Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học trường kim đồng, huyện phú ninh, tỉnh quảng nam.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ỌC N N
ỌC SƢ P M
KHOA TÂM LÝ – ÁO DỤC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP I HỌC
ặc điểm Trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học Trƣờng
Kim ồng, uyện Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam
Sinh viên thực hiện : Phan Thị Trà My
Chuyên ngành: Tâm lý iáo dục
Ngƣời hƣớng dẫn : Nguyễn Thị Trâm Anh
Đà Nẵng, tháng 5/ 2013
2
MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, cũng như năng lực chuyên môn, trí tuệ cảm xúc càng lúc càng đóng
vai trò quan trọng đối với thành công của con người trong sự nghiệp. Trí tuệ cảm xúc
là khả năng nhận biết cảm xúc của bạn, hiểu những gì người khác nói với bạn, và hiểu
được cảm xúc của bạn ảnh hưởng đến người xung quanh bạn như thế nào. Trí tuệ cảm
xúc còn liên quan đến nhận thức của bạn về người khác: khi bạn hiểu cảm xúc của họ,
điều này cho phép bạn quản lý các mối quan hệ hiệu quả hơn.Những người giàu trí tuệ
cảm xúc thường thành công trong cuộc sống vì họ làm người xung quanh cảm thấy dễ
chịu khi tiếp xúc với họ.
Trong những năm gần đây, trí tuệ cảm xúc được nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt
chú ý. Người ta nhận thấy trí thông minh (IQ) là quá trình chật hẹp khi nói đến trí tuệ
con người. IQ chưa chắc đã đảm bảo cho sự thành đạt của mỗi con người mà muốn
thành công trong cuộc sống rất cần một hệ số cảm xúc cao. Muốn phát triển nguồn lực
con người để đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH đất nước thì bên cạnh việc phát triển bồi
dưỡng nâng cao trí tuệ thì việc phát triển trí tuệ cảm xúc cũng đóng vai trò hết sức
quan trọng.
Mặc dù mục tiêu giáo dục của nước ta là phát triển toàn diện nhân cách học
sinh, nhưng chương trình giáo dục hầu như chỉ tập trung phát triển các năng lực học
tập, cung cấp kiến thức mà ít chú trọng đến vấn đề giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học
sinh. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu của xã hội, giáo dục cần phải có những thay đổi để
có thể đào tạo ra những công dân không những vừa có đức vừa có tài mà còn có khả
năng giải quyết hiệu quả các mối quan hệ xã hội. Trong đó, giáo dục phát triển trí tuệ
cảm xúc cho trẻ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành đạt
của những công dân tương lai.
Trẻ em luôn là mối quan tâm hàng đầu của xã hội, vì vậy nuôi dưỡng đào tạo để
trẻ phát triển các tính cách là việc vô cùng quan trọng đối với các bậc làm cha, làm mẹ.
Rất nhiều trẻ em Việt Nam học giỏi, nhưng khi bước vào đời thì lại không phát huy
được bởi thiếu những tính cách, kỹ năng cần thiết để thành công,các em khó thích nghi
khi hoàn cảnh hay môi trường thay đổi, điều này bắt nguồn từ việc trí tuệ xúc cảm
thấp,…Trẻ được giáo dục trí tuệ xúc cảm tốt thì khả năng thích nghi và thành công
3
trong cuộc sống sẽ dễ dàng hơn, vì vậy việc phát triển các kỹ năng liên quan đến chỉ số
xúc cảm của trẻ là mối quan tâm của xã hội hiện tại.
Vấn đề trí tuệ cảm xúc còn khá mới mẻ đối với tâm lý học hiện đại nhưng với
tính chất phức tạp và vài trò to lớn của nó trong sự thành công của con người đã mở ra
nhiều hướng nghiên cứu mới. Vì vậy chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu trí tuệ cảm
xúc cả trên diện rộng và chiều sâu góp phần làm phong phú về trí tuệ cảm xúc. Vấn đề
trí tuệ cảm xúc do vậy, được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm gần đây và đưa được
những vấn đề trọng tâm: Khái niệm, đặc điểm, các thành phần cấu thành, các yếu tố
ảnh hưởng… Đặc biệt vấn đề nghiên cứu trí tuệ cảm xúc ở học sinh tiểu học còn chưa
được khai thác nhiều trên bình diện các khía cạnh hình thành trí tuệ cảm xúc cũng như
các đặc điểm của trí tuệ cảm xúc ở học sinh tiểu học. Từ lý do trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Đặc điểm Trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học Trường Kim
Đồng, Huyện Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đặc điểm trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học trường Kim Đồng,
Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam biểu hiện qua ba mặt: Sự quan tâm đến trạng thái
tình cảm con người, sự quan tâm đến mọi người xung quanh, động cơ hành vi ( mức
độ cư xử theo trí tuệ cảm xúc). Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao
mức độ trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu hoc.
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu:
3.1 Khách thể nghiên cứu
Học sinh tiểu học trường Kim Đồng, Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học
trường Kim Đồng, Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
4. iả thuyết khoa học:
- Đặc điểm trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học trường Kim Đồng, Huyện Phú
Ninh, tỉnh Quảng Nam biểu hiện qua ba mặt: Sự quan tâm đến trạng thái tình cảm con
người, sự quan tâm đến mọi người xung quanh, động cơ hành vi ( mức độ cư xử theo
trí tuệ cảm xúc) với mức độ trung bình và thấp.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
4
- Khảo sát đặc điểm trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học trường Kim Đồng,
Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam biểu hiện qua ba mặt: Sự quan tâm đến trạng thái
tình cảm con người, sự quan tâm đến mọi người xung quanh, động cơ hành vi ( mức
độ cư xử theo trí tuệ cảm xúc).
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao trí tuệ cảm xúc cho học sinh tiểu học
trường Kim Đồng, Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
6. iới hạn phạm vi nghiên cứu:
6.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu đặc điểm trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học trường Kim Đồng,
Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam biểu hiện qua ba mặt: Sự quan tâm đến trạng thái
tình cảm con người, sự quan tâm đến mọi người xung quanh, động cơ hành vi ( mức
độ cư xử theo trí tuệ cảm xúc)
-Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học
trường Kim Đồng, Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
6.2. Giới hạn khách thể nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu trên phạm vi 150 học sinh tiểu học ở 2 khối lớp: khối lớp 1,
và lớp 2 trường Kim Đồng, Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: (Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân
loại, hệ thống hóa lý thuyết…) để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu .
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
8. óng góp mới của đề tài:
- Xác định mức độ trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học trường Kim Đồng,
Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam biểu hiện qua ba mặt: Sự quan tâm đến trạng thái
tình cảm con người, sự quan tâm đến mọi người xung quanh, động cơ hành vi ( mức
độ cư xử theo trí tuệ cảm xúc).
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao trí tuệ cảm xúc cho học sinh tiểu
học.
5
9. Cấu trúc đề tài:
Đề tài gồm có các phần như sau:
. Mở đầu
. Nội dung nghiên cứu
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu.
1.1. Lịch sử nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc
1.1.1. Trên thế giới
1.1.2. Ở Việt Nam
1.2. Lý luận chung về trí tuệ cảm xúc
1.2.1. Các quan điểm nghiên cứu
1.2.2. Khái niệm trí tuệ cảm xúc
1.2.2.1. Khái niệm về trí tuệ
1.2.2.2. Khái niệm về cảm xúc
1.2.2.3. Khái niệm về trí tuệ cảm xúc
1.2.3. Cấu trúc trí tuệ cảm xúc
1.2.4. Vai trò của trí tuệ cảm xúc với đời sống con người.
1.3. Trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học
1.3.1. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học
1.3.2. Trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học
Chƣơng 2: Phƣơng pháp và quy trình tổ chức nghiên cứu
2.1. Phương pháp điều tra nghiên cứu:
2.2. Qui trình tổ chức nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
3.1. Mức độ trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học trường Kim Đồng, Huyện
Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam.
3.2. Các thành phần cấu thành trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học trường
Kim Đồng, Huyện Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam.
3.2.1. Trí tuệ cảm xúc xúc của học sinh tiểu học trường Kim Đồng, Huyện
Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam qua hai khối lớp thể hiện ở mức độ quan tâm đến trạng
thái tình cảm con người.
6
3.2.2. Trí tuệ cảm xúc xúc của học sinh tiểu học trường Kim Đồng, Huyện
Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam qua hai khối lớp thể hiện ở mức độ quan tâm đến mọi
người xung quanh.
3.2.3. Trí tuệ cảm xúc xúc của học sinh tiểu học trường Kim Đồng, Huyện
Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam qua hai khối lớp thể hiện ở mức độ cư xử
3.3.3. So sánh các mặt của trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học trường Kim
Đồng, Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam qua hai khối lớp
3.3. Đề xuất
III. Kết luận và kiến nghị.
1. Khái quát các kết luận chính
2. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
3. Khuyến nghị
3.1. Đối với cá nhân học sinh
3.2. Đối với nhà trường
3.3. Đối với gia đình
4. Triển vọng nghiên cứu tiếp theo