Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc sắc tiểu thuyết giã biệt bóng tối của tạ duy anh.
PREMIUM
Số trang
60
Kích thước
870.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1461

Đặc sắc tiểu thuyết giã biệt bóng tối của tạ duy anh.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

LÊ THỊ HỒNG THÁI

Đặc sắc tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi: Lê Thị Hồng Thái, xin cam đoan rằng:

Khóa luận tốt nghiệp Đại học với đề tài Đặc sắc tiểu thuyết Giã

biệt bóng tối của Tạ Duy Anh là công trình do tôi thực hiện dưới sự

hướng dẫn của TS. Ngô Minh Hiền

Mọi hình thức tham khảo từ các nguồn tài liệu đều được trích dẫn

một cách cụ thể, chi tiết.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của nội dung khoa học

trong công trình này.

Đà Nẵng, ngày 10 tháng 5 năm 2012

Người thực hiện

Lê Thị Hồng Thái

3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn:

TS. Ngô Minh Hiền đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá

trình thực hiện luận văn.

Các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, các cán bộ thư viện Đại

học Sư phạm Đà Nẵng đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiên cứu.

Đà Nẵng, ngày 10 tháng 5 năm 2012

Sinh viên

Lê Thị Hồng Thái

MỞ ĐẦU

4

1. Lí do chọn đề tài

Tạ Duy Anh là một trong những cây bút tiểu thuyết đặc sắc của nền văn

học Việt Nam sau 1986. Ngay từ những tác phẩm đầu tay ông đã tạo được tiếng

vang trong làng văn học Việt Nam. Trên con đường tìm kiếm nghệ thuật không

biết mệt mỏi, ông luôn tạo cho mình một lối đi riêng. Do vậy, đối với Tạ Duy

Anh, tiểu thuyết chính là nơi thể hiện rõ nhất tài năng cũng như sự dấn thân

“khước từ truyền thống” của ông để xác lập những hình thức nghệ thuật mới cho

văn học.

Tiểu thuyết Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh gây ấn tượng mạnh mẽ đối

với người đọc có lẽ bởi chính cách viết rạch ròi, lạnh lùng khi nhìn vào hiện thực

đời sống một cách trần trụi, nhưng ẩn sau mỗi câu chữ ấy là cả một tấm lòng bao

la, nhân ái đối với con người. Cả một thế giới nhân vật hiện ra trần trụi, đa dạng

và phức tạp với đủ mọi hạng người, mọi tầng lớp, trong đó có cuộc đấu tranh giữa

cái thiện và cái ác, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa những xô bồ của hiện thực đời

sống,… Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong sáng tác của Tạ Duy

Anh đã tạo bước chuyển đáng mừng, là góp thêm một tiếng nói quan trọng, đưa

nền văn học Việt Nam hòa nhập với xu hướng phát triển của văn học thế giới.

Chính vì lẽ đó, chúng tôi cho rằng, nghiên cứu Đặc sắc tiểu thuyết Giã biệt

bóng tối của Tạ Duy Anh là một đề tài vừa có giá trị lý luận vừa mang ý nghĩa

thực tiễn. Bởi lẽ, đây là một hướng đi nhiều triển vọng trong việc nhìn nhận khám

phá tài năng của nhà văn cũng như những hướng cách tân của tiểu thuyết Việt

Nam sau đổi mới. Đây cũng chính là lý do chúng tối quyết định chọn đề tài này

làm công trình nghiên cứu.

5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cho đến nay đã có không ít công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Giã biệt

bóng tối của Tạ Duy Anh.

Cuốn Giã biệt bóng tối tác phẩm và lời bình của Tạ Duy Anh xuất bản

2010. Các nhà phê bình đã đánh giá cao giá trị đặc sắc nghệ thuật của cuốn tiểu

thuyết, đồng thời cũng đã phát hiện ra những nỗ lực đáng kể trong việc làm mới

tiểu thuyết của Tạ Duy Anh.

PGS.TS Nguyễn Đăng Diệp đã đưa ra nhận xét khi cuốn tiểu thuyết Giã

biệt bóng tối mới ra đời “Trong 213 trang này Tạ Duy Anh đã đặt ra nhiều vấn đề

nhạy cảm. Tiểu thuyết này rõ ràng đã có nhiều nỗ lực để làm mới” [6, tr.12]. Ông

đã nhìn nhận: “Tiểu thuyết Tạ Duy Anh thường có tình luận đề về thiện ác, đó là

chủ đề nổi bật nhất. Tính luận đề thường khiến cho tác phẩm khô khan nhưng Tạ

Duy Anh đã tạo sự đa dạng trong cách viết, khiến cho tác phẩm đỡ khô khan (…)

“Bút pháp trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh khá linh hoạt, yếu tố huyền thoại cũng

góp phần tạo nên lực hấp dẫn trong văn chương của anh mặc dù với tôi truyện

ngắn Tạ Duy Anh hấp dẫn hơn tiểu thuyết” [6, tr.37].

Còn PGS.TS Bích Thu lại phát hiện điểm nổi bật của Giã biệt bóng tối là

“nghệ thuật trần thuật và đặc biệt gây ấn tượng ở sự tổ chức điểm nhìn. Có rất

nhiều điểm nhìn mà mỗi điểm nhìn nói lên một khía cạnh của cuộc sống, của thế

giới con người. Điểm đáng chú ý thứ hai là ngôn ngữ và giọng điệu. Đó là một

thứ ngôn ngữ linh hoạt, ám ảnh, rất thông tục nhưng cũng có nhiều chất thơ với

những triết lí khá sâu sắc. Giọng điệu trong Giã biệt bóng tối tạo dấu ấn riêng của

phong cách Tạ Duy Anh. Một chất giọng hội tụ được các sắc thái: giễu nhại, tự

trào, tự vấn”(…) “là tác giả xây dựng được một thế giới nhân vật sinh động với

các kiểu nhân vật rất ám ảnh” [6, tr.13]. Theo PGS.TS Bích Thu thì “Với Giã biệt

6

bóng tối Tạ Duy Anh không chỉ đổi mới tư duy tiểu thuyết, đổi mới cách nhìn thế

giới và con người mà còn đổi mới bút pháp khiến độc giả có thể đọc một mạch và

cảm thấy lôi cuốn với tác phẩm” [6, tr.14 ].

PGS.TS Văn Giá thì đề cao sự bứt phá trong lối viết tiểu thuyết của Tạ Duy

Anh “tiểu thuyết Tạ Duy Anh là tiểu thuyết phát hiện và phát biểu về những cái

khủng khiếp. Tất cả châu tuần vào một chữ “khủng khiếp”. Khủng khiếp ở toàn

bộ quan hệ thực tại đời sống mà anh phát hiện và khủng khiếp ở cả thế giới nhân

vật mà anh dùng khái quát hiện thực đời sống. Khủng khiếp ở các chi tiết anh

dùng nó để xây dựng nhân vật. Và khủng khiếp ở cả ngôn ngữ mà anh dùng nó để

biểu đạt”. Và “đây là nét riêng của Tạ Duy Anh khi nhìn ngắm, quan sát thế giới

và biểu đạt, khái quát về hiện thực đời sống” [6, tr.16].

Nhà thơ Dương Thuấn cũng đã khá tinh tế khi so sánh Giã biệt bóng tối với

tiểu thuyết khác của Tạ Duy để phát hiện khả năng “luôn luôn tìm tòi và khám

phá các cách thể hiện mới (…). Qua các tiểu thuyết cũng như truyện ngắn của Tạ

Duy Anh, tác giả luôn luôn thể hiện bản thân là một con người can đảm, mạnh

mẽ, một nhà văn có nhân cách và bản lĩnh nghề nghiệp” [6, tr.27]. Ông cho rằng:

“Giã biệt bóng tối về dung lượng không phải là quá dài, chỉ dày hơn hai trăm

mười ba trang nhưng lại chứa đựng những nội dung hiện thực rất lớn, nhưng vấn

đề mà cả thời đại quan tâm” [6, tr.27].

Tác giả Phùng Gia Thế trong bài viết Sự bế tắc của lối viết đã có cách nhìn

nhận khách quan về tác phẩm này một cách sâu sắc “trong Giã biệt bóng tối, tác

giả đã thể hiện khá rõ sự bế tắc, loanh quanh của mình trong việc tìm lối cho lối đi

của tiểu thuyết” [6, tr.43].

Đoàn Ánh Dương trong bài viết Tiến trình tiểu thuyết Tạ Duy Anh, tác giả

phát biểu: “Nếu như Khúc dạo đầu là một nỗ lực tự thân thì từ Lão Khổ đến Thiên

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!