Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đảm bảo tính công bằng đối với người khuyết tật trong việc sử dụng phương tiện vận tải đường sắt ở Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bùi Thị Hoàng Lan 95
ĐẢM BẢO TÍNH CÔNG BẰNG ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
TRONG VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
ĐƯỜNG SẮT Ở VIỆT NAM
BÙI THỊ HOÀNG LAN∗
Bối cảnh của nghiên cứu
Giao thông tiếp cận hiện ñã và ñang phát triển ở nhiều nước trên thế giới, với hệ
thống giao thông ngày càng văn minh, lịch sự, an toàn, thuận lợi và ñáp ứng tối ña nhu
cầu ñi lại của tất cả thành viên trong xã hội, trong ñó có người khuyết tật (NKT). Giao
thông là một trong những cầu nối giúp người khuyết tật có thể hòa nhập cộng ñồng và là
một trong những phương tiện thể hiện quyền bình ñẳng của người khuyết tật trong xã hội.
Khuôn khổ hành ñộng thiên niên kỷ Biwako “Hướng tới một xã hội hòa nhập, không vật
cản và vì quyền của người tàn tật với bảy lĩnh vực ưu tiên”, trong ñó có mục tiêu "tiếp cận
các môi trường xây dựng và giao thông công cộng".
Trên thế giới, những nghiên cứu về tiếp cận giao thông ñường sắt cho người khuyết
tật ñược nghiên cứu từ khá sớm và ña dạng về chủ ñề: nghiên cứu về mô hình tiêp cận
giao thông công cộng (Barnes và Mercer, 2003); nghiên cứu về các rào cản xã hội-môi
trường của người khuyết tật ñối với giao thông ñường sắt (Heiser, 1995); nghiên cứu về
kinh nghiệm trong việc tiếp cận các phương thức vận tải công cộng (Henderson, 1999,
Jensen et al, 2002; Mitchell, 1997); nghiên cứu vai trò của giao thông vận tải ñối với
cuộc sống của những người khuyết tật (Disabled Persons Transport Advice Committee2002). Nghiên cứu về chính sách tham gia phương tiện giao thông công cộng của NKT
(Ling Suen& Mitchell, 1998). Đây là những nghiên cứu làm cơ sở cho việc thực hiện ñảm
bảo công bằng trong tiếp cận của người khuyết tât ñối với giao thông nói chung và giao
thông ñường sắt nói riêng.
Ở Việt Nam, giao thông tiếp cận là một khái niệm còn mới, ñược hiểu là một hệ
thống giao thông công cộng thuận lợi, từng bước ñược hoàn thiện bảo ñảm an toàn, tiện
nghi không chỉ cho NKT, người cao tuổi, người có khó khăn khác trong hệ vận ñộng của
cơ thể mà còn phục vụ sự thuận tiện cho mọi người khi tham gia giao thông. Việc loại bỏ
các rào cản ñể NKT hoà nhập với cộng ñồng ñang ñược Đảng và Nhà nước ta ñặc biệt
quan tâm, trong ñó có nhiệm vụ xây dựng môi trường giao thông tiếp cận. Đặc biệt, khi
Luật Người khuyết tật ñã ñược Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày
1/1/2011 sẽ phát huy ñược vai trò, trách nhiệm của cộng ñồng, gia ñình và xã hội ñối với
những ñối tượng thiệt thòi là NKT. Trong thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải ñã chỉ ñạo
các cơ quan, ñơn vị trong ngành triển khai tích cực chương trình tiếp cận của NKT ñối
với giao thông nói chung và ñường sắt nói riêng. Bộ cũng ñưa vào chương trình hành
ñộng trong nhiều lĩnh vực như: xây dựng chính sách, biên soạn tiêu chuẩn kỹ thuật
∗
Ths, Đại học Kinh tế quốc dân.
Xã hội học số 1 (117), 2012