Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đảm bảo an toàn sinh học trong Chăn nuôi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
SẢN XUẤT CHẾ BIẾN - TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Tạp chí chăn nuôi số 10 - 08 33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
ĐẢM BẢO AN TOÀN SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI
Đào Lệ Hằng*
*
Đảm bảo an toàn sinh học (ATSH) trong
chăn nuôi là công tác rất cần thiết để
phòng ngừa dịch bệnh, sản xuất “Thịt
sạch”, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,
giảm nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến
sức khỏe con người. Tuy nhiên, trong chăn
nuôi đại trà, công tác này đã chưa được
thực sự quan tâm và thực hiện đầy đủ.
ATSH trong chăn nuôi về cơ bản phải đảm
bảo những nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Quản lý chặt đàn vật nuôi:
- Đóng kín đàn: Khuyến khích chỉ sử dụng
vật nuôi sinh trưởng trong trại để duy trì và
phát triền quy mô chăn nuôi; hạn chế nhập
mới; không nuôi hỗn độn nhiều loại vật
nuôi, nhiều lứa tuổi trong cùng 1 dãy
chuồng; không cho tiếp xúc với động vật
“ngoài hàng rào”;
- Tuân thủ nuôi tân đáo đúng, đủ thời gian
với từng loại vật nuôi. Chỉ nhập con mới khi
biết rõ lai lịch giống và lịch thú y, tình hình
chăn nuôi, dich bệnh vùng bán con giống.
Thứ hai: Kiểm soát các tác động liên
quan:
Ngăn chặn mọi khả năng làm tổ, trú ngụ, di
chuyển tự do trong trại của côn trùng, loài
gặm nhấm, chim, chó, mèo (chó, mèo nuôi
trong trại phải tiêm vacxin và chỉ hạn chế ở
trong trại).
- Người thăm quan trại phải hợp tác các
điều kiện vệ sinh phòng bệnh, có trang
thiết bị bảo hộ khi vào trại, hạn chế tối đa
người vừa thăm các trại khác mà chưa
được 1 - 5 ngày, không cho tiếp xúc trực
tiếp với vật nuôi, hạn chế khu tham quan.
*
Cục Chăn nuôi.
- Công nhân phải có trang thiết bi lao động
sạch sẽ, phù hợp; mỗi người không chăm
sóc quá nhiều dãy chuồng; không mang
thức ăn có nguồn gốc động vật tưới sống
vào nấu ăn trong trại.
- Các dụng cụ, thiết bị được trang bị riêng
cho từng dãy chuồng và đảm bảo sạch sẽ.
Bố trí lối đi lại trong trại hợp lý, tránh đưa
thức ăn qua hố phân, tránh kho thức ăn
gần nơi xử lý chất thải. Đảm bảo thức ăn,
nước uống không dính bẩn, chất độc hại,
thức ăn được bảo quản đúng quy cách.
Thứ ba: Quản lý vệ sinh thú y:
- Quản lý xác vật nuôi chết: Trong vòng
48h phải đưa xác chết ra khỏi trại, nếu phải
chôn trong trại thì hố chôn sâu tối thiểu
0,6m. Nếu vật nuôi chết do bệnh truyền
nhiễm phải chôn theo hướng dẫn của cơ
quan thú y (không quá 5 tấn/hố; xa khu dân
cư, chuồng trại, công trình công cộng tối
thiểu 50m, hố chôn có thể tích gấp 3 - 4 lần
lượng vật cần chôn).Vệ sinh và khử trùng
toàn bộ khu vực ngay sau khi đã đưa xác
vật nuôi đi.
- Xử lý phân, nước thải triệt để bằng các
công nghệ được thiết kế, lắp đặt phù hợp
với quy mô trại nuôi. Có kế hoạch vận
hành, bảo dưỡng hợp lý.
- Chuồng nuôi phải được làm vệ sinh hàng
ngày và phải được khử trùng định kỳ theo
chế độ phòng bệnh của thú y.
- Chỉ lựa chọn các loại thuốc sát trùng có
tác dụng diệt khuẩn, nấm, virus; lưu được
tác dụng trong thời gian nhất định; sử dụng
được cho nhiều loại dụng cụ, thiết bị chăn
nuôi và không gây ô nhiễm môi trường.
Thực hiện tốt an toàn sinh học kết hợp với
tiêm vắc xin cho vật nuôi là cơ sở vững