Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm hợp đồng mua bán ngoại thương. Trình bầy một bản hợp đồng ký giưa một công ty nước ta với
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, thế giới đang có sự thay đổi lớn
lao về nhiều mặt,để hoà nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới thì việc
trao đổi hàng hoá, dịch vụ đang được mở rộng, không nằm trong phạm vi của
một quốc gia nào cả. Việt nam cũng không là một ngoại lệ. Để đảm bảo việc trao
đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước mà không xâm phạm đến lợi ích của các bên
tham gia.Hợp đồng mua bán ngoại thương ra đời để điều chỉnh mối quan hệ xoay
quanh việc trao đổi đó. Vậy hợp đồng mua bán ngoại thương là gì ? những thành
tựu đạt được, những hạn chế tồn tại khi ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương.
Để đi sâu và tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, em đã chọn đề tài “Đặc điểm hợp
đồng mua bán ngoại thương. Trình bầy một bản hợp đồng ký giưa một công
ty nước ta với một công ty nước ngoài” để nghiên cứu.
Nội dung bài tiểu luận của em ngoài phần mở bài và kết luận, phần nội
dung được chia làm ba chương.
CHƯƠNG I: Một số nhận thức và lí luận về hợp đồng mua bán ngoại
thương
CHƯƠNG II: Phần thực tiễn: Hợp đồng mua bán ngoại thương được ký
giữa Việt Nam va Đan Mạch
CHƯƠNG III: Đánh giá thực trạng ký kết so với hợp đồng và một số giải
pháp, kiến nghị, khắc phục.
1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ NHẬN THỨC VÀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA
BÁN NGOẠI THƯƠNG
I>ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG.
1>Khái niệm
Hợp đồng mua bán ngoại thương quốc tế còn gọi là hợp đồng xuất nhập
khẩu ngoại thương quốc tế là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh
doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là Bên xuất khẩu(Bên Bán) có
nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là Bên nhập khẩu(Bên
Mua) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá ; Bên Mua có nghĩa vụ nhận hàng và
trả tiền hàng .
2>Đặc điểm hợp đồng mua bán ngoại thương.
Hợp đồng mua bán ngoại thương quốc tế khác với hợp đồng mua bán
trong nước ở những điểm sau đây:
Hàng hoá đối tượng của hợp đồng được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia.
Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ.
Các bên ký kết có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau.
Đặc trưng quan trọng nhất của yếu tố quốc tế ở đây là: các bên có trụ sở kinh
doanh ở các nước khác nhau.
3>Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán ngoại thương
Theo điều 81 của Luật Thương mại Việt Nam, hợp đồng mua bán quốc tế có
hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
♦ Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư các pháp lý.
♦ Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của
pháp luật.
♦ Hợp đồng mua bán quốc tế phải có các nội dung chủ yếu mà Luật pháp đã
quy định.
♦ Hình thức của hợp đồng phải là văn bản.
2