Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CÔNG TY  MAY 40
MIỄN PHÍ
Số trang
23
Kích thước
211.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
757

ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CÔNG TY MAY 40

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Giíi thiÖu chung vÒ c«ng ty May 40 B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp

PHẦN I

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ

CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ, SẢN XUẤT

CỦA CÔNG TY

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

MAY 40.

1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH:

Vào năm 1955 do yêu cầu cấp bách của tiền phương, Tổng cục Hậu Cần

- Quân đội nhân dân Việt Nam đã quyết định thành lập Đoàn sản xuất

quân dụng với nhiệm vụ may trang phục cho bộ đội phục vụ tiền tuyến.

Với 30 đồng chí hầu hết từ quân đội chuyển sang là lực lượng đầu tiên

đặt nền móng cho việc xây dựng xưởng quân dụng 40.

Năm 1961, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đoàn sản xuất

quân dụng chuyển thành Xí nghiệp May X40 được thành lập dựa trên nền

tảng là phân xưởng quân dụng 40 là một đơn vị sản xuất công nghiệp

quốc doanh và được Tổng cục Hậu Cần bàn giao sang Sở Công nghiệp

Hà Nội quản lý, đơn vị đã không ngừng cố gắng nỗ lực vươn lên. Chính

vì vậy đến ngày 4/ 5/ 1994 căn cứ vào quyết định số 741/ QĐUB của uỷ

ban nhân dân thành phố Hà Nội đổi tên Xí nghiệp may X40 thành công ty

may 40 với nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm may mặc phục vụ cho nhu

cầu trong nước và nước ngoài.

2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN:

Từ năm 1955 - 1960: Xí nghiệp X40 là đơn vị hạch toán kinh tế do Sở

công nghiệp Hà Nội quản lý. Lúc này tổng số cán bộ công nhân viên là

280 người với 80 máy may và 488 m2 nhà xưởng.

Năm 1961 - 1965: Xí nghiệp may X40 thực hiện kế hoach 5 năm lần

thứ nhất. Trong thời gian này, Xí nghiệp đóng trên địa bàn Cầu Mới -

Thượng Đình - Hà Nội (nay là công ty giầy HN). Xí nghiệp là một đơn vị

hạch toán với 7 phòng ban nghiệp vụ và 3 ngành sản xuất (ngành quân

dụng, quân hàm và mũ). Trong thời gian này, xí nghiệp đã vinh dự được

đón chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm ngày 20 /4 /1963. Vì vậy từ đó đến

nay trở thành ngày truyền thống của đơn vị.

Trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước (1966 - 1975): để có thể phục vụ

tốt nhất cho kháng chiến nên Xí nghiệp đã chia ra làm 5 cơ sở nhỏ để đi

sơ tán nơi gần nhất cánh Hà Nội 12 km và nơi xa nhất là 40 km. Tuy

nhiên, vào thời kỳ này quy mô của doanh nghiệp lớn mạnh hơn so với kỳ

trước, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong xây dựng nhà xưởng, ổn định đời

sống cán bộ công nhân viên, trau dồi tư tưởng cho anh chị em công nhân

làm cho họ tin tưởng vào cuộc đấu tranh tất thắng của dân tộc. ở nơi sơ

Lª quang Toµn Líp: CN C§ k4 QTKD

1

CN&XDCB

Giíi thiÖu chung vÒ c«ng ty May 40 B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp

tán không có điện phải chuyển toàn bộ máy móc sang đạp chân và làm ca

trong ánh đèn dầu, sản phẩm cũng thay đổi theo yêu cầu cấp bách của

chiến trường. Tuy đứng trước những khó khăn to lớn như vậy nhưng xí

nghiệp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, không ngừng mở

rộng sản xuất nâng số máy may lên 250 cái với 700 cán bộ công nhân

viên và sản xuất 500 loại mặt hàng. Sản phẩm chủ yếu thời kỳ này là áo

pháo, bạt xe tăng, bạt công binh, áo tên lửa... phục vụ cho chiến trường.

Từ năm 1975, để thích ứng với nhiệm vụ của những năm khôi phục đất

nước, xí nghiệp đã chuyển từ nơi sơ tán về địa điểm 80 Hạ Đình - Thanh

Xuân ngày nay. Tại đây xí nghiệp đã xây dựng 12000 m2 nhà xưởng,

tuyển chọn thêm nhiều công nhân để sản xuất phục vụ nhu cầu trong

nước từ những bộ comple, áo măngtô phục vụ cho cán bộ Việt Nam ra

công tác học tập ở nước ngoài, nhưng bên cạnh đó đã có hoạt động xuất

khẩu. Sản phẩm xuất khẩu của xí nghiệp là quần áo bảo hộ lao động với

tỷ trọng là 30% tổng sản lượng và thị trường xuất khẩu của xí nghiệp là

Liên Xô chủ yếu thông qua các hiệp định kinh tế. Thời kỳ này xí nghiệp

có một lượng công nhân khá đông 1300 cán bộ công nhân viên, với lực

lượng này xí nghiệp đã không ngừng vươn lên và hoàn thiện mình đáp

ứng được nhiệm vụ cấp trên giao cho.

Từ năm 1983, Xí nghiệp May X40 đổi tên thành Xí nghiệp May 40.

Hoạt động sản xuất của xí nghiệp vẫn chủ yếu phục vụ nhu cầu trong

nước và phục vụ quốc phòng. Đồng thời, hoạt động xuất khẩu vẫn thông

qua các hiệp định kinh tế với tỉ trọng như những năm trước và thị trường

xuất khẩu lúc này chủ yếu là Tiệp Khắc và Liên Xô.

Từ đó đến năm 1990, trải qua các thời kỳ xây dựng và phát triển. Xí

nghiệp May 40 đã không ngừng đi lên và luôn hoàn thành xuẩt sắc nhiệm

vụ được Đảng và Nhà nước giao cho.

Năm 1991, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường. Xí

nghiệp May 40 được thành lập lại DNNN ngày 10/ 11/ 92 theo công văn

số 2765/ QĐUB của UBND Thành phố Hà Nội, xí nghiệp đã chuyển sang

thời kỳ tự hạch toán. Đây là thời kỳ khó khăn nhất của công ty do may

móc thiết bị lạc hậu, trình độ công nhân thấp không đáp ứng được nhu

cầu thời kỳ mới. Thêm vào đó thị trường xuất khẩu truyền thống của công

ty là các nước Đông Âu đang có nhiều biến động. trước khó khăn tô lớn

như vậy, lãnh đạo xí nghiệp và toàn thể cán bộ công nhân viên vẫn quyết

tâm ổn định sản xuất, phát triển sang thị trường mới. Nhờ lòng quyết tâm

đó và những chính sách đổi mới của Đảng, Nhà Nước xí nghiệp đã dần

khắc phục được khó khăn và đầu tư cho sự phát triển tương lai của mình.

Năm 1994, Xí nghiệp May 40 được chuyển đổi tên thành Công ty May

40 theo quyết định số 741/ QĐUB ngày 04/ 05/ 1994 với tên giao dịch

quốc tế là HaNoi Garmentex No40.

Lª quang Toµn Líp: CN C§ k4 QTKD

2

CN&XDCB

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!