Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đại tướng lê đức anh: vị tướng tài ba, nhà lãnh đạo xuất sắc, một nhân cách đức độ, giản dị, gần gũi nhân dân.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
22/8/2019 Tạp chí Cộng Sản - Đại tướng Lê Đức Anh: Vị tướng tài ba, nhà lãnh đạo xuất sắc, một nhân cách đức độ, giản dị, gần gũi nhân dân
www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=54839&print=true 1/4
3/5/2019 9:19'
Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm Công ty Xi
măng Bỉm Sơn (Thanh Hóa), ngày 29-12-1994.
Ảnh: TTXVN
Đại tướng Lê Đức Anh: Vị tướng tài ba, nhà lãnh đạo xuất sắc, một nhân cách
đức độ, giản dị, gần gũi nhân dân
Đại tướng Lê Đức Anh là một chiến sỹ cách mạng kiên cường, một vị
tướng tài ba, người đã được tôi luyện, trưởng thành qua các cuộc
kháng chiến vĩ đại của dân tộc, có nhiều đóng góp to lớn trong sự
nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc
và thực hiện nhiệm vụ quốc tế, giải phóng nhân dân Cam-pu-chia
thoát khỏi thảm họa diệt chủng. Là một vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước
xuất sắc, Đồng chí luôn đổi mới, quyết đoán, nhanh nhạy, bám sát
thực tiễn, dám chịu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và
cũng rất giản dị, sâu sắc, nhân văn trong cuộc sống, được đồng chí,
đồng đội và nhân dân yêu mến, bạn bè quốc tế đánh giá cao.
Đồng chí Lê Đức Anh sinh ngày 01-12-1920 trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, quê quán tại xã Lộc
An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông nội của Đồng chí là một sỹ phu tham gia Phong trào Cần Vương
chống Pháp. Trên mảnh đất quê hương giàu truyền thống yêu nước và hiếu học, thấu hiểu sự nghèo đói, lam lũ của
người dân lao động cùng khổ dưới ách thống trị của thực dân, đế quốc, người thiếu niên Lê Đức Anh đã sớm giác
ngộ và tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1937, khi mới 17 tuổi, Đồng chí tham gia phong trào dân chủ ở Phú
Vang, Thừa Thiên - Huế; tháng 5-1938, Đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong thời kỳ
1939-1944, Đồng chí hoạt động trong các hội Ái hữu tại Hội An, Đà Lạt, Lộc Ninh, Thủ Dầu Một và các nghiệp
đoàn cao su ở Lộc Ninh, Quảng Lợi, Xa Can, Xa Cát.
Là chiến sỹ cộng sản kiên trung, mang trong mình ý chí tất cả vì độc lập, tự do, vì sự nghiệp cách mạng của Đảng,
đầu năm 1945 Đồng chí được giao nhiệm vụ tổ chức lực lượng trung kiên trong các nghiệp đoàn, chuẩn bị đấu
tranh võ trang. Tháng 8-1945, Đồng chí được phân công phụ trách chỉ huy khởi nghĩa giành chính quyền ở các đồn
điền cao su và hai huyện Hớn Quản, Bù Đốp, tỉnh Bình Phước. Thời gian này, Đồng chí tham gia Quân đội, chỉ
huy giành chính quyền ở Lộc Ninh, tham gia tỉnh ủy lâm thời, phụ trách quân sự phía Bắc tỉnh Thủ Dầu Một; giữ
các chức vụ Chính trị viên Chi đội 1 (sau là Trung đoàn 301), Trung đoàn ủy viên, Tỉnh ủy viên Thủ Dầu Một. Từ
năm 1948 đến năm 1954, Đồng chí đảm đương nhiều chức vụ quan trọng như: Tham mưu trưởng Khu 7, Khu 8,
Quân khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Quân khu ủy viên, Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Nam Bộ.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương năm 1954, Đồng chí tập kết ra Bắc; từ năm 1955 đến
năm 1963 là Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, rồi Cục phó, Cục trưởng Cục Quân lực - Bộ Tổng Tham mưu và trở
thành Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ đầu năm 1964, Đại tá Lê Đức Anh trở lại
chiến trường Miền Nam, đảm nhiệm các chức vụ Tham mưu trưởng, rồi Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh miền Nam, Ủy