Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dân ca Mường ở xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
PREMIUM
Số trang
126
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1418

Dân ca Mường ở xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI TIẾN HẢI

DÂN CA MƯỜNG Ở XÃ CÚC PHƯƠNG,

HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH

Ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,

VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thu

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được

sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thu. Các nội dung nghiên

cứu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới

bất kỳ hình thức nào. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin chịu hoàn

toàn trách nhiệm về nội dung luận văn của mình.

Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các

thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Bùi Tiến Hải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thu đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình

thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau đại học, khoa Ngữ văn,

các thầy cô giáo giảng dạy cùng toàn thể các bạn học viên lớp cao học K25B

trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, góp nhiều

ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và làm

luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn bác Đinh Văn Minh, bác Đinh Văn Định và các

nghệ nhân trong câu lạc bộ hát dân ca Mường ở thôn Nga 3 xã Cúc Phương, cán

bộ phòng văn hóa huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã cung cấp những thông tin

và tư liệu quý báu cho luận văn.

Chân thành cảm ơn những tình cảm quý báu của những người thân, bạn bè,

đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên, góp ý và tiếp thêm động lực để tôi hoàn thành

luận văn này.

Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn và năng lực bản thân

còn nhiều hạn chế trong kinh nghiệm nghiên cứu, nên luận văn không tránh khỏi

những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy,

cô giáo và các bạn đồng nghiệp.

Thái Nguyên tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Bùi Tiến Hải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................... 3

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu...................................... 5

6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5

7. Kết cấu của luận văn........................................................................................ 6

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DÂN TỘC MƯỜNG VÀ

DÂN CA MƯỜNG Ở XÃ CÚC PHƯƠNG HUYỆN NHO QUAN TỈNH

NINH BÌNH........................................................................................................ 7

1.1. Khái quát nền văn hóa dân gian Ninh Bình.................................................. 7

1.1.1. Ninh Bình - dấu ấn một vùng văn hóa....................................................... 7

1.1.2. Vài nét về huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình. .......................................... 10

1.1.3. Vài nét về xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình ............... 12

1.2. Người Mường Việt Nam và người Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho

Quan tỉnh Ninh Bình.......................................................................................... 13

1.2.1. Người Mường ở Việt Nam ...................................................................... 14

1.2.2. Người Mường ở xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình...... 15

1.3. Khái quát về dân ca Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan tỉnh

Ninh Bình........................................................................................................... 19

1.3.1. Sự hình thành dân ca Mường xã Cúc Phương......................................... 20

1.3.2. Diện mạo dân ca Mường xã Cúc Phương ............................................... 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tiểu kết chương 1.............................................................................................. 27

Chương 2: NỘI DUNG DÂN CA MƯỜNG Ở XÃ CÚC PHƯƠNG,

HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH................................................... 28

2.1. Phản ánh đời sống tình cảm của người Mường.......................................... 28

2.1.1. Ca ngợi con người lao động .................................................................... 28

2.1.2. Phản ánh tâm tư tình cảm giữa các thế hệ trong gia đình, làng xóm ...... 35

2.1.3. Dân ca tình yêu lứa đôi............................................................................ 40

2.2. Phản ánh phong tục tập quán và tín ngưỡng của người Mường ................ 50

2.2.1. Tập tục ma chay và tín ngưỡng dân gian ................................................ 50

2.2.2. Tập tục cưới hỏi....................................................................................... 58

Tiểu kết chương 2.............................................................................................. 64

Chương 3: NGHỆ THUẬT DÂN CA MƯỜNG Ở XÃ CÚC PHƯƠNG,

HUYỆN NHO QUAN, TÌNH NINH BÌNH................................................... 65

3.1. Thể thơ........................................................................................................ 65

3.2. Kết cấu........................................................................................................ 70

3.3. Ngôn ngữ .................................................................................................... 72

3.4. Biện pháp nghệ thuật .................................................................................. 75

3.5. Thời gian và không gian nghệ thuật ........................................................... 78

Tiểu kết chương 3.............................................................................................. 87

KẾT LUẬN....................................................................................................... 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 90

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bản sắc văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị cốt lõi và bền vững, đó

là những tinh hoa được vun đắp qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ

nước. Tạo thành những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Là một

quốc gia có 54 dân tộc anh em cư trú ở mọi miền đất nước với cội nguồn lịch sử,

tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán mang những nét đặc trưng khác nhau nên

đời sống văn hóa nói chung cũng rất đa dạng.

Ninh Bình có quyền tự hào là một trong những nền văn học địa phương ra

đời sớm nhất, ghi những mốc lớn đầu tiên của tiến trình lịch sử văn học dân tộc.

Thời điểm của lịch sử gắn liền với thời điểm văn học: sự ra đời của hai triều đại

Đinh-Lê dẫn đến sự ra đời của bộ phận văn học viết, tồn tại cùng với bộ phận

của văn học dân gian có thể đã xuất hiện trước đó. Cho đến hôm nay, văn học

Ninh Bình đã có bề dày truyền thống một ngàn năm tuổi. Kể từ truyền thuyết Mả

táng hàm rồng, truyện cổ tích Ông khổng lồ gánh núi…trong văn học dân gian,

qua các bài thơ Quốc tộ ( vận nước) của Đỗ Pháp Thuận, Vương lang quy (chàng

vương trở về) của Ngô Chân Lưu… trong văn học viết. Có thể nói văn học Ninh

Bình góp phần tạo nên bước nhảy vọt, bước ngoạt lớn của văn học dân tộc: bên

cạnh văn học truyền miệng đã có văn học thành văn. Sự ra đời của văn học viết

đã chấm dứt thời kì dã sử của văn học để văn học của Ninh Bình cùng với văn

học cả nước bước vào thời kì chính sử của văn học dân tộc

Văn học dân gian Ninh Bình có quá trình hình thành và phát triển lâu đời. Ít

nhất thừ thời Đinh - Tiền Lê ở Ninh Bình đã xuất hiện các bài đồng dao, sấm, kí về

chính trị, xã hội và những bài hát, những diễn xướng trong cung đình, trong quân

đội do Ưu Bà Phạm Thị Trân là người dạy, vừa là người biểu diễn cũng những bài

ca, hát đối đáp của các nhà sư nước ta vâng lệnh vua Lê tiếp đón sứ giả nhà Tống

dọc đường sông nước và kinh thành Hoa Lư.

2

Ninh Bình có tới 92 vạn dân, trong đó có tới hơn 200 nghìn người Mường.

Vì vậy, văn hóa Mường là một bộ phận đáng kể trong di sản văn hóa Ninh Bình,

những huyền thoại, huyền tích ở đây lý giải phong tục tập quán, sinh hoạt văn

hóa, tín ngưỡng của họ.

Người Mường vốn không có chữ viết riêng, tất cả các kho tàng văn học

Mường còn lại đến ngày nay đều dựa vào việc truyền miệng. Hoàn cảnh đó đã

gây nên nhiều khó khăn cho việc truyền bá và giữ gìn văn học, nhưng đồng thời

là một chứng minh cho sức sống mạnh mẽ của nền văn học này. Nó không ngừng

sàng lọc, loại bỏ những cái gì không hợp với tâm lý dân tộc hay tâm lý của những

tập thể người cùng chung sống trên một vùng đất khá rộng. Mặt khác, nó cũng

không ngừng bổ sung cho văn học đó. Chính vì thế trong cái thống nhất từng thể

loại, người ta thấy dân ca ở đây lại có sự đóng góp thêm, mang vẻ riêng nhất định

của người Mường.

Cũng như nhiều dân tộc khác, dân tộc Mường rất tự hào là dân bản địa có

nguồn gốc tích đẻ ra từ trứng thiêng ở Hang Hao thời “Đẻ đất đẻ nước”. Họ lao

động đấu tranh xây dựng nên cuộc sống văn hóa vật chất và tinh thần hết sức đa

dạng, phong phú mà tiêu biểu của nền văn hóa tinh thần ấy là dân ca.

Dân ca là một thể loại đặc sắc nhất của dòng chảy văn hóa dân tộc Mường.

Là kho tàng dân ca truyền thống của người Việt cổ bởi sự phong phú về giai điệu,

hàm súc về nội dung biểu đạt và đa dạng về địa điểm, thời gian, không gian.

Người Mường hát dân ca khi lao động sản xuất ngoài nương rẫy, hát ru và hát

răn dạy con cái, người thân trong nhà hay lễ hội truyền thống.

Người Mường ở Cúc Phương (xã Cúc Phương huyện Nho Quan tỉnh Ninh

Bình) thuộc nhóm “Mường ngoài” có nhiều nét phong tục tập quán khác với

người “Mường giữa” ở Thanh Hóa và “Mường tang” ở Hòa Bình. Bản Mường

giờ thành thôn, xã, đường bê tông giờ về đến tận chân nhà sàn bên cạnh những

tiện nghi của cuộc sống mới nhưng dấu ấn của bản Mưởng vẫn còn lại trong

“Sắc váy thổ cẩm” dập dìu, “Tiếng hát đúm hát giao duyên” vẫn lảnh lót hay

tiếng cồng chiêng “Trầm ngâm” vang lên mỗi dịp tết đến xuân về.

3

Tôi rất tự hào mình là người con của dân tộc Mường được sinh ra và lớn

lên trong cái nôi văn hóa của người Mường, tôi rất yêu quý và trân trọng những

giá trị văn hóa truyền thống của ông cha để lại. Để tìm hiểu, nghiên cứu, bảo tồn

và phát huy những giá trị văn hóa của người Mường chính vì vậy tôi đã chọn đề

tài “Dân ca Mường ở xã Cúc Phương, huyện Nho quan, tỉnh Ninh Bình” làm

luận văn tốt nghiệp.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về các thể loại của dân ca Mường nói riêng đã có nhiều công

trình nghiên cứu như:

2.1 “Bước đầu tìm hiểu về dân ca Mường ở Nho Quan, Ninh Bình” của

tác giả Phạm Xuân Cần, Khóa luận tốt nghiệp, 2010, Đại học Văn hóa Hà Nội.

Công trình nghiên cứu trên tác giả đã khái quát được môi trường văn hóa,

đặc điểm dân ca Mường ở Nho Quan, phân loại loại dân ca thành các nhóm bài

ca và nhìn nhận dưới góc độ văn hóa. Tuy nhiên trong công trình nghiên cứu này

tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu hết các thể loại, cũng như mặt ca từ, nội

dung và nghệ thuật của dân ca Mường ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

2.2 “Dân ca Mường và vận dụng vào công tác thông tin tuyên truyền hiện

nay ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa” của tác giả Phan Thị Nhung, Khóa luận tốt nghiệp,

2008, Đại học Văn hóa Hà Nội.

Ở công trình nghiên cứu này tác giả cũng chỉ mới chỉ tìm hiểu một số thế

loại dân ca người Mường từ góc nhìn văn hóa để tìm ra hướng vận dựng vào

công tác tuyên truyền cho người dân địa phương ở vùng Ngọc Lặc Thanh Hóa.

2.3 “Tục ngữ, dân ca Mường Thanh Hóa” tác giả Minh Hiệu, Nxb Văn

hóa dân tộc, 1999.

2.4 “Dân ca Mường” tác giả Bùi Thiện, Nxb Văn hóa Dân tộc, 2003.

Công trình nghiên cứu của tác giả đã khai thác đặc trưng, nguồn gốc,

nội dung và hình thức của dân ca người Mường gồm hai phần là tiếng Việt và

tiếng Mường.

4

Nhìn chung các công trình nghiên cứu này có ý nghĩa hết sức quan trọng nó

đã phản ánh được những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Mường và

tạo tiền đề cho các công trình nghiên cứu tiếp theo.

Cho đến nay tuy dân ca Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan tỉnh

Ninh Bình chưa được dành cho một công trình nghiên cứu mang tính chất chuyên

sâu, nhưng nó đã được tìm hiểu và sưu tầm qua những trang báo điện tử, các

nghệ nhân hát dân ca của các bản xã .

Chính vì vậy dân ca người Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan

tỉnh Ninh Bình nó vẫn còn là đề tài mới mẻ thu hút các công trình nghiên cứu,

lưu giữ và phát huy bảo tồn những giá tri đặc sắc riêng của dân ca người

Mường nói chung và dân ca người Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan

nói riêng.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống dân ca Mường ở xã Cúc

Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình thông qua hai đặc điểm chính là nội

dung và nghệ thuật nhằm thấy được diện mạo, giá trị và vai trò của dân ca đối

với đời sống người Mường nơi đây, góp phần vào công tác bảo tồn và gìn giữ

dân ca nói chung và dân ca Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan tỉnh Ninh

Bình nói riêng.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu một số vấn đề cơ sở: Đặc điểm tự nhiên, xã hội, văn hóa vùng đất

Ninh Bình, huyện Nho Quan và xã Cúc Phương.

Khảo sát, thống kê, phân loại và nhận xét về diện mạo của dân ca Mường ở

xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

Phân tích đặc điểm nội dung và nghệ thuật của dân ca Mường ở xã Cúc

Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng: Dân ca Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi: Nghiên cứu nội dung và nghệ thuật dân ca Mường ở xã Cúc

Phương huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

5.1 Ý nghĩa khoa học

Góp phần khảng định những nét đặc sắc riêng của thể loại dân ca của người

Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình.

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu chuyên sâu ở một địa bàn xác định góp phần vào công tác bảo

tồn phát huy những giá trị truyền thống các dân tộc nói chung và góp phần cung

cấp tư liệu cho công tác giáo dục ở các vùng của Ninh Bình.

6. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu về dân ca Mường ở xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh

Bình, chúng tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp sau:

6.1 Phương pháp điền dã văn học

Phương pháp này được sử dụng để ghi chép, thu thập, sưu tầm, quan sát thực

tế hệ thống các bài dân ca hiện đang lưu truyền ở xã Cúc Phương huyện Nho

Quan tỉnh Ninh Bình và phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với các nghệ nhân để phân

tích, lý giải các giá trị nội dung, nghệ thuật một cách có cơ sở.

6.2. Phương pháp phân loại-thống kê

Phương pháp này dùng để phân loại, thống kê hệ thống các bài dân ca đã thu

thập, sưu tầm được để từ đó dựng lại diện mạo làm cơ sở phân tích, nghiên cứu sâu

về mặt nội dung và nghệ thuật.

6.3.Phương pháp phân tích, tổng hợp

Đây là phương pháp chủ yếu dùng để phân tích, lý giải và tổng hợp nghiên

cứu về dân ca Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình từ hai

6

góc độ: nội dung và nghệ thuật, qua đó thấy được nét đặc sắc, nét riêng của dân

ca nơi đây.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận

văn gồm 3 chương.

Chương 1: Những vấn đề chung về dân tộc Mường và Dân ca Mường ở xã

Cúc Phương huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình

Chương 2: Nội dung dân ca Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan tỉnh

Ninh Bình

Chương 3: Nghệ thuật dân ca Mường ở xã Cúc Phương huyện Nho Quan

tỉnh Ninh Bình

7

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DÂN TỘC MƯỜNG VÀ DÂN CA

MƯỜNG Ở XÃ CÚC PHƯƠNG HUYỆN NHO QUAN TỈNH NINH BÌNH

1.1. Khái quát nền văn hóa dân gian Ninh Bình

1.1.1. Ninh Bình - dấu ấn một vùng văn hóa

Sông núi thường là biểu tượng của một vùng quê như: Núi Nùng sông

Nhị( Hà Nội), sông Lam núi Hồng( Nghệ An), sông Hương núi Ngự( Huế), Núi

Ấn sông Trà( Quảng Ngãi), non Côi sông Vị( Nam Định), núi Thúy sông

Vân( Ninh Bình).

Sông vân, một chi nhánh của sông Đáy có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống

văn hóa của nhân dân Ninh Bình, dòng sông này chia đôi thị xã Ninh Bình. Thị

xã Ninh Bình được hình thành ở cửa nước ngã ba sông Đáy và sông Vân. Từ xa

xưa ngã ba sông này đã là chợ cá và là bến Nứa. Từ chợ Cá này đã phát triển

thành một trung kinh tế và chính trị văn hóa của một vùng, rồi một tỉnh.

Vùng đất này có nhiều huyền tích và huyền thoại. Sông Vân còn gọi là Vân

Sàng gắn với truyền thuyết về Lê Hoàn khi thắng Tống trở về, Dương Vân Nga

đã đem một đoàn cung nữ ra đón mở tiệc giao hoan với nhà vua ở trên dòng sông.

Cái tên Vân Sàng( giường mây) đã ra đời từ đó. Về sau nhân dân đã lập đền

Thượng Thờ Lê Hoàn và Dương Vân Nga ở ven sông và ca ngợi bằng đôi câu

đối:

Khước Tống khái ca lưu thử địa

Tiếp Đinh chính thống thụ vu thiên.

(nghĩa là: Khúc ca thắng Tống còn truyền ở đất này/ Nối tiếp nền chính thống

của nhà Đinh hợp nguyên trời).

Núi Thúy còn gọi là núi Non Nước. Một quả núi nhỏ ở ngã ba sông, đã

chứng kiến dấu tích của nhiều thời kỳ lịch sử. Ngay từ thời Lý Nhân Tông vào

năm Quảng Hựu thứ 7(1091) ông cha ta đã xây tháp Linh Tế trên núi, trải qua

mưa nắng tháp bị đổ, đến thời Trần Hiển Tông, nhà sư Trị Nhu đã xây lại tháp

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!