Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ VÀ HIDROCACBON
MIỄN PHÍ
Số trang
31
Kích thước
646.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1090

ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ VÀ HIDROCACBON

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

rocky1208 31-03-2011 12:21

ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ VÀ

HIDROCACBON

WRITTEN BY rocky1208

https://www.facebook.com/akki.nguyen

MỤC LỤC

PHẦN 1: KIẾN THỨC CƠ SỞ

BÀI 1: HỢP CHẤT HỮU CƠ & NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ SỞ (PHẦN 1)

BÀI 2: HỢP CHẤT HỮU CƠ & NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ SỞ (PHẦN 2)

BÀI 3: HIDROCACBON & NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ SỞ

PHẦN 2: HIDROCACBON NO

BÀI 4: ANKAN/PARAFIN - MẠCH HỞ, NO

BÀI 5: XICLO ANKAN/XICLO PARAFIN - MẠCH VÒNG, NO

PHẦN 3: HIDROCACBON KHÔNG NO

BÀI 6: ANKEN/OLEFIN - MẠCH HỞ, 1 NỐI ĐÔI

BÀI 7: ANKAĐIEN/ĐI-OLEFIN - MẠCH HỞ, 2 NỐI ĐÔI

BÀI 8: ANKIN - MẠCH HỞ, 1 NỐI BA

PHẦN 4: HIDORCACBON THƠM

BÀI 9: BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG

PHẦN 5: LỜI CUỐI

rocky1208 31-03-2011 12:58

BÀI 1: ĐỊNH NGHĨA HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ SỞ

(Phần 1)

Khi ta tiếp cận một vấn đề mới, việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải nắm chắc và

hiểu rõ được những khái niệm và kiến thức cơ sở, nền tảng của vấn đề. Từ đó mới có

thể giải quyết tốt vấn đề. Vì vậy, phần đầu tiên này mình sẽ trình bày những kiến thức

cơ bản nhất, hay động chạm đến nhất trong hóa học hữu cơ. Các bạn phải nắm chắc

phần này thì mới có nền tảng để để đi đến những kiến thức phức tạp hơn trong những

phần sau đó.

Những vấn đề trong bài này gồm

- Hợp chất hữu cơ

- Thuyết cấu tạo hóa học Butlerop

- Bậc cacbon

- Mạch cacbon

- Các loại công thức

- Đồng đẳng – đồng phân

- Liên kết hóa học

- Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ

1. Hợp chất hữu cơ

- Hợp chất hữu cơ là những hợp chất của cacbon với các nguyên tố khác, trừ các oxit

của C (CO2, CO) và muối cacbonat. Thường gặp nhất là H, O, N, S, P, và các Halogen.

2. Thuyết cấu tạo Butlerop

Trong sách giáo khoa viết có phần hơi lằng nhằng. Mình xin túm cái váy lại là như sau:

Điều 1: Trong hchc các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo 1 trật tự

nhất định. Thay đổi thứ tự đó sẽ tạo ra chất mới.

Điều 2: Các nguyên tử C có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon. Có

3 loại mạch cacbon là: thẳng, nhánh và vòng.

Điều 3: Tính chất của hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất

và số lượng các nguyên tử có mặt) và cấu tạo hóa học (trật tự liên kết giữa các nguyên

tử).

3. Bậc cacbon

- Bậc của nguyên tử cacbon là một số, bằng số nguyên tử cacbon liên kết trực

tiếp với nó. Thông thường ký hiệu bậc cacbon bằng chữ số La Mã.

Nguyên tử cacbon được khoanh tròn trong 3 hình trên có bậc lần lượt là IV, I, và III.

4. Mạch cacbon

- Các nguyên tử cacbon liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon. Có ba loại

mạch cacbon là: mạch thẳng , mạch nhánh và mạch vòng.

Ví dụ:

5. Các loại công thức hóa học

Công thức hóa học được dùng để biểu thị thông tin về hợp hữu cơ như có các nguyên

tố nào, mỗi nguyên tố có bao nhiêu nguyên tử, liên kết với nhau như thế nào. Có hai

loại công thức hóa học thường gặp là:

Công thức phân tử: chỉ cho biết thành phần hợp chất gồm những nguyên tố gì và

mỗi nguyên tố có bao nhiêu nguyên tử, chứ không cho biết chúng liên kết với nhau

như thế nào.

Ví dụ: propan (C3H8), butan (C4H10), ...

Công thức cấu tạo: ngoài việc cho biết các nguyên tố có mặt trong hợp chất và số

lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố thì nó còn cho biết cách thức chúng liên kết với

nhau, tức cho biết “cấu tạo” hợp chất.

Ví dụ: n-propan (CH3-CH2-CH3), axit axetic (CH3-COOH), …

6. Đồng đẳng & Đồng phân

Đồng đẳng: những hợp chất hữu cơ có cấu tạo “tương tự” nhau, nhưng lại có công

thức phân tử sai khác nhau một hay nhiều nhóm ( -CH2- ) là những đồng đẳng của

nhau. Chúng có cùng công thức tổng quát và có sự hiện diện của cùng một nhóm

chức, vì vậy chúng có tính chất hóa học tương tự nhau. Các chất đồng đẳng lập thành

một dãy đồng đẳng.

Ví dụ: dãy đồng đẳng của rượu metylic gồm những rượu no, đơn chức, mạch hở và có

chung CTTQ là CnH2n+1-OH

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!