Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đài Loan trong chính sách của Mỹ với Trung Quốc sau chiến tranh lạnh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu Quốc tế số 1 (88) Các vấn đề Quốc tế
3/2012 151 1 152 3/2011
ĐÀI LOAN TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ
VỚI TRUNG QUỐC SAU CHIẾN TRANH LẠNH
Ths. Nguyễn Thế Hồng*
Tóm tắt
Đài Loan luôn là vấn đề quan trọng và nhạy cảm nhất trong quan
hệ Trung - Mỹ. Theo các nhà phân tích, nếu Mỹ từ bỏ Đài Loan, các
nước trong khu vực có thể sẽ đứng về phía Bắc Kinh và đó sẽ là khởi đầu
cho thời kỳ suy tàn của Mỹ. Đối với Trung Quốc, điều quan trọng là nếu
“buông” Đài Loan sẽ tạo thành một tiền lệ để các vùng khác, như Tây
Tạng và Tân Cương, đòi ly khai. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề
cập đến các phương pháp tiếp cận của Mỹ đối với vấn đề Đài Loan trong
quan hệ tổng thể với Trung Quốc kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh.
Qua đó, tác giả phân tích các yếu tố được coi là nền tảng cho chính sách
của Mỹ với Đài Loan, đề cập đến phản ứng của Trung Quốc và tác động
của mối quan hệ này đối với các nước trong khu vực.
Vấn đề Đài Loan là vấn đề quan trọng và nhạy cảm nhất trong quan
hệ của Mỹ với Trung Quốc. Theo các nhà phân tích, nếu Mỹ từ bỏ Đài
Loan thì các nước trong khu vực có thể sẽ đứng về phía Bắc Kinh và đó
sẽ là sự bắt đầu thời kì suy tàn của Mỹ. Còn đối với Trung Quốc, nếu
* Giảng viên Lịch sử thế giới, Đại học Đồng Tháp. Quan điểm trong bài viết hoàn toàn
là quan điểm riêng của tác giả.
“buông” Đài Loan thì sẽ tạo nên một tiền lệ để các vùng khác đòi li khai
(Tây Tạng và Tân Cương). Tháng 2/2000, dưới nhan đề “Nguyên tắc một
nước Trung Quốc và vấn đề Đài Loan”, Cục Đài Loan và Cục Thông tin
Hội đồng Nhà nước Trung Quốc có viết “ngày 1/10/1949, nhân dân
Trung Quốc đã đạt được một thắng lợi to lớn trong cuộc cách mạng dân
chủ và đã thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Phe Quốc Dân
Đảng rút lui khỏi đất liền và cố thủ ở tỉnh Đài Loan thuộc Trung Quốc để
đương đầu với chính phủ Trung ương với sự hỗ trợ của lực lượng nước
ngoài. Đó là nguồn gốc vấn đề Đài Loan”.1 Việc nước CHND Trung Hoa
ra đời, sau đó là Chiến tranh Triều Tiên (1950 -1953) bùng phát, đưa đến
việc Mỹ chính thức sử dụng Đài Loan cho chiến lược đảm bảo an ninh
trên cơ sở đưa ra nhận định toàn cục nếu Mỹ mất Nam Triều Tiên ở phía
Bắc, phía Nam mất Đài Loan, Nhật Bản sẽ bị kẹp giữa Nam và Bắc, Philíp-pin và nhiều nước ở Đông Nam Á sẽ bị uy hiếp, phòng tuyến Tây
Thái Bình Dương sẽ bị chặt thành mấy khúc.2
Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc có sự dao động theo biên
độ đi từ can thiệp đến không can thiệp, cuối cùng thâm nhập sâu rộng. Hệ
quả là đã làm cho quan hệ Mỹ - Trung leo thang căng thẳng suốt hai thập
niên xung quanh vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Những chuyển
biến trong bối cảnh cuộc Chiến tranh lạnh cuối thập niên 1960 gia tăng
đã đưa quan hệ Mỹ - Trung đi đến hòa hoãn, với một trong những điều
kiện tiên quyết là Oa-sinh-tơn phải tôn trọng độc lập, chủ quyền của
nước này. Tinh thần này đã được thể hiện trong ba thông cáo (đầu tiên là
thông cáo Thượng Hải 1972), đặt cơ sở cho quan hệ song phương Mỹ -
1
Phi Bằng, Những sự kiện quan trọng trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc, Nxb. Trẻ,
TPHCM, 2001, tr. 104-105.
2 Hoàng Gia Thụ, Đài Loan tiến trình hóa rồng, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1994,
tr. 52.
, 3/2012: 151-168.