trong phim truyền hình “Đàn trời”........................... 93
3.2.1. Ngôn ngữ hình ảnh......................................................................... 93
3.2.2. Ngôn ngữ thính giác (âm thanh).................................................. 102
3.2.3. Nghệ thuật dựng phim.................................................................. 106
KẾT LUẬN................................................................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 114
v
Hình 1: Bìa sách "Đàn trời" do Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành
Tiểu thuyết: Đàn trời
Tác giả: Cao Duy Sơn
vi
Hình 2: Hình ảnh trong phim “Đàn trời”
Phim truyền hình: Đàn trời
Đạo diễn: Bùi Huy Thuần
Biên kịch: Phạm Ngọc Tiến
Diễn viên:
NSND Hoàng Dũng vai ông Ấn Dũng Nhi vai ông Bằng
NSƢT Anh Tú vai Tuệ Thanh Tùng vai Bảo
NSƢT Lệ Thu vai Diệu Hồng Chƣơng vai Xẩm Ky
NSƢT Tiến Mộc vai ông Mạc Phú Thăng vai Đàm Doòng
NSƢT Diệu Thuần vai Bà Sắn Pì Thi Nhung vai Lê
NSƢT Thanh Hiền vai Bà Mý Khuất Hoa vai Thục Vy
Kiều Thanh vai Nhẫn Trí Hiếu vai Sơn
Tùng Dƣơng vai Lƣơng Nhân Hải Yến vai Mỷ
Văn Báu vai ông Sình Quốc Quân vai Hoóng
Đức Quang vai So Anh Dũng vai Bàn Tín
Sỹ Tiến vai Thức Vũ Hải vai Sính Pò
Và các diễn viên khác…
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Việc chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh đã xuất
hiện từ lâu và đang là hiện tƣợng rất phổ biến trong đời sống văn hoá nghệ
thuật trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Một trong những yếu tố
quan trọng để làm nên một bộ phim hay và tạo đƣợc hiệu ứng, thu hút ngƣời
xem chính là chất lƣợng kịch bản. Trong thời gian qua, việc thiếu kịch bản
chất lƣợng, công nghệ làm phim chƣa phát triển, kinh phí hạn hẹp... dẫn đến
nhiều bộ phim ra đời không để lại ấn tƣợng với ngƣời xem. Đúng lúc này,
giới làm nghề nhanh chóng tìm đƣợc hƣớng đi mới: chuyển thể tác phẩm văn
học sang điện ảnh nhằm tạo sự đột phá, đem lại sinh khí mới cho phim Việt.
Ngƣợc dòng thời gian, nền điện ảnh nƣớc ta đã có nhiều bộ phim chuyển thể
từ văn học ghi dấu ấn với công chúng. Có thể khẳng định rằng khi điện ảnh
“bắt tay” với tác phẩm văn học sẽ tạo ra những trái ngọt vừa để phục vụ khán
giả, đồng thời mở ra hƣớng đi mới cho giới trong nghề khi nguồn kịch bản
hay rất khan hiếm. Bởi thế, nghiên cứu về vấn đề chuyển thể các tác phẩm
văn học sang điện ảnh nhƣ một cầu nối tự nhiên để gắn kết mối nhân duyên
của hai ngành nghệ thuật này.
1.2. “Đàn trời” vốn là tiểu thuyết của nhà văn Cao Duy Sơn - nhà văn
tiêu biểu trong hàng ngũ các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Với
tâm niệm, viết về đề tài miền núi, trƣớc hết phải bắt đầu từ sự hiểu biết đến
am tƣờng văn hóa riêng biệt, đặc sắc của vùng miền ấy, thế nên, trong sáng
tác của ông, dù là tiểu thuyết hay truyện ngắn đều mang đậm sắc thái văn hóa
vùng miền nơi ông sinh ra, lớn lên và gắn bó. Cho dù viết về cuộc sống khi
xƣa hay thời hiện đại với vấn đề thời sự nóng hổi thì văn hóa vẫn là yếu tố
không thể thiếu góp phần làm nên hồn cốt, vẻ đẹp và sức sống cho những tác
phẩm của ông bởi lẽ cả đời chỉ theo đuổi đề tài miền núi. Để hoàn thành “Đàn
trời”, nhà văn Cao Duy Sơn phải viết trong 4 năm (2001 - 2004) với nhiều
2
trăn trở trƣớc hiện thực của cuộc sống. Câu chuyện kể về những góc tối chốn
quan trƣờng và cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở một tỉnh lẻ. Một Giám
đốc Đài PT-TH tỉnh nhu nhƣợc đến tha hóa, một Lƣơng Nhân - Giám đốc
doanh nghiệp xuất thân từ đồ tể đã dùng tiền để cấu kết với số cán bộ biến
chất bòn rút tiền Nhà nƣớc, đặc biệt là về một Chủ tịch tỉnh Đinh Xuân Ấn
đầy mƣu lƣợc biến chất đã cuốn hút đạo diễn Bùi Huy Thuần. Ông bèn nhờ
nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến chuyển thể thành phim truyền hình và đƣợc
đông đảo khán giả ủng hộ, gây đƣợc tiếng vang lớn…
Bộ phim “Đàn trời” đã hấp dẫn chúng tôi ngay từ những tập đầu tiên.
Không chỉ có những màn chia chác lợi lộc, phim còn mang đến cho ngƣời
xem câu chuyện về đời sống của ngƣời dân miền núi với những tình cảm
dung dị, đậm màu sắc lãng mạn.
Vì vậy, ngƣời viết muốn tìm hiểu một cách hệ thống và sâu sắc hơn mối
quan hệ, sự tƣơng tác lẫn nhau của hai lĩnh vực văn học và điện ảnh, bồi đắp
cho mình những tri thức quý báu. Đồng thời ngƣời viết mong muốn có cơ hội
thâm nhập vào cả hai lĩnh vực yêu thích để phát hiện ra vẻ đẹp bí ẩn đằng sau
của mỗi tác phẩm văn học và điện ảnh, góp phần tìm ra tiếng nói chung giữa
nhà văn và tác giả điện ảnh, sự tƣơng tác, hỗ trợ nhau trong quá trình sáng tác.
Xem xét quá trình vận động và chuyển đổi trạng thái, chuyển đổi loại hình
nghệ thuật từ lĩnh vực văn học sang lĩnh vực điện ảnh.
1.3. Hơn nữa, việc lựa chọn đề tài này còn xuất phát từ thực tế công việc
của tôi. Là một giáo viên dạy Ngữ văn, thực hiện đề tài nhằm đáp ứng yêu cầu
đổi mới phƣơng pháp dạy học môn Ngữ văn trong nhà trƣờng phổ thông theo
hƣớng tích cực và sử dụng truyền thông đa phƣơng tiện để nâng cao hiệu quả
giảng dạy. Khi trong xã hội hiện đại, văn hóa đọc ngày càng xuống cấp tôi nhận
thấy điện ảnh đã mở ra một kênh tiếp cận mới đối với tác phẩm văn học. Việc
giảng dạy văn học thông qua điện ảnh sẽ bù đắp sự thiếu hụt văn hóa đọc, đem
lại những trải nghiệm mới mẻ, thú vị cho học sinh và cho cả chính giáo viên, góp
phần giảng dạy tốt hơn văn học hiện đại trong nhà trƣờng.
3
Từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Đàn trời - từ tác phẩm
văn học đến tác phẩm điện ảnh”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Về vấn đề chuyển thể văn học và điện ảnh ở Việt Nam và trên thế giới
Trong hành trình phát triển của mình, ngay từ những ngày đầu tiên, điện
ảnh đã có mối liên hệ chặt chẽ, tƣơng tác với văn học. Với tƣ cách là một môn
nghệ thuật - nghệ thuật thứ bảy, điện ảnh nhanh chóng trở thành loại hình
nghệ thuật lớn của thế kỷ XX và đến hôm nay vẫn đầy sức hấp dẫn, đúng nhƣ
lời Macxim Gorky, nhà văn Nga nổi tiếng đã từng nhận định về sức lôi cuốn
của nghệ thuật điện ảnh: “Không nghi ngờ gì nữa, tƣơng lai nó sẽ chiếm một
địa vị xuất sắc trong đời sống” [27, tr.32].
So với điện ảnh thế giới, điện ảnh Việt Nam còn non trẻ. Tuy nhiên
trong những năm gần đây, điện ảnh Việt Nam đã có những khởi sắc khi đƣợc
bạn bè năm châu đánh giá cao về chất lƣợng, số lƣợng đặc biệt là hoạt động
chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh. Nhà văn Nguyễn Khắc Phục
từng nói “Nền điện ảnh không thể hùng mạnh được khi văn xuôi kém. Chính
nền văn xuôi sẽ cung cấp cho điện ảnh từ hình ảnh, ngôn ngữ, tạo dựng tâm lí,
tính cách nhân vật, thúc đẩy hành động, tình huống trong phim ảnh. Kịch bản
hay thì phim làm sẽ hay, sẽ có giá trị” [36, tr.11]. Cho tới nay, đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về lý thuyết và vấn đề chuyển thể điện ảnh từ văn học.
Trong đó, có thể nói đến cuốn sách Văn học với điện ảnh của I Vai-SphenMrôm, I Khây- phit- xơ- Ega-bơ-ri-lô-vi-trƣ do Mai Hồng dịch, Nxb văn học
năm 1961 [23]. Cuốn sách đã đề cập tới mối quan hệ giữa văn học với điện
ảnh và phƣơng pháp biểu hiện của truyện phim, bàn về thành phần văn xuôi
trong truyện phim. Nói về Gooc-Ki với sáng tác của các nhà viết truyện phim
và khẳng định chính Gooc-Ki là ngƣời đã ý thức rõ đƣợc việc viết truyện
phim. Cuốn sách Điện ảnh và văn học - Dẫn luận và nghiên cứu của Timothy
Corrigan (2013) do nhóm tác giả Nguyễn Thu Hà, Trần Phƣơng Hoàng,
4
Huyền Vũ, Trần Lê Minh chuyển ngữ; Minh Lê hiệu đính, Nxb Thế giới, Hà
Nội [3]. Tác giả đã khái quát sự phát triển của ngành điện ảnh, việc chuyển thể
từ văn học sang điện ảnh, từ điện ảnh và văn học tiền cổ điển đến hình thái cổ
điển, giá trị của điện ảnh và văn học. Từ đó nêu rõ vai trò và vị trí của điện
ảnh giống nhƣ một hệ thống truyền thông đa phƣơng tiện. Cuốn sách trang bị
những kiến thức vô cùng cơ bản về điện ảnh giúp cho ngƣời đọc hiểu đƣợc
kiến thức lý luận về điện ảnh, chuyển thể, cách thức làm phim từ đó đánh giá
đƣợc thành công, điểm mới, kế thừa của những tác phẩm văn học đƣợc
chuyển thể sang điện ảnh. Cuốn sách Bàn về cải biên tiểu thuyết thành phim
của Hạ Diễn - Mao Thuẫn, Dƣơng Thiên Hỉ do Đỗ Kim Phƣợng dịch, Nxb
văn hóa - Nghệ thuật năm 1964 [5] đã bàn về cải biên và đƣa ra những minh
chứng cụ thể sát với thực trạng của ngành điện ảnh Trung Quốc mà bất kì
ngƣời làm phim nào cũng coi đây chính là bài học đầu tiên của ngành điện
ảnh Trung Quốc. Cuốn Nghệ thuật điện ảnh, David Bordwel, Kristin
Thompson (Dịch và hiệu đính: Đỗ Thu Hà, Nguyễn Liên, Nguyễn Kim Loan,
Ngô Tự Lập, Trần Nho Thìn, Trần Hải Yến, Hiệu đính thuật ngữ chuyên
ngành: Phan Đăng Di, Trần Hinh) [2]. Cuốn Văn học dân gian và nghệ thuật
tạo hình điện ảnh, Nguyễn Mạnh Lân, Trần Duy Hinh, Trần Trung Nhàn, Nxb
văn học (2002) [13]. Những cuốn sách này đã nghiên cứu về vấn đề chuyển
thể, cải biên các tác phẩm văn học sang các tác phẩm điện ảnh cả về lý luận,
lý thuyết và thực hành. Có thể coi đây là một kho tàng khổng về những vấn đề
dàn cảnh, dựng phim, âm thanh, sản xuất, phát hành phim… và phê bình một
số tác phẩm điện ảnh kinh điển làm mẫu để ngƣời đọc và ngƣời học có thể
bƣớc đầu tiếp cận nghệ thuật điện ảnh một cách dễ dàng.
Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh những năm gần đây đặc biệt thu
hút sự quan tâm của nhiều độc giả và trở thành đề tài của nhiều luận văn,
khóa luận hoặc nghiên cứu khoa học. Luận văn của Thạc sĩ Đỗ Thị Ngọc Điệp
- năm 2010 Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (Từ