Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế - lý luận và thực tiễn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC LUAÄT THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
TRẦN THỊ MỘNG TRUYỀN
ÑAØM PHAÙN, KYÙ KEÁT HÔÏP ÑOÀNG
THÖÔNG MAÏI QUOÁC TEÁ – LYÙ LUAÄN
VAØ THÖÏC TIEÃN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2007.
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC LUAÄT THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
TRẦN THỊ MỘNG TRUYỀN
ÑAØM PHAÙN, KYÙ KEÁT HÔÏP ÑOÀNG
THÖÔNG MAÏI QUOÁC TEÁ – LYÙ LUAÄN
VAØ THÖÏC TIEÃN
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60.38.50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
Ts. NGUYỄN THÀNH ĐỨC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2007
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu và thông tin nêu
trong luận văn là trung thực; các dữ liệu, luận điểm
được trích dẫn đầy đủ, nếu không thuộc ý tưởng
hoặc kết quả tổng hợp của chính bản thân tôi.
Tác giả
Trần Thị Mộng Truyền
MUÏC LUÏC
Trang
Lôøi noùi ñaàu
CHÖÔNG 1. LYÙ LUAÄN VEÀ ÑAØM PHAÙN, KYÙ KEÁT HÔÏP ÑOÀNG THÖÔNG
MAÏI QUOÁC TEÁ ...........................................................................1
1.1 Moät soá vaán ñeà lyù luaän veà hôïp ñoàng thöông maïi quoác teá ...........................1
1.1.1 Tính quoác teá cuûa hôïp ñoàng thöông maïi quoác teá...........................................1
1.1.2 Luaät aùp duïng trong hôïp ñoàng thöông maïi quoác teá.......................................4
1.2 Khaùi nieäm veà ñaøm phaùn hôïp ñoàng thöông maïi quoác teá. .......................…15
1.2.1 Khaùi nieäm.............................................................................................…….15
1.2.2 Ñaëc tröng cuûa ñaøm phaùn hôïp ñoàng thöông maïi quoác teá .......................……17
1.2.3 Muïc ñích vaø yù nghóa cuûa ñaøm phaùn hôïp ñoàng thöông maïi quoác teá ......……18
1.3 Toång quan veà kyù keát hôïp ñoàng thöông maïi quoác teá ..................................19
1.3.1 Khaùi nieäm................................................................................................... …19
1.3.2 Caùc hình thöùc kyù keát hôïp ñoàng thöông maïi quoác teá. .................................…21
1.3.3 YÙ nghóa cuûa kyù keát hôïp ñoàng thöông maïi quoác teá ...........................................23
CHÖÔNG 2. PHAÙP LUAÄT VEÀ ÑAØM PHAÙN, KYÙ KEÁT HÔÏP ÑOÀNG
THÖÔNG MAÏI QUOÁC TEÁ ...........................................................24
2.1 Ñaøm phaùn hôïp ñoàng thöông maïi quoác teá....................................................24
2.1.1 Nguyeân taéc ñaøm phaùn hôïp ñoàng thöông maïi quoác teá. ................................24
2.1.2 Caùc hình thöùc ñaøm phaùn hôïp ñoàng thöông maïi quoác teá. ............................25
2.1.3 Traùch nhieäm cuûa caùc beân trong ñaøm phaùn hôïp ñoàng thöông maïi quoác teá..28
2.2 Kyù keát hôïp ñoàng thöông maïi quoác teá..........................................................35
2.2.1 Nguyeân taéc kyù keát hôïp ñoàng thöông maïi quoác teá.......................................35
2.2.2 Trình töï kyù keát hôïp ñoàng thöông maïi quoác teá.............................................35
2.2.3 Thôøi ñieåm kyù keát hôïp ñoàng thöông maïi quoác teá.........................................57
CHÖÔNG 3. THÖÏC TIEÃN ÑAØM PHAÙN, KYÙ KEÁT HÔÏP ÑOÀNG THÖÔNG
MAÏI QUOÁC TEÁ. HÖÔÙNG HOAØN THIEÄN................................61
3.1 Thöïc tieãn ñaøm phaùn, kyù keát hôïp ñoàng thöông maïi quoác teá ôû Vieät Nam .61
3.2 Thöïc tieãn phaùp luaät veà ñaøm phaùn, kyù keát hôïp ñoàng thöông maïi quoác teá
ôû Vieät Nam ..........................................................................................................66
3.2.1 Nhöõng thuaän lôïi...........................................................................................66
3.2.2 Nhöõng khoù khaên ..........................................................................................69
3.3 Höôùng hoaøn thieän phaùp luaät veà ñaøm phaùn, kyù keát hôïp ñoàng thöông maïi
quoác teá ôû Vieät Nam.............................................................................................74
3.3.1 Nhöõng yeâu caàu chung ñoái vôùi vieäc hoaøn thieän phaùp luaät veà ñaøm phaùn, kyù
keát hôïp ñoàng thöông maïi quoác teá ........................................................................74
3.3.2 Nhöõng ñònh höôùng cô baûn cuûa vieäc hoaøn thieän phaùp luaät veà ñaøm phaùn, kyù
keát hôïp ñoàng thöông maïi quoác teá ........................................................................76
3.3.3 Nhöõng kieán nghò cuï theå ..............................................................................77
Keát luaän
Taøi lieäu tham khaûo
LI NÓI U
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hợp đồng thương mại quốc tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế ở nước ta. Cùng với sự chuyển đổi về kinh tế, hàng nghìn
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có được khả năng tham gia vào
hoạt động thương mại quốc tế – trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng thương
mại quốc tế với thương nhân nước ngoài. Có thể nói, đây là bước đổi mới cơ
bản trong hoạt động kinh doanh thương mại ở nước ta. Tuy nhiên, trong quá
trình thực hiện sự đổi mới này không tránh khỏi những khiếm khuyết. Một
trong những khiếm khuyết cơ bản nhất là chúng ta chưa có kinh nghiệm, sự
hiểu biết cần thiết về những điều kiện, đặc điểm của hoạt động thương mại
quốc tế, sự thấu hiểu không cận kẽ các quy định của Luật Thương mại quốc
tế cũng như các tập quán thương mại quốc tế. Mà mức độ hiểu biết thấu đáo
những vấn đề trên là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của các doanh
nghiệp nước ta trong hoạt động thương mại quốc tế. Việc khắc phục những
vấn đề trên không phải là điều đơn giản bởi chúng ta thiếu những tài liệu
nghiên cứu cần thiết.
Mặc dù, nước ta đã có nhiều cố gắng và nỗ lực trong việc tìm hiểu,
nghiên cứu và học tập các nước để sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn
bản pháp luật cũng như tham gia vào các Điều ước quốc tế liên quan đến
lĩnh vực thương mại quốc tế. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật trong
lĩnh vực thương mại quốc tế so với sự phát triển kinh tế đất nước chưa tương
thích, chưa phù hợp với điều kiện quốc tế, với pháp luật và tập quán thương
mại quốc tế. Pháp luật về hợp đồng nói chung và pháp luật về đàm phán,
kết hợp đồng thương mại quốc tế nói riêng vẫn tồn tại một số hạn chế cơ bản
sau:
Những quy định về mua bán hàng hóa quốc tế trong Luật Thương mại
năm 2005 còn mang tính khung pháp lý; các nội dung chủ yếu của hợp đồng
để các bên đàm phán không được quy định.
Trình tự, thủ tục cũng như các hình thức đàm phán, giá trị của biên bản
đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế không được quy định trong Luật và
các văn bản chuyên ngành.
Bên cạnh đó, Luật Thương mại năm 2005 không quy định trách nhiệm
của các bên đàm phán hợp đồng với dụng ý xấu, hủy biên bản cam kết hợp
đồng, hoặc không thiện chí đàm phán bổ sung mà gây thiệt hại cho bên kia.
Bộ luật Dân sự năm 2005 chỉ quy định trình tự giao kết hợp đồng bằng
cách gián tiếp trên cơ sở đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng, không đề cập đến trường hợp ký kết hợp đồng trên cơ sở
đàm phán trực tiếp.
Số lượng các Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên
rất ít, nhiều Điều ước quốc tế quan trọng nhưng Việt Nam vẫn chưa phải là
thành viên như Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế.
Những thiếu sót, hạn chế của các quy định pháp luật về đàm phán, ký
kết hợp đồng thương mại quốc tế đã gây trở ngại rất lớn cho các doanh
nghiệp Việt Nam trong hoạt động thương mại quốc tế. Đồng thời, sự hạn chế
này đã tạo ra sự tùy tiện, không có trật tự kỷ cương và thiếu trách nhiệm của
các bên trong đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế. Do đó, tranh
chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng là điều không tránh khỏi,
thiệt hại phần lớn là các doanh nghiệp Việt Nam chưa kể đến việc làm thiệt
hại cũng như thất thu ngân sách của Nhà nước.
Vì vậy, việc pháp điển hóa, sửa đổi và bổ sung những quy định về đàm
phán, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế là yêu cầu cấp thiết, có giá trị về
mặt lý luận và thực tiễn. Trước yêu cầu cấp bách của đất nước và thực tiễn
đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế ở nước ta là lý do chính để
tôi chọn đề tài “Đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế - Lý luận
và thực tiễn” nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, hợp đồng thương mại quốc tế đã được áp
dụng trong hoạt động thương mại ở nước ta. Tuy nhiên, vẫn chưa có một
công trình nào nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu về đàm phán, ký kết hợp
đồng thương mại quốc tế. Hiện nay, có có một số bài báo trên tạp chí khoa
học nhưng chỉ đề cập đến một vài khía cạnh của hợp đồng thương mại quốc
tế, cụ thể như sau:
(a) Điều khoản giá cả và vấn đề giao kết hợp đồng theo quy định
của Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế của tác giả Bùi Ngọc Hồng, Tạp chí Khoa học
Pháp lý, số 6/2004.
(b) Tính quốc tế của hợp đồng thương mua bán hàng hóa ngoại
thương của Tiến sĩ Dương Anh Sơn, Tạp chí Khoa học Pháp
lý, số 6/2004.
(c) Vấn đề chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế
theo Công ước Rome năm 1986 về Luật áp dụng đối với nghĩa
vụ hợp đồng của Thạc sĩ Luật học Bùi Thị Thu, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, số 11/2005.
(d) Nguyên tắc vàng của đàm phán, thương lượng trong kinh
doanh, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, số 16 (8-
2007).
(e) Cẩm nang hợp đồng thương mại quốc tế, Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam, Hà Nội – 2007.
Về cơ bản, những bài báo này đã mang lại giá trị thực tiễn rất lớn. Tuy
nhiên, chúng chỉ dừng lại ở khía cạnh bình luận thực tiễn áp dụng và bất cập
của các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này. Hiện nay, chưa có
công trình nào nghiên cứu sâu các quy định của Luật Thương mại năm 2005
liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế - hình thức cụ thể của hợp đồng
thương mại quốc tế để có những kiến nghị thiết thực nhằm hoàn thiện pháp
luật về đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Trước hết, đề tài có mục đích là giải quyết các vấn đề lý luận và nhận
thức pháp luật cũng như các quy định của pháp luật quốc tế, Điều ước quốc
tế và tập quán thương mại quốc tế về đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại
quốc tế.
Trên cơ sở thực tiễn đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế
nhằm phát hiện những thiếu sót, bất cập trong các quy định của pháp luật.
Từ đó, đề tài đề xuất những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật
về đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế.
Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung thực hiện một số nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Những vấn đề lý luận về đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại
quốc tế.
- Phân tích các quy định của pháp luật về đàm phán, ký kết hợp
đồng thương mại quốc tế; So sánh với các quy định của pháp
luật quốc tế có liên quan.
- Đánh giá thực tiễn đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại quốc
tế ở Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó, đề xuất những kiến
nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về đàm phán, ký kết hợp
đồng thương mại quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận và
thực tiễn đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, có so sánh và đối
chiếu với các quy định của pháp luật quốc tế có liên quan. Từ đó, kiến nghị
các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đàm phán, ký kết hợp đồng thương
mại quốc tế ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được trình bày trên cơ sở vận dụng những quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam và Nhà nước ta về hội nhập kinh tế.
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp kế
thừa có chọn lọc, phương pháp phản ánh thực chứng, đồng thời so sánh đối
chiếu với pháp luật quốc tế về đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại quốc
tế trên tinh thần tiếp thu kinh nghiệm của các nước và tổ chức quốc tế có xét
đến tình hình thực tiễn ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận văn làm sáng tỏ một cách hệ thống những lý luận nền tảng về
đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, góp phần tạo tiền đề lý luận
cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về đàm phán, ký kết hợp
đồng thương mại quốc tế.
Luận văn đưa ra một bức tranh tổng quát về thực tiễn đàm phán, ký kết
hợp đồng thương mại quốc tế ở nước ta hiện nay. Từ đó góp phần tạo nên
giá trị tham khảo quan trọng cho những người nghiên cứu khoa học, các nhà
lập pháp trong việc hoàn thiện pháp luật về đàm phán, ký kết hợp đồng
thương mại quốc tế.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu làm 3 chương (không kể phần mở đầu, kết luận
và danh mục tài liệu tham khảo).
Chương 1: Lý luận về đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại quốc
tế
Chương 2: Pháp luật về đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại
quốc tế
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện pháp luật về
đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế
Đề cương chi tiết của từng chương được liệt kê cụ thể trong mục lục.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1 Khái quát về hợp đồng thương mại quốc tế.
Hoạt động thương mại quốc tế là hoạt động phức tạp, liên quan đến
nhiều quốc gia và nhiều chủ thể ở các nước khác nhau. Do đó, trong hoạt
động thương mại quốc tế thường xuyên xảy ra tranh chấp. Nguyên nhân
là xuất phát từ quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng. Nếu như các bên
trong hợp đồng không thỏa thuận chặt chẽ nội dung của các điều khoản
thì tranh chấp hợp đồng là điều khó tránh được. Vì vậy, quá trình đàm
phán để tiến tới ký kết hợp đồng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và hạn chế
tối đa được rủi ro pháp lý cũng như tranh chấp phát sinh trong quá trình
thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế.
Thương mại quốc tế là tổng hòa các hoạt động kinh doanh đối ngoại của
các nước. Hoạt động này được thể hiện dưới hình thức là những hợp đồng
thương mại quốc tế như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung cấp
dịch vụ, các loại hợp đồng liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, hợp đồng vận
chuyển. Cho nên, khái niệm hợp đồng thương mại quốc tế về cơ bản cũng
chứa đựng những đặc trưng của một hợp đồng nội địa, chỉ khác ở chỗ là dấu
hiệu quốc tế hay hợp đồng này có yếu tố nước ngoài.
Vì vậy, việc làm rõ khái niệm hay xác định tính quốc tế của hợp đồng
thương mại quốc tế có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn hết sức quan trọng bởi nó
gắn liền với việc xác định luật áp dụng trong quan hệ hợp đồng của các bên.
1.1.1 Bản chất của hợp đồng thương mại quốc tế.