Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm văn xuôi Bình Nguyên Trang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
-----------------------------
HÀ THỊ THU THỦY
ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI BÌNH NGUYÊN TRANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
------------------------------
HÀ THỊ THU THỦY
ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI BÌNH NGUYÊN TRANG
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Ngân
THÁI NGUYÊN - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều
trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Hà Thị Thu Thủy
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban
Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Văn – Xã hội, Trường Đại học Khoa học, Đại
học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong
suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng
dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh Ngân đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong
suốt thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Hà Thị Thu Thủy
iii
MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................ii
MỤC LỤC...................................................................................................iii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 8
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 8
5. Cấu trúc của luận văn.................................................................................... 9
6. Đóng góp của luận văn.................................................................................. 9
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG.................................................. 11
1.1. Các vấn đề thể loại ................................................................................... 11
1.1.1. Truyện ngắn và các đặc điểm của truyện ngắn..................................... 11
1.1.2. Tản văn và các đặc điểm của tản văn.................................................... 14
1.2. Văn xuôi Bình Nguyên Trang trong diện mạo chung của văn xuôi nữ Việt
Nam đương đại....................................................................................... 18
1.2.1. Khái quát văn xuôi nữ Việt Nam đương đại......................................... 19
1.2.2. Hành trình sáng tác của Bình Nguyên Trang........................................ 21
Tiểu kết chương 1...................................................................................... 29
Chương 2. CẢM HỨNG VỀ CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI TRONG
VĂN XUÔI CỦA BÌNH NGUYÊN TRANG.......................................... 30
2.1. Cảm hứng về cuộc sống ........................................................................... 30
2.1.1. Những suy nghĩ về cách sống ............................................................... 30
2.1.2. Những cảm xúc đẹp về cảnh vật thiên nhiên ........................................ 36
2.2. Cảm hứng về con người........................................................................... 39
iv
2.2.1. Ca ngợi, bênh vực người phụ nữ........................................................... 39
2.2.2. Trăn trở về những đứa trẻ bất hạnh....................................................... 47
Tiểu kết chương 2...................................................................................... 53
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIÊM NGHỆ THUẬT VĂN XUÔI BÌNH
NGUYÊN TRANG.................................................................................... 54
3.1. Nhân vật và cốt truyện ............................................................................. 54
3.1.1. Thế giới nhân vật đa dạng, đa diện, đa tính cách.................................. 54
3.1.2 Cốt truyện đơn tuyến.............................................................................. 60
3.2. Không gian, thời gian nghệ thuật............................................................. 62
3.2.1. Không gian nghệ thuật đa dạng............................................................. 62
3.2.2 Thời gian nghệ thuật đa chiều................................................................ 68
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu........................................................................... 71
3.3.1. Ngôn ngữ đằm thắm, giàu chất thơ....................................................... 72
3.3.2. Giọng điệu đa dạng mà thống nhất ....................................................... 75
Tiểu kết chương 3...................................................................................... 78
KẾT LUẬN................................................................................................ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 81
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Đặc điểm thể loại là vấn đề luôn được giới nghiên cứu quan tâm.
Nghiên cứu đặc điểm thể loại văn học là chỉ ra được những đặc trưng về nội
dung cũng như nghệ thuật của thể loại đó thông qua những tác phẩm tiêu biểu.
Từ khía cạnh cảm hứng nghệ thuật, có thể thấy được vấn đề của cuộc sống mà
tác giả quan tâm, thấy được những tâm tư, tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm
trong từng tác phẩm, qua đó thấy được những đặc điểm nghệ thuật mang dấu
ấn đặc trưng của tác giả.
1.2 Trong nền văn học đương đại của nước ta, có rất nhiều cây bút nữ trẻ
đã khẳng định được tài năng cũng như phong cách của mình. Thế hệ nhà văn
nữ cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX có thể kể đến những cái tên như:
Dạ Ngân, Võ Thị Hảo, Lê Minh Khuê, Đoàn Lê, Trần Thùy Mai, Lý Lan, Y
Ban, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ,... Thế hệ nữ tác giả mới từ
những năm 2000 phải nhắc đến: Đỗ Hoàng Diệu, Đỗ Bích Thúy, Phong Điệp,
Phan Hồn Nhiên, Phạm Điệp Giang, Võ Diệu Thanh, Nguyễn Ngọc Tư, Dương
Thụy, Trang Hạ... Mỗi cây bút mang một màu sắc riêng, góp phần tạo dựng
bức tranh chung của nền văn học đương đại Việt Nam. Việc khai thác đặc điểm
thể loại của một tác giả trẻ là việc làm cần thiết để khẳng định phong cách nhà
văn trong bức tranh đa dạng của nền văn học nước ta.
1.3 Bình Nguyên Trang là nhà văn trẻ, được đánh giá là một trong những
cây bút nữ xuất sắc của nền Văn học đương đại Việt Nam. Chị viết khá nhiều
thể loại, tên tuổi từ lâu đã gắn với thơ, nhưng gần đây chị mạnh dạn thử sức và
đã khẳng định mình rất ấn tượng ở thể loại văn xuôi. Truyện ngắn, tản văn của
Bình Nguyên Trang không viết về những điều lớn lao, trừu tượng, mà mỗi câu
chuyện là một mảnh ghép cuộc sống bình dị, những cảm xúc rất đỗi đời
2
thường... Nói cách khác, cuộc sống được thu nhỏ vào trang viết bằng giọng
văn đầy chất thơ. Chính tác giả từng chia sẻ “Mỗi cuốn sách là một góc nhỏ
của cuộc đời người viết. Nó chứa đựng những buồn vui, trải nghiệm cá nhân
người viết cuốn sách đó...”. Văn xuôi của Bình Nguyên Trang vì thế rất giản
dị mà sâu sắc, để lại ấn tượng khó phai trong lòng độc giả.
Theo các nhà phê bình, văn xuôi Bình Nguyên Trang vừa mang hơi thở
cuộc sống, vừa mang nét ý nhị rất riêng vốn làm nên đặc trưng văn chương của
chị. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có đề tài nào khai thác đặc
điểm văn xuôi của Bình Nguyên Trang- một phương diện không thể thiếu để
khẳng định tên tuổi nhà văn. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng đề tài “Đặc điểm
văn xuôi Bình Nguyên Trang” nằm trong số những đề tài cấp thiết hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Về đặc điểm thể loại
Bước đầu tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi xin được trình bày một số
những công trình nghiên cứu dưới đây:
Trong cuốn Lý luận văn học, GS. TS. Trần Đình Sử đã chỉ ra: “ Cái chính
của truyện ngắn là gây một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người. Kết
cấu của truyện ngắn thường là một sự tương phản,liên tưởng. Bút pháp trần
thuật thường là chấm phá. Yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của truyện
ngắn là chi tiết có dung lượng lớn và hành văn mang ẩn ý, tạo cho tác phẩm
những chiều sâu chưa nói hết. Ngoài ra, giọng điệu, cái nhìn cũng hết sức quan
trọng, làm nên cái hay của truyện ngắn. Truyện ngắn là một thể loại dân chủ,
gần gũi với đời sống hằng ngày, lại súc tích, dễ đọc, gắn liền với hoạt động báo
chí, có tác dụng ảnh hưởng kịp thời trong đời sống.”.[36;tr317]. Có thể thấy,
GS. TS Trần Đình Sử đã chỉ ra những đặc trưng về nội dung, kết cấu, dung
lượng, giọng điệu,… của truyện ngắn. Ngày nay, truyện ngắn là một thể loại
3
rất phổ biến, tuy một truyện ngắn có dung lượng không nhiều nhưng nó lại đáp
ứng được nhu cầu của độc giả cả về mặt nội dung và nghệ thuật.
Một cái tên rất ấn tượng trong số những người làm nghiên cứu phê bình
của nền văn học nước ta, có sự quan tâm đặc biệt đến thể loại truyện ngắn, đó
chính là Bùi Việt Thắng. Anh đã cho ra đời rất nhiều những công trình viết về
truyện ngắn như: Bình luận truyện ngắn (Nxb Văn học, 1999), Truyện ngắnnhững vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
2000), Truyện ngắn hiện thực 1930-1945 (Nxb Văn học, 2003). Trong những
công trình nghiên cứu đó, Bùi Việt Thắng đã có cái nhìn khái quát về truyện
ngắn từ định nghĩa, nguồn gốc, để từ đó xác định các yếu tố đặc trưng, các kiểu
truyện ngắn như truyện ngắn cổ điển, truyện ngắn tâm tình, truyện ngắn kỳ ảo,
truyện ngắn rất ngắn, truyện ngắn liên hoàn và biến thể... Có thể nói, những
công trình nghiên cứu giá trị về thể loại truyện ngắn của Bùi Việt Thắng, đã
đem đến cho người đọc những hiểu biết cụ thể về thể loại này.
Ngoài những công trình tiêu biểu nêu trên, còn có rất nhiều những công
trình nghiên cứu khoa học về những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của thể loại
truyện ngắn và tản văn. Người viết xin được nêu ra một số công trình sau:
Trong luận văn khoa học “Đặc điểm truyện ngắn Đỗ Bích Thúy”, tác giả
Nguyễn Xuân Thủy đã viết “Từ sau 1986 văn xuôi nói chung, truyện ngắn nói
riêng chiếm một ưu thế lớn... Thời kỳ này, từ sự đổi mới trong tư duy nghệ
thuật, sự mở rộng về phạm trù thẩm mỹ trong văn học khiến truyện ngắn không
những đa dạng về đề tài, phong phú về nội dung mà có có nhiều thể nghiệm,
cách tân về thi pháp. Mỗi nhà văn đều lý giải cuộc sống từ góc nhìn riêng, với
những cách xử lý ngôn ngữ riêng. Tất cả những đặc điểm trên khiến truyện
ngắn Việt Nam đương đại gặt được nhiều thành công trên nhiều phương diện”.
Như vậy, cùng sự đổi mới tư duy, mở rộng chủ đề, nội dung hướng đến mọi