Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng việt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ HƯƠNG
ĐẶC ĐIỂM THUẬT NGỮ PHÒNG CHÁY
CHỮA CHÁY TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số : 8229020
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
ĐÀ NẴNG - 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN VĂN SÁNG
Phản biện 1: PGS.TS Lê Đức Luận
Phản biện 2: PGS.TS Võ Xuân Hào
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
Ngôn ngữ học họp tại Trường Đại học Sư phạm vào ngày 06 tháng 09
năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Những năm gần đây ở nước ta, cùng với sự phát triển kinh tế -
xã hội.Tại các đô thị, sự xuất hiện ngày càng nhiều các công trình
nhà cao tầng, công trình ngầm, các trung tâm thương mại, bệnh viện,
trường học, các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao,
các trạm xăng, dầu trong nội đô…nguy cơ cháy, nổ là rất lớn và hậu
quả khôn lường. Từ thực tế trên cho thấy công tác phòng cháy chữa
cháy và cứu nạn cứu hộ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc
bảo vệ tính mạng, tài sản của con người. Vì vậy, cùng với sự phát
triển của ngành phòng cháy chữa cháy thì không thể không phát triển
hệ thuật ngữ phòng cháy chữa cháy. Với tính cấp thiết trên, chúng tôi
chọn và nghiên cứu đề tài “Đặc điểm thuật ngữ phòng cháy chữa
cháy tiếng Việt ’’
2. Tổng quan nghiên cứu
Dựa trên lí luận chung về thuật ngữ của các nhà nghiên cứu đi
trước, đã có nhiều luận văn, luận án nghiên cứu về thuật ngữ của một
ngành chuyên môn cụ thể. Đáng chú ý phải kể đến là các công trình
nghiên cứu: Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thương mại Nhật - Việt,
luận án của Nguyễn Thị Bích Hà (2005); Đặc điểm cấu tạo và ngữ
nghĩa thuật ngữ luật sở hữu trí tuệ tiếng Việt, luận án tiến sĩ của Mai
Thị Loan (2012); Nghiên cứu các phương thức cấu tạo hệ thuật ngữ
khoa học tự nhiên tiếng Việt (trên tư liệu thuật ngữ Toán – Cơ – Tin
học, Vật lí), Luận án Tiến sĩ của tác giả Ngô Phi Hùng (2014); Đặc
điểm cấu tạo và ngữ nghĩa hệ thuật ngữ Khoa học hình sự tiếng Việt
- Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Nguyễn Quang Hùng (2016) …
Đặc biệt, tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng cũng
đã có một số luận văn nghiên cứu về thuật ngữ tiếng Việt trên các
lĩnh vực khác nhau như: Đặc điểm thuật ngữ hành chính công tiếng
Việt của Hoàng Thị Loan (2017), Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của
thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Việt của Trương Thị Thanh
(2018).
Việc nghiên cứu của các tác giả nói trên đã cung cấp thêm cho
chúng tôi một số vấn đề trong quá trình nghiên cứu luận văn.
2
Trên cơ sở thừa hưởng kết quả nghiên cứu của các công trình
đi trước, luận văn này sẽ khảo sát, phân loại các thuật ngữ được sử
dụng trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy từ đó phân tích, làm rõ
đặc điểm ngôn ngữ của hệ thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng
Việt.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Chúng tôi hướng đến mục tiêu sẽ miêu tả đặc điểm của
thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Việt trên hai bình diện đặc
điểm cấu tạo và ngữ nghĩa - định danh.
3.2. hái quát hóa những lí luận chung về đặc điểm của thuật
ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Việt, qua đó có những đề xuất,
những phương hướng, cách thức xây dựng, cũng như những định
hướng để chu n hóa hệ thuật ngữ khoa học này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Thuật ngữ phòng cháy
chữa cháy tiếng Việt, xét trên hai bình diện nghiên cứu sau: đặc điểm
cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa-định danh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ đi vào nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và đặc điểm
ngữ nghĩa của thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Việt trên các
khía cạnh: cấu trúc thuật ngữ phòng cháy chữa cháy là từ, thuật ngữ
phòng cháy chữa cháy là cụm từ; lí do định danh và phương thức
định danh của thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Việt.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
5.1 Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp miêu tả dùng để miêu tả các con đường hình
thành thuật ngữ, các mô hình cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa-định
danh của thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Việt.
- Thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp nhằm xác định và
phân tích đơn vị cơ sởcấu tạo thuật ngữ, thủ pháp này được áp dụng
để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ.
- Thủ pháp thống kê nhằm xác định số liệu thuật ngữ phòng
cháy chữa cháy tiếng Việt
5.2. Nguồn tƣ liệu
3
Luận văn nghiên cứu các thuật ngữ phòng cháy chữa cháy
tiếng Việt có trong các luật:
- Luật số 27/2001/QH10 của Quốc hội: Luật Phòng cháy và
Chữa cháy
- Luật số 40/2013/QH13 của Quốc hội: Luật Phòng cháy và
Chữa cháy và các văn bản tập huấn, tri khai công tác phòng cháy
chữa cháy đã được ban hành.
- Các tài liệu tập huấn Phòng cháy chữa cháy dùng cho cơ
quan, đoàn thể, doanh nghiệp.
6. Đóng góp của đề tài
- Luận văn có thể cung cấp một bức tranh cơ bản về thuật ngữ
phòng cháy chữa cháy tiếng Việt.
- Góp phần bổ sung, mở rộng những vấn đề về thuật ngữ học
trên cơ sở ngữ liệu thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Việt.
- Luận văn có thể là tài liệu tham khảo có ích cho đội ngũ các
thầy cô giáo làmcông việc giảng dạy tại các trường học phòng cháy
chữa cháy; cho đội ngũ cán bộ chiến sĩ làm công tác tại các đơn vị
phòng cháy chữa cháy cấp quận, thành phố.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận
văn gồm:
Chƣơng 1. Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
Chƣơng 2: Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ phòng cháy
chữa cháy tiếng Việt
Chƣơng 3: Đặc điểm định danh của thuật ngữ phòng cháy
chữa cháy tiếng Việt
4
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CÓ LIÊN QUAN
1.1. Một số vấn đề về từ và cụm từ tiếng Việt
1.1.1. Từ tiếng Việt
1.1.1.1. Các quan niệm khác nhau về từ trong tiếng Việt
Cho đến nay, vấn đề ranh giới từ trong Việt ngữ học vẫn đang
là vấn đề nan giải. Điều này cũng dề hiểu, bởi lẽ, như đã trình bày, từ
là một khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học nhưng cũng là đơn vị đa
dạng và khó định nghĩa nhất trong ngôn ngữ học đại cương, nên việc
nhận diện từ tiếng Việt cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ.
Nhìn chung, có hai khuynh hướng chính:
(1) Từ tiếng Việt trùng với âm tiết (hay tiếng)
(2) Từ tiếng Việt không hoàn toàn trùng âm tiết
1.1.1.2. Đặc điểm ngữ pháp của từ tiếng Việt
Từ tiếng Việt có đặc điểm chung của từ trong ngôn ngữ học
đại cương. Đó là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ được xác định dựa vào
3 tiêu chí:
- Có cấu trúc toàn vẹn, vững chắc.
- Có tính độc lập về hình thức và ngữ pháp.
- Có nội dung ngữ nghĩa nhất định.
Ngoài ra, từ tiếng Việt có những đặc điểm riêng thuộc loại
hình ngôn ngữ đơn lập:
- Từ tiếng Việt có thể đơn tiết hoặc đa tiết
- Từ tiếng Việt có thể có biến thể ngữ âm hoặc ngữ nghĩa
nhưng không có biến thể hình thái học
- Ý nghĩa ngữ pháp của từ không được biểu hiện trong nội bộ
từ, mà được biểu hiện trong quan hệ giữa các từ trong câu
- Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp có quan hệ chặt chẽ với
nhau ở trong từ tiếng Việt
1.1.1.3.Phân loại từ tiếng Việt theo đặc điểm cấu tạo
Theo Đỗ Hữu Châu việc phân loại các từ về mặt cấu tạo được
vận dụng lần lượt như sau: số lượng các hình vị (từ đơn, từ phức),
phương thức cấu tạo (trong từ phức có từ láy và từ ghép), các kiểu
nhỏ trong từng phương thức xét về kiểu loại hình thức và cơ chế ngữ
nghĩa (kiểu loại nhỏ trong từ láy và từ ghép). Vì thế từ tiếng Việt có
5
thể được phân chia thành ba loại, tương ứng với ba phương thức đã
nêu: từ đơn (sản ph m của phương thức từ hóa hình vị), từ láy (sản
ph m của phương thức láy hình vị) và từ ghép (sản ph m của
phương thức ghép hình vị).
a) Từ đơn
Trong tiếng Việt, từ đơn là những từ do một hình vị tạo nên.
Chúng có thể dùng độc lập về phương diện ngữ pháp nhưng lại
không lập thành những hệ thống ngữ nghĩa của những kiểu cấu tạo từ
như các loại từ khác. Từ đơn là những từ được tạo ra ở thế hệ thứ
nhất. Từ đơn cũng được “hình vị hóa” để trở thành “nguyên liệu”
chính tạo ra các từ phức, các từ ở thế hệ thứ hai, thứ ba.
b) Từ láy
Từ láy là những từ được tạo ra theo phương thức láy hình vị.
Nó là sản ph m của quá trình hòa phối về mặt ngữ âm và ngữ nghĩa
giữa các hình vị.
Căn cứ vào số lượng các âm tiết, từ láy của tiếng Việt được
chia thành ba loại từ láy tư, từ láy ba và từ láy đôi. Trong ba loại từ
láy thì từ láy đôi là loại từ láy có số lượng nhiều nhất và điển hình
nhất cho từ láy của tiếng Việt.
c) Từ ghép
Từ ghép là những từ được tạo ra từ phương thức ghép (phương
thức kết hợp hai hay một số hình vị tách biệt, riêng rẽ, độc lập với
nhau). Việc phân loại từ ghép từ trước đến nay đã có nhiều ý kiến
khác nhau giữa các nhà nghiên cứu. Vì thế đường ranh giới phân
chia giữa các loại và các tiểu loại của từ ghép ở các tác giả là không
trùng nhau, và có những tranh luận chưa thống nhất.
Đỗ Hữu Châu đã phân loại từ ghép dựa trên sự đồng nhất – đối
lập của ba tiêu chí sau đây:
- Ý nghĩa của các từ mới được tạo ra (ý nghĩa của cả từ)
- Tính chất của các hình vị (ý nghĩa của các thành tố cấu tạo)
- Quan hệ ngữ pháp giữa các hình vị (quan hệ ngữ nghĩa –
ngữ pháp)
Áp dụng lần lượt các tiêu chí trên, tác giả đã chia từ ghép
trong tiếng Việt thành ba loại từ ghép hợp nghĩa, từ ghép phân nghĩa
và từ ghép biệt lập.
6
1.1.1.4.. Phân loại từ tiếng Việt theo nguồn gốc
a). Từ thuần Việt
Ngoài những từ có thể xác định chắc chắn là tiếng Việt tiếp
nhận của tiếng Hán và các ngôn ngữ Ấn- Âu, các từ còn lại là các từ
thuần Việt. Cụ thể đấy là các từ biểu thị các sự vật, hiện tượng cơ
bản nhất và tồn tại từ lâu đời: ăn, ở, đi, lại, đẹp, tốt, xấu, xanh
Thuần Việt là những từ thường được hiểu có tính qui ước
nhiều hơn là tính đích thực của ngôn ngữ bản địa - những từ gốc
Môn-Khmer họ Nam Á- vốn là nguồn gốc của tiếng Việt.
b) Từ gốc Hán
ết hợp tiêu chí thời gian hình thành với tiêu chí hình thức
ngữ âm và phong cách có thể phân những từ gốc Hán ra làm ba loại:
Từ tiền Hán-Việt, từ Hán-Việt, từ Hán-Việt Việt hóa.
Luận văn chỉ đề cập đến các từ Hán-Việt khi khảo sát các
thuật ngữ như là từ ngữ vay mượn.
Từ Hán-Việt có các đặc điểm sau:
Về mặt ngữ âm, ta có thể rút ra một số đặc điểm ngữ âm như
sau:
+ Có sự đối lập giữa âm hữu thanh và âm vô thanh giữa hai
thời kì
Về mặt ý nghĩa, ý nghĩa có thể được biến đổi theo nhiều
hướng:
- Mở rộng ý nghĩa của từ Hán
- Thu hẹp nghĩa của từ Hán
- Giảm bớt các nghĩa được sử dụng trong tiếng Hán
- Chỉ bảo lưu nghĩa của một trong hai thành tố của từ được sử
dụng trong tiếng Hán.
- Chỉ sử dụng nghĩa của tiếng Hán theo nghĩa hẹp
- Chuyển sang nghĩa hoàn toàn mới
- Thay đổi sắc thái biểu cảm
Về mặt cấu tạo
- Ðịnh tố + danh từ
- Bổ tố + động từ
-Danh từ +danh từ
-Tính từ +tính từ
7
-Ðộng từ +động từ
c) Từ gốc Ấn Âu
c.1)Từ mượn Pháp trong tiếng Việt
Các từ Pháp nhập vào tiếng Việt chủ yếu chỉ các khái niệm
mới về lối sống, văn hoá, văn minh của Pháp nói riêng, của phương
Tây nói chung như ăn mặc, cấu trúc nhà cửa, trang thiết bị trong nhà,
m thực cùng máy móc thiết bị, khoa học-kỹ thuật, công nghệ,...
c.2) Các từ tiếng Anh được sử dụng trong tiếng Việt
Chúng tôi tạm dùng cách gọi “từ tiếng Anh được sử dụng
trong tiếng Việt” thay cho khái niệm “từ mượn Anh” trong tiếng Việt
- Một số từ được sử dụng theo cách phỏng âm và viết bằng
chính tả tiếng Việt. Ví dụ: caobồi / cao-bồi (cowboy)
- Dùng nguyên dạng cách viết tiếng Anh
1.1.2. Cụm từ trong tiếng Việt
1.1.2.1. Khái niệm cụm từ:
Khi các từ kết hợp với nhau theo những quan hệ nhất định
chúng ta sẽ có các đơn vị cú pháp. Đơn vị cú pháp nhỏ nhất trong
tiếng Việt là cụm từ.
Luận văn quan niệm về cụm từ như sau: Cụm từ là tổ hợp gồm
hai từ trở lên, giữa các từ có mối quan hệ về ngữ nghĩa và ngữ pháp
nhưng chưa thành câu.
Như vậy, cụm từ không phải là một loại đơn vị ngôn ngữ
(hoặc đơn vị lời nói) thuộc cấp độ trên từ. Xét về tôn ti các đơn vị
trong hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ, cụm từ cùng cấp độ với từ.
Cũng như từ, cụm từ là yếu tố cấu tạo câu và chỉ có chức năng định
danh, không có chức năng thông báo.
1.1.2.2. Các loại cụm từ:
Tùy theo mối quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong cụm
từ, người ta phân định thành:
+ Cụm đẳng lập: Các thành tố trong cụm từ bình đẳng về ngữ
pháp. Ví dụ: anh và em; cò và vạc, nó với tôi.
+ Cụm chính phụ: Thành tố trung tâm quyết định bản chất ngữ
pháp của toàn bộ kết cấu, các thành tố còn lại phụ thuộc vào nó. Ví
dụ: sách của tôi, những ngày ấy, sẽ về quê.
8
+ Cụm chủ vị (kết cấu chủ-vị): Mối quan hệ giữa hai thành tố
trong cụm từ là quan hệ chủ vị, quan hệ nêu-báo: gió thổi, đèn bị tắt
trong câu: Gió thổi mạnh khiến đèn bị tắt.
Bên cạnh khái niệm cụm từ, các khái niệm ngữ, ngữ đoạn,
đoản ngữ cũng được sử dụng, tuy nhiên nội hàm các khái niệm này
là không trùng khít lên nhau.Cụm từ cố định (ngữ cố định) là đối
tượng nghiên cứu của từ vựng học; còn cụm từ tự do là đối tượng
nghiên cứu của ngữ pháp học.Luận văn chỉ đề cập các loại cụm từ
chính phụ tiêu biểu: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
1.1.2.3. Đặc điểm của cụm từ chính phụ
Cấu tạo của cụm từ chính phụ thường gồm 3 phần: Phần trung
tâm (T) đứng giữa và do thực từ đảm nhiệm, phần phụ trước (Pt)
đứng trước trung tâm và phần phụ sau (Ps) đứng sau trung tâm.
Có thể hình dung cấu tạo của cụm từ chính phụ theo mô hình
như sau: Pt + T + (n) Ps.
Trong cấu tạo của cụm từ chính phụ, thành tố chính có vai trò
và đặc điểm như sau về mặt ngữ pháp:
- Thành tố chính phải do thực từ đảm nhiệm, là thành tố cần
thiết trong tổ chức của cụm từ.
- Trong quan hệ nội bộ của cụm từ, thành tố chính chi phối và
qui định chức năng cho các thành tố phụ. Thành tố chính là danh từ
thì các thành tố phụ là định ngữ; thành tố chính là vị từ thì thành tố
phụ là bổ ngữ.
Trong cấu tạo của cụm từ chính phụ, thành tố phụ có vai trò,
đặc điểm như sau:
- Về vị trí: thành tố phụ xuất hiện trước thành tố chính là thành
tố phụ trước; thành tố phụ xuất hiện sau thàn tố chính là thành tố phụ
sau.
Về từ loại: các từ làm thành tố phụ trước thường do các hư từ
đảm nhiệm. Các từ làm thành tố phụ sau có thể là thực từ hoặc hư từ.
- Về cấu tạo: có thể có một hoặc nhiều từ tham gia làm thành
tố phụ trước hoặc sau. Trật tự sắp xếp các thành tố phụ trước nói
chung đơn giản, dễ xác định.
1.2. Những vấn đề về thuật ngữ
1.2.1. Đặc điểm của từ vựng chuyên ngành
9
Từ vựng của một ngôn ngữ có thể xem như một hệ thống của
các hệ thống hay như một hệ thống tổng quát bao trùm hàng loạt
những tiểu hệ thống nhỏ hơn. Hệ thống từ vựng của ngôn ngữ có thể
được phân chia theo nhiều cách dựa vào những tiêu chí khác nhau.
Cũng có thể chia thành phần từ vựng của một ngôn ngữ thành khối từ
vựng phổ thông và từ vựng chuyên ngành.
1.2.2. Khái niệm thuật ngữ
Định nghĩa thuật ngữ gắn với chức năng là xu hướng của các
nhà khoa học người Nga như: N.P. uzkin, G.O. Vinokur,
V.V.Vinogradov…. Theo N.P. uzkin “…Nếu như từ thông thường,
từ phi chuyên môn tương ứng với đối tượng thông dụng thì từ của
vốn thuật ngữ lại tương ứng với đối tượng chuyên môn mà chỉ có
một số lượng hạn hẹp các chuyên gia biết đến” [dẫn theo 42, tr.29].
Theo G.O. Vinokur, người đã chú tâm nghiên cứu lí thuyết về thuật
ngữ học cho rằng “Thuật ngữ - đó không phải là một từ đặc biệt mà
chỉ là từ có chức năng đặc biệt…, đó là chức năng gọi tên” [dẫn theo
42, tr.29].
1.2.2.2.Định nghĩa thuật ngữ gắn với khái niệm
Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học cũng đưa ra những định
nghĩa khác nhau về thuật ngữ gắn với khái niệm như Nguyễn Văn
Tu, Lưu Vân Lăng, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp. Nguyễn Văn
Tu trong cuốn Khái luận ngôn ngữ học (1960) định nghĩa: “Thuật
ngữ là từ hoặc nhóm từ dùng trong các ngành khoa học, kỹ thuật,
chính trị, ngoại giao, nghệ thuật… và có một ý nghĩa đặc biệt, biểu
thị chính xác các khái niệm và tên các sự vật thuộc ngành nói trên”.
Sau này,trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt hiện đại (xuất bản năm
1968), Nguyễn Văn Tu đưa ra định nghĩa chỉ nhấn mạnh khái niệm
mà các thuật ngữ biểu thị: “thuật ngữ là những từ và những từ tổ cố
định để chỉ những khái niệm của một ngành khoa học nào đó, ngành
sản xuất hay ngành văn hóa nào đó…”[dẫn theo 42, tr.31].
Trong luận văn này, chúng tôi tiếp thu định nghĩa thuật ngữ
trong Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học của Nguyễn Thiện Giáp khi
nghiên cứu thuật ngữ phòng cháy chữa cháy :“Bộ phận từ ngữ đặc
biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định là tên
gọi chính xác của các loại khái niệm và đối tượng thuộc các lĩnh vực
10
chuyên môn của con người.”[10 , tr.485].
1.2.3.Các thuộc tính bắt buộc phải có khu biệt thuật ngữ với
các đơn vị từ vựng phi thuật ngữ
Về hình thức hay “cái biểu hiện” của thuật ngữ là từ hoặc ngữ
cố định. Do đó, những “cái biểu hiện” có dạng câu (cấu trúc C-V)
đều không phải là thuật ngữ. Ngoài ra, “cái biểu hiện” của thuật ngữ
cũng phải có tính hệ thống về mặt cấu tạo. Đối với các từ ngữ phi
thuật ngữ thì tính hệ thống về mặt cấu tạo nói chung không phải bắt
buộc và cũng khó có thể có.
Về nội dung hay “cái được biểu hiện” của thuật ngữ có thể là
khái niệm hoặc đối tượng được sử dụng trong phạm vi một lĩnh vực
khoa học hay chuyên môn nhất định.
Liên quan đến thuộc tính của thuật ngữ, còn có một khái niệm
khác để làm rõ hơn thuật ngữ, đó chính là danh pháp khoa học. Danh
pháp khoa học và thuật ngữ không phải là một. Theo Nguyễn Thiện
Giáp: “hệ thuật ngữ trước hết gắn liền với hệ thống các khái niệm
của một khoa học nhất định còn danh pháp là toàn bộ những tên gọi
được dùng trong một chuyên ngành nào đó, nó không gắn trực tiếp
với các khái niệm của khoa học này mà chỉ gọi tên các sự vật trong
khoa học đó mà thôi” [11, tr. 141].
Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm hoặc biểu thị đối tượng
trong phạm vi một lĩnh vực khoa học công nghệ hoặc chuyên môn.
1.2.4.Tiêu chuẩn của thuật ngữ
1.2.4.1. Tính khoa học
Tính khoa học của thuật ngữ bao gồm tính chính xác và tính
hệ thống.
a. Tính chính xác
Tính chính xác là một đặc tính quan trọng hàng đầu của thuật
ngữ được các nhà khoa học thừa nhận. Một thuật ngữ phải phản ánh
được đặc trưng cơ bản, nội dung, bản chất của khái niệm mà nó biểu
hiện, phải rõ ràng, không gây nhầm lẫn, không hàm ý hay mập mờ về
nghĩa.
b. Tính hệ thống
Về mặt hình thức, tính hệ thống của thuật ngữ thể hiện sự lệ
thuộc lẫn nhau của các hình thái ngữ pháp phát sinh trong việc cấu
11
tạo và biến đổi từ. Chẳng hạn, loạt thuật ngữ ngôn ngữ học cùng cấu
tạo với yếu tố vị: âm vị, hình vị, từ vị, nghĩa vị, thanh vị…
1.2.4.2. Tính quốc tế
Tính quốc tế là một đặc điểm quan trọng của thuật ngữ bởi các
khái niệm khoa học mà chúng hiển thị là tài sản, là vốn kiến thức
chung của nhân loại. Do vậy, thuật ngữ phải biểu đạt được khái niệm
theo cách mà giới chuyên môn của các quốc gia đều có thể hiểu
được. Đó chính là tính quốc tế của thuật ngữ.
1.2.4.3. Tính dân tộc
Tính dân tộc của thuật ngữ, theo các nhà nghiên cứu ở Việt
Nam, thể hiện ở hình thức của thuật ngữ, cụ thể là ở từ vựng, ngữ
âm, ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, chữ viết: cách phát âm và chữ viết
phải phù hợp với đặc điểm tiếng nói và chữ viết của tiếng Việt; về
mặt từ vựng: các yếu tố cấu tạo nên thuật ngữ là từ thuần Việt hoặc
được Việt hoá; về mặt ngữ pháp: cách sắp xếp trật tự các yếu tố
trong thuật ngữ phải theo cú pháp tiếng Việt.
1.2.5. Phương thức xây dựng thuật ngữ
1.2.5.1. Phương thức tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài
Con đường thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường là con đường
biến đổi và phát triển nghĩa của một từ để tạo ra một nghĩa mới
(nghĩa thuật ngữ).
1.2.5.2. Phương thức sao phỏng và dịch nghĩa
Phương thức sao phỏng là phương thức sử dụng những yếu tố
và mô hình cấu tạo của từ vựng tiếng Việt để dịch nghĩa những thuật
ngữ tương ứng trong tiếng nước ngoài. Ví dụ: Cầu truyền hình là sự
sao phỏngcủa TV bridge, trong đó truyền hình tương ứng với TV,
còn cầu tương ứng với bridge.
1.2.5.3. Phương thức tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài
Hiện nay, nhiều thuật ngữ nước ngoài đã thâm nhập, có mặt
trong hệ thống thuật ngữ tiếng Việt. Những thuật ngữ nước ngoài này
thường được tiếp nhận vào tiếng Việt dưới ba hình thức: phiên âm,
chuyển tự và nguyên dạng.
1.3. Ngành phòng cháy chữa cháy Việt Nam
1.3.1. Giới thiệu về ngành phòng cháy chữa cháy Việt Nam
inh tế xã hội ngày càng phát triển thì nguy cơ cháy, nhất là
12
cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng ngày càng tăng.
hi xảy ra cháy, dù nhỏ đều gây thiệt hại về tài sản và đe
dọa tính mạng con người. Hậu quả do cháy gây ra nghiêm trọng,
nhiều vụ cháy không chỉ thiệt hại trực tiếp về người và tài sản mà
còn để lại hậu quả nặng nề cho xã hội như: ngừng trệ sản xuất kinh
doanh, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
và môi trường sinh thái.
Trước yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước, ngày 29/06/2001 Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 đã
thông qua Luật phòng cháy chữa cháy và ngày 04/04/2003. Luật sửa
đổi số 40/2013/QH13 của Quốc hội: Luật Phòng cháy và Chữa cháy.
Điều đó thể hiện vị trí, tầm quan trọng của công tác phòng cháy chữa
cháy.
1.3.2. Thuật ngữ Phòng cháy chữa cháy tiếng Việt
Dựa trên cơ sở lí thuyết về thuật ngữ, định nghĩa về phòng
cháy chữa cháy và nội dung khái quát của ngành phòng cháy chữa
cháy nước ta chúng tôi xác định: Thuật ngữ phòng cháy chữa cháy
tiếng Việt là những từ ngữ biểu thị khái niệm hoặc đối tượng nhất
định thuộc lĩnh vực phòng cháy chữa cháy. Đó chính là những thuật
ngữ của ngành nghiên cứu về phòng cháy, chữa cháy, là những thuật
ngữ về những tri thức, về khái niệm, tính chất, đặc điểm, về tổ chức
hoạt động trong việc phòng cháy, chữa cháy.
1.4. Tiểu kết
Trong chương 1, chúng tôi đã hệ thống hóa các vấn đề lí luận
sau: Về vấn đề chung của thuật ngữ, phân tích khái niệm thuật ngữ,
tiêu chu n của thuật ngữ, các phương thức tạo lập thuật ngữ, phân
biệt thuật ngữ với một số khái niệm liên quan như danh pháp, từ
nghề nghiệp. Những nét khái quát về sự phát triển của ngành phòng
cháy chữa cháy Việt Nam.
13
CHƢƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TIẾNG VIỆT
2.1.Yếu tố cấu tạo của thuật ngữ phòng cháy chữa cháy
tiếng Việt
hi phân tích, miêu tả đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ, cần xét
đến yếu tố cơ sở để cấu tạo thuật ngữ. Trong nhiều tài liệu nghiên
cứu về thuật ngữ, khái niệm “yếu tố cấu tạo thuật ngữ” có hai quan
niệm khác nhau:
Quan niệm thứ nhất được đại diện bởi các tác giả như Nguyễn
Văn Tu, Hoàng Văn Hành, Lê hả ế, Nguyễn Thiện Giáp…. Các
tác giả này cho rằng mỗi yếu tố cấu tạo thuật ngữ là một chữ hay một
âm tiết. Ví dụ, theo quan niệm này, thuật ngữ “nhân viên cứu hỏa”
trong thuật phòng cháy chữa cháy sẽ gồm bốn yếu tố là nhân, viên,
cứu, hỏa.
Quan niệm thứ hai, các nhà ngôn ngữ học cho rằng yếu tố (cấu
tạo) thuật ngữ có thể là hình vị trong từ đơn, là từ (thậm chí là kết hợp
từ) trong thuật ngữ là từ ghép hay từ tổ. Thuật ngữ có thể gồm một từ
hay hơn một yếu tố cấu tạo. Mỗi yếu tố thuật ngữ tương ứng với một
khái niệm hay tiêu chí của khái niệm trong lĩnh vực chuyên môn nào đó.
Nguyễn Đức Tồn đã tiếp thu quan điểm của các nhà ngôn ngữ
học Nga như đã đề cập ở trên,ông gọi đơn vị cơ sở để cấu tạo thuật
ngữ tiếng Việt là thuật tố, đây chính là thành tố cấu tạo trực tiếp cuối
cùng của một thuật ngữ.
2.2.Thuật ngữ phòng cháy chữa cháy là từ
Dựa trên kết quả khảo sát thuật ngữ phòng cháy chữa cháy,
chúng tôi nhận thấy không tồn tại thuật ngữ là từ láy hoặc từ ngẫu
hợp nên chúng tôi sẽ không nghiên cứu những kiểu từ này mà chúng
tôi sử dụng cách gọi phổ biến hiện nay của từ ghép là “từ ghép đẳng
lập” và “từ ghép chính phụ” để thay thế cách gọi “từ ghép láy nghĩa”
và “từ ghép phụ nghĩa” của Nguyễn Tài C n.
2.2.1. Thuật ngữ phòng cháy chữa cháy là từ đơn
Dựa trên lý thuyết về từ đơn nêu trên, qua khảo sát, chúng tôi
thống kê có 9/47 đơn vị, chiếm 19,14%thuật ngữ phòng cháy chữa