Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dám thất bại - Chương 13 pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHƯƠNG 13: CÁC ĐAU ĐỚN RẮC RỐI, KHÓ KHĂN, VÀ ĐAU
KHỔ
Quyển sách này sẽ không hoàn chỉnh nếu tôi không đụng chạm đến các
đau đớn, rắc rối, khó khăn và đau khổ một người phải chịu đựng khi thất
bại. Hầu hết chúng ta chỉ căm ghét sự khó khăn hay đau khổ.Nhưng khi
ta hiểu hơn về nó, ta sẽ có khả năng xử lý nó khi nó xuất hiện. Theo một
báo cáo y học, trong số 400.000 em bé được sinh ra mỗi năm, thế nào
cũng có một em bé phải sống một cuộc sống ngắn ngủi đáng thương mà
không ai trong chúng ta mong muốn, một cuộc sống trong đó nó thường
xuyên tự làm cho mình bị tổn thương, đôi khi bị thương rất nặng mà
không hiểu vì sao. Đứa bé đó mắc phải một căn bệnh di truyền hiếm
thấy được gọi là “familial dysautonomia” (mất tự chủ). Nó không có
được cảm giác đau đớn. Nó sẽ tự cắt mình, tự đốt mình, rơi xuống và
gãy xương mà không hề biết rằng có một cái gì đó không ổn với mình.
Nó sẽ không phàn nàn về bệnh viêm họng, đau bao tử và khi nó bị bệnh,
cha mẹ nó cũng sẽ không biết cho đến khi quá muộn. Liệu có ai trong
chúng ta có một cuộc sống như thế không? Một cuộc sống không có cảm
giác đau đớn? Cảm giác đau đớn thật sự là điều không dễ chịu chút nào,
nhưng đó lại là một phần thiết yếu của cuộc sống. “Đôi lúc cuộc sống
thật khắc nghiệt, rắn như thép đã tôi. Nó cũng có những lúc ảm đạm và
đau đớn. Như bất cứ dòng chảy nào của con sông, cuộc sông cũng có
những lúc khô cạn và những khi triều cường. Cũng như sự thay đổi theo
chu kỳ từ trước đến nay của các mùa, cuộc sống có những cái ấm áp dễ
chịu của mùa hè và cái rét buốt của mùa đông… Nhưng chúng ta có thể
tự nâng mình lên khỏi nỗi chán trường và tuyệt vọng, vươn đến sự vui
vẻ của hy vọng và biến đổi các thung lũng hoang vắng tối tăm thành
những lối đi chan hòa ánh nắng của sự thanh bình sau lắng.”MARTIN
LUTHER KING JR . Tôi còn nhớ, nhiều năm về trước, tôi có tham dự
một hội nghị chuyên đề. Trong một buổi họp, chúng tôi được hỏi một
câu hỏi rất rành mạch( không biết có phải vậy không nhưng chúng tôi
nghĩ vậy): “ Ai không muốn gặp rắc rối, xin hãy giơ tay lên?” . Với
chúng tôi, câu trả lời đã quá rõ ! Tất cả chúng tôi đều giơ tay lên. Lúc ấy,
người hướng dẫn kể với chúng tôi rằng, mỗi ngày đi làm ông đều đi qua
một nơi mà nơi đó mọi người trí ngụ ở đó đều không gặp bất cứ một rắc