Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc trưng hậu hiện đại trong tiểu thuyết kafka bên bờ biển của haruki murakami.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
NGUYỄN THỊ NGOC THÚY
Đặc trưng hậu hiện đại trong tiểu thuyết
Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của Th.S Nguyễn Phương Khánh. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa
học của công trình này.
Đà Nẵng, ngày 05 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc Thủy
3
4
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến
Th.S Nguyễn Phương Khánh – người đã rất nhiệt tình, tận
tâm hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này. Tôi xin cảm ơn
các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn – trường Đại học Sư
Phạm – Đại học Đà Nẵng đã giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè và
người thân đã ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Mặc dù có nhiều cố gắng song do trình độ còn hạn
chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự đóng góp chân thành của quý thầy cô và bạn bè để
đề tài được hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, ngày 05 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc Thủy
5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................8
5. Cấu trúc của đề tài................................................................................................8
CHƯƠNG I: VỀ CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI
VÀ NHÀ VĂN HARUKI MỦAKAMI..................................................................9
1.1 Khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại ...................................................................9
1.1.1 Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại ..........................................9
1.1.2 Một số quan niệm về chủ nghĩa hậu hiện đại............................................11
1.2 Đặc điểm của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học .....................................13
1.2.1 Chủ nghĩa hậu hiện đại và cách nhìn đời sống..........................................13
1.2.2 Chủ nghĩa hậu hiện đại và hệ thống thi pháp phá cách............................14
1.2.3 Đặc trưng tiểu thuyết hậu hiện đại .............................................................16
1.3 Chủ nghĩa hậu hiện đại trong mối tương quan với chủ nghĩa hiện đại .......17
1.4 Haruki Murakami và tiểu thuyết Kafka bên bờ biển .....................................20
1.4.1 “Thần tượng văn chương Nhật” Haruki Murakami..................................20
1.4.2 Kafka bên bờ biển – “một ám ảnh siêu hình dai dẳng” ............................23
CHƯƠNG II: KAFKA BÊN BỜ BIỂN – HẬU HIỆN ĐẠI
TRONG CÁCH NHÌN CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI............................................27
2.1 Hậu hiện đại trong cách nhìn về con người.....................................................27
2.1.1Thế giới nhân vật khác thường và sự mờ hóa nhân vật...............................27
2.1.2 Cái tôi cô đơn, băn khoăn về sự tồn tại của bản thân .................................31
2.1.3 Khát vọng sống với bản ngã của chính mình...............................................41
2.1.4 Nhân vật và văn hóa đại chúng thời hậu hiện đại.......................................45
2.2 Hậu hiện đại trong cách nhìn về xã hội...........................................................48
2.2.1 Hiện thực xã hội bị xé lẻ, phân tách .............................................................48
6
2.2.2 Sự mỉa mai đối với các quan niệm truyền thống.........................................51
CHƯƠNG III: KAFKA BÊN BỜ BIỂN – HẬU HIỆN ĐẠI
TRONG NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN................................................................58
3.1 Kết cấu phân mảnh.............................................................................................58
3.1.1 Sự tan rã của cốt truyện truyền thống...........................................................58
3.1.2 Sự phân tán của điểm nhìn nghệ thuật..........................................................60
3.1.3 Sự đảo lộn trật tự không – thời gian .............................................................63
3.2 Những lằn ranh của thực và ảo.........................................................................66
3.2.1 Sự đan xen giữa các yếu tố thực và ảo .........................................................66
3.2.2 Bí ẩn như là một thủ pháp ..............................................................................68
3.3 Ngôn ngữ và biểu tượng....................................................................................71
3.3.1 Ngôn ngữ cắt dán ............................................................................................71
3.3.2 Hệ thống biểu tượng, ẩn dụ đầy ám ảnh.......................................................74
3.4 Yếu tố “nhại” và siêu liên kết...........................................................................77
3.4.1 “Nhại” như là một thuộc tính hậu hiện đại ..................................................78
2.4.2 Siêu liên kết hay là liên văn bản....................................................................81
KẾT LUẬN................................................................................................................85
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................87
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi nói về vai trò và nhiệm vụ của nhà văn, Balzac đã có một nhận định nổi
tiếng: “Nhà văn là người thư ký trung thành của thời đại”. Như vậy, nhà văn nói
riêng và người sáng tạo nghệ thuật nói chung phải là người đi sát với hiện thực cuộc
sống, lấy đó làm nguồn cảm hứng cho các tác phẩm của mình. Cùng với sự đổi thay
không ngừng của xã hội, nhà văn cũng phải có những đổi mới trong nghệ thuật sáng
tác của mình để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội đồng thời phù hợp với nhu
cầu đọc mới của độc giả. Bên cạnh đó, những thành tựu rực rỡ trong khoa học – kỹ
thuật đã đưa thế giới đến một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của công nghệ tiên tiến,
của sự bùng nổ thông tin, song con người cũng phải đối mặt với những vấn đề chính
trị, dân tộc, xã hội mới. Chính sự phát triển cao độ đó đã đòi hỏi văn học phải có
những biến chuyển mới để theo kịp tốc độ của xã hội. Không thỏa mãn với những
phương thức biểu hiện của chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại đã ra đời. Với
sự cách tân trong kỹ thuật viết, trong việc tìm kiếm và xử lý đề tài cùng với thế giới
quan độc đáo, chủ nghĩa hậu hiện đại có vị trí rất quan trọng trên văn đàn thế giới
với các tên tuổi đã đi vào lịch sử văn học như: Jean – Francois Lyotard,
G.G.Marquez, Donald Barthelme, Bobbie Ann Mason, Julio Cortázar, Michel
Foucault, Milan Kudera, Umberto Eco… Xuất hiện tại Mỹ, chủ nghĩa hậu hiện đại
nhanh chóng lan rộng sang các nước châu Âu và một số nước châu Á, trong đó có
Nhật Bản.
Có thể nói Haruki Murakami là nhà văn Nhật Bản gây được nhiều chú ý của
giới phê bình và độc giả nhất trong những năm gần đây. Các tác phẩm của ông có
sức lôi cuốn lạ kì, khiến người đọc như bị cuốn vào một mê cung ngôn từ và các
hình ảnh đủ chiều kích khác nhau. Một trong những lý do tạo nên sức hấp dẫn cho
các sáng tác của Haruki Murakami chính là việc ông đã khéo léo đan cài các yếu tố
hậu hiện đại vào trong tác phẩm của mình, tạo dư vị đặc biệt cho người đọc. Cuốn
tiểu thuyết Kafka bên bờ biển là một minh chứng cho điều này. Chính sự thành
8
công của Haruki Murakami đã là động lực thúc đẩy chúng tôi lựa chọn đề tài “Đặc
trưng hậu hiện đại trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1 Về chủ nghĩa hậu hiện đại:
“Hai chữ “hậu hiện đại” (Postmoderne) và “giải cấu trúc” (Deconstruction)
gắn với tên tuổi lẫy lừng của Jean – Francois Lyotard (1924 – 1998) và Jacques
Derrida (1930 – 2004) không chỉ là hai khái niệm triết học mới mẻ mà còn là hai
trong số những tiêu ngữ thời thượng nhất của các phương tiện truyền thông đại
chúng” [12, tr.7]. Khi nói đến sự ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại thì không thể
không nhắc đến Lyotard với bài viết nổi tiếng “Điều kiện hậu hiện đại: Bản tường
trình về tri thức”. Sau này bài viết đã trở thành phần đầu của cuốn sách có tính chất
mở đầu và dẫn đường cho chủ nghĩa hậu hiện đại: Hoàn cảnh hậu hiện đại. Trong
công trình công phu này, Lyotard đã xác định rõ “Đối tượng của công trình nghiên
cứu này là hoàn cảnh của tri thức trong các xã hội phát triển nhất” [12, tr.53]. Tác
giả coi tri thức trong thời hậu hiện đại là một sản phẩm để tiêu thụ, buôn bán và trao
đổi. Chủ nghĩa hậu hiện đại tồn tại một cách tự do, độc lập, không chịu sự chi phối,
khống chế nào, không có một thứ ngôn ngữ nào có thể bao phủ lên nó. Lyotard
cũng đề nghị một hướng đi cho chủ nghĩa hậu hiện đại: phủ nhận các “đại tự sự”,
chỉ chú trong vào “tiểu tự sự”, các vi văn bản phải được tồn tại bình đẳng với các
siêu văn bản.
Một công trình được coi là rất công phu về chủ nghĩa hậu hiện đại là Văn học
hậu hiện đại thế giới những vấn đề lý thuyết. Cuốn sách này tập trung nhiều bài viết
rất chất lượng của các tác giả trong và ngoài nước như: I.P.Ilin, Charles Jencks,
Mary Klages, Barry Lewis, Phương Lựu, Nguyễn Văn Dân, Nguyễn Minh Quân,
Nguyễn Ước...
Bài viết Chủ nghĩa hậu hiện đại những khái niệm căn bản của Nguyễn Minh
Quân đã đề xuất cách tiếp cận dễ dàng nhất với chủ nghĩa hậu hiện đại là từ chủ
nghĩa hiện đại. Chủ nghĩa hậu hiện đại sẽ được làm sáng tỏ trên bình diện lịch sử -
xã hội và văn học, các khuynh hướng nghệ thuật. Khi đi vào nghiên cứu những khái
9
niệm căn bản của chủ nghĩa hậu hiện đại, tác giả bài viết đã phân tích khá kỹ về sự
hình thành, quá trình lan rộng tầm ảnh hưởng, chia chủ nghĩa tư bản thành ba thời
kỳ tương ứng với ba chủ nghĩa khác nhau trong mỹ học. Trong lý thuyết hậu hiện
đại, tác giả quan tâm tới giải trình ngôn ngữ hậu hiện đại, xác định nền tảng của nó
là dựa trên “nguyên tắc liên văn bản (intertextuality)” [1, tr.164]. Để soi chiếu sự
khác biệt của chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại, Nguyễn Minh Quân đã đề cập đến
hai lĩnh vực: tri thức và mỹ học để nhận diện hai chủ nghĩa này.
Một bài viết được đánh giá rất cao là Chủ nghĩa hậu hiện đại hay là hiện
tượng chồng chéo khái niệm của Nguyễn Văn Dân. Để xác định khái niệm hậu hiện
đại, trước tiên Nguyễn Văn Dân lược lại quá trình hình thành khái niệm, điểm lại
các khái niệm của các nhà nghiên cứu khác nhau theo trình tự thời gian. Nguyễn
Văn Dân cũng đi phân biệt giữa chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại để đi
đến kết luận: “về mặt lý thuyết, những gì mà những người đề xướng chủ nghĩa hậu
hiện đại chủ trương thì hầu hết đã có ở chủ nghĩa hiện đại (...) xét về mặt đặc tính
nghệ thuật thì cả chủ nghĩa hiện đại lẫn chủ nghĩa hậu hiện đại đều không có những
đặc tính thống nhất” [1, tr.126-127]. Tác giả nhận thấy trong chủ nghĩa hiện đại và
chủ nghĩa hậu hiện đại đề có những nhánh nhỏ hơn, nên đây là hiện tượng “chồng
chéo khái niệm”. Trước thực trạng cụm từ “chủ nghĩa hậu hiện đại” được dùng khá
phổ biến và dễ dãi, tác giả đặt ra câu hỏi: có nhất thiết cần có thuật ngữ đó hay
không hay đơn giản đây là “mốt sính khái niệm”. Cuối cùng Nguyễn Văn Dân kết
luận: “chỉ nên dùng khái niệm “hậu hiện đại” cho kiến trúc và hội họa, còn trong
các lĩnh vực khác, đặc biệt là trong văn học, thì không nên dùng nó, mà chỉ nên
dùng khái niệm “(chủ nghĩa) tối (hoặc siêu) hiện đại” [1, tr.166].
Đáng chú ý trong cuốn Văn học hậu hiện đại thế giới những vấn đề lý thuyết
là bài viết Một hồ sơ về chủ nghĩa hậu hiện đại của Nguyễn Ước. Tác giả soi chiếu
chủ nghĩa hậu hiện đại dưới nhiều góc độ khác nhau như: mỹ học và văn học; lịch
sử, kinh tế và xã hội; chân lý của lý trí và khoa ; thông qua các đại tự sự... Tác giả
còn đề cập đến những tiền đề căn bản của chủ nghĩa hậu hiện đại, tìm ra những nét
dị biệt giữa chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại, các khái niệm cơ bản và phương