Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm giọng điệu trường ca hữu thỉnh.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
NGUYỄN THỊ THANH MẾN
Đặc điểm giọng điệu trường ca Hữu Thỉnh
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................ 4
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 5
5. Giới thuyết thuật ngữ .............................................................................. 5
6. Bố cục của khóa luận .............................................................................. 6
NỘI DUNG...............................................................................................7
Chương 1. TRƯỜNG CA HỮU THỈNH - MẠCH RIÊNG TRONG TRƯỜNG
CA HIỆN ĐẠI VIỆT NAM ........................................................................7
1.1. Một vài đặc điểm của trường ca hiện đại Việt Nam................................ 7
1.1.1. Phản ánh những vấn đề lớn của lịch sử, dân tộc và thời đại ................ 7
1.1.2. Trường ca là một cấu trúc nghệ thuật phức hợp thông qua các phương
thức biểu hiện............................................................................................. 8
1.2. Trường ca-sự lựa chọn sáng tạo của Hữu Thỉnh trên hành trình sáng tác 9
1.2.1. Từ thơ đến trường ca......................................................................... 9
1.2.2. Quan niệm về trường ca của Hữu Thỉnh........................................... 13
1.2.3. Giọng điệu- một thành công nghệ thuật của trường ca Hữu Thỉnh..... 15
Chương 2. SỰ TIẾP NỐI CẢM HỨNG SỬ THI TRONG GIỌNG ĐIỆU
TRƯỜNG CA HỮU THỈNH.....................................................................19
2.1. Giọng hiệu triệu, hào sảng .................................................................. 19
2
2.1.1. Tái hiện hào hùng hiện thực chiến tranh........................................... 19
2.1.2. Thúc giục, động viên tinh thần người chiến sĩ ................................... 23
2.2. Giọng ngợi ca, tự hào ......................................................................... 26
2.2.1. Ca ngợi cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc ..................................... 26
2.2.2. Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua hình ảnh những người lính . 30
Chương 3. NHỮNG BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT MỚI TRONG GIỌNG
ĐIỆU TRƯỜNG CA HỮU THỈNH........................................................... 34
3.1. Giọng trầm tư, sâu lắng ...................................................................... 34
3.1.1. Hồi tưởng về những năm tháng chiến tranh...................................... 34
3.1.2. Nghĩ suy về thân phận con người ..................................................... 38
3.2. Giọng triết lý, chiêm nghiệm .............................................................. 43
3.2.1. Ý nghĩa của sự sống và cái chết ....................................................... 43
3.2.2. Về hiện thực cuộc sống hôm nay ...................................................... 49
3.3. Sự hòa kết chất dân gian và hiện đại trong giọng điệu .......................... 55
3.3.1. Chất giọng hồn nhiên, dân giã ......................................................... 55
3.3.2. Giọng đối thoại hiện đại.................................................................. 59
KẾT LUẬN............................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................64
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hữu Thỉnh là một trong những gương mặt tiêu biểu, xuất sắc của nền
thơ ca chống Mỹ, nhà thơ đã khẳng định vị trí và bản lĩnh sáng tạo của mình
qua hai chặng đường lớn là thơ ca những năm chống Mỹ và thơ ca đương đại
Việt Nam. Tuy nhà thơ sáng tác không nhiều nhưng với ý thức tận hiến cho
thơ, giữ niềm mê đắm thi ca và khát khao đổi mới, Hữu Thỉnh đã lặng lẽ làm
mới cho thơ mình. Những tác phẩm này đã mang đến cho người đọc những
cảm xúc đặc biệt, những nhận thức mới mẻ về chiến tranh, đất nước và số
phận con người... Điều này được thể hiện trong những bản tình ca và những
bản trường ca, đặc biệt là những bản trường ca. Bằng cách chọn thể loại này,
Hữu Thỉnh đã tìm được con đường nghệ thuật đích thực của mình và vì thế
ông đã gặt hái được những thành công nhất định. Mở đầu là Sức bền của đất
và khép lại bằng Trường ca biển, nhà thơ đã đem đến cho bạn đọc những
trang thơ hay, đầy chất suy tư và triết luận về đất nước, cuộc sống và số phận
con người. Trường ca Hữu Thỉnh “không lên gân, không quá cường điệu mà
chỉ đơn giản như một khúc tâm tình, vui có buồn có và có những suy tư, trăn
trở với đời” [33]. Giải thưởng cuộc thi thơ 1975- 1976 cho trường ca Sức bền
của đất, giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1980 cho Đường tới thành
phố và giải xuất sắc bộ quốc phòng trao tặng năm 1994 cho Trường ca biển…
là những minh chứng chứng minh cho điều đó.
Khi tìm hiểu thế giới nghệ thuật trường ca Hữu Thỉnh, chúng ta không
thể không nghiên cứu giọng điệu trong trường ca của ông. Bởi “giọng điệu là
một phạm trù thẩm mỹ của một tác phẩm văn học”, là thước đo không thể
thiếu để xác định tài năng và phong cách độc đáo của người nghệ sĩ. Khám
2
phá giọng điệu trường ca Hữu Thỉnh, người nghiên cứu hi vọng sẽ kiến giải
được cơ chế sáng tạo của tác giả từ các yếu tố thời đại, hiện thực cuộc sống,
cảm hứng và sự lựa chọn nghệ thuật… qua đó nhận diện dấu ấn văn hóa, lịch
sử và phong cách cá nhân sắc nét của một nhà thơ luôn dành cho thi ca niềm
say mê và trách nhiệm “tôi rất tin thơ là kinh nghiệm sống” [15].
2. Lịch sử vấn đề
Đã có nhiều công trình nghiên cứu, phê bình về thơ và trường ca Hữu
Thỉnh. Ở đây chúng tôi xin điểm lại một số công trình nghiên cứu tiêu biểu
theo hai hướng như sau:
2.1. Các nghiên cứu, phê bình về các sáng tác của Hữu Thỉnh:
Đoàn Trọng Huy trong bài viết Hữu Thỉnh- Hoa trái nghệ thuật dọc
đường thơ đã khẳng định: “Thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh phong phú, đa
dạng và mang dấu ấn rõ nét. Đó là thành quả của một tư tưởng nghệ thuật
chính xác, cao đẹp, một tư duy nghệ thuật mạnh mẽ, hiệu quả. Và cũng là một
bản lĩnh nghệ thuật kiên định, vững vàng, thi pháp năng động, biến hóa, một
phong cách đa dạng, sáng tạo” [36]. Phúc Nghệ thì khen ngợi: “lối thơ của
Hữu Thỉnh xem bề trọng về tứ thơ, thảng ít hoặc nhiều người đọc có thể nhận
thấy sự trau chuốt từng câu, từng chữ và hướng tới cái đẹp câu chữ trong thơ
Hữu Thỉnh. Cảm xúc trong thơ ông vì thế cũng lắng lại trong cả bài” [37].
2.2. Các nghiên cứu, phê bình văn học về mảng trường ca Hữu Thỉnh:
Theo Hoàng Điệp thì “nhắc đến Hữu Thỉnh là người ta nhắc đến những
bản tình ca và những bản trường ca... Ngoài những bài thơ ngắn, những bài
thơ trữ tình, Hữu Thỉnh là một trong số rất ít nhà thơ viết về thể loại trường ca
và đạt được những thành công nhất định” [15]. Bên cạnh đó, Hoàng Điệp còn
khẳng định: “Hữu Thỉnh là người đã có công trong việc khái quát, tổng hợp
một giai đoạn lịch sử về nhiều mặt của đời sống, về thế giới khách quan rộng
3
lớn và chiều sâu tâm lí con người”... [15]. “Chính những bản trường ca này đã
khẳng định tư duy khái quát đồng thời nói lên được tầm vóc của nhà thơ
không chỉ dừng lại ở cái tôi cá nhân mà còn được thể hiện trong cái chung của
cộng đồng, của cả một dân tộc” [15].
Nhà phê bình Lý Hoài Thu cũng nhận định “thơ anh có sự kết hợp giữa
phẩm chất dân tộc và tính hiện đại, giữa chiều sâu triết lí độ cảm xúc tràn
trào, giữa sự hiền hòa lắng đọng và mãnh liệt sục sôi, giữa khả năng viết
những bài thơ tình ngắn và những tác phẩm trường ca dài” [7, tr.52].
Theo Nguyễn Văn Dân trong bài viết Trường ca với tư cách là một thể
loại mới trên Tạp chí sông Hương, số 203 thì càng về sau, khi xu hướng trữ
tình hóa trường ca chiếm ưu thế, khi cá nhân mở rộng “biên độ cảm xúc và
suy tư về lịch sử của đất nước” thì trường ca Hữu Thỉnh đã thể hiện “như là
một sự chiêm nghiệm về hiện thực đời sống hôm nay” [25, tr 75].
Khi nói về trường ca Đường tới thành phố, Anh Chi trong bài viết
Đường đời, đường thơ Hữu Thỉnh trên Tạp chí Hồn Việt, đã coi “đó là một tác
phẩm quan trọng bậc nhất của thơ anh, cũng là một tác phẩm hay cho thơ Việt
Nam hiện đại” [32]. Khi viết Đường tới thành phố “bút lực của Hữu Thỉnh
thật sung mãn. Cấu trúc từng chương, từng khúc nhỏ trong chương đó vừa có
hình tượng thơ độc lập, lại có những liên kết với nhau tạo thành chỉnh thể lớn
của trường ca. Ngôn ngữ thơ giàu xúc cảm và cũng phong phú chi tiết sống” [32].
Trong bài viết Nhân đọc Trường ca Biển của Hữu Thỉnh trên báo Văn
nghệ quân đội, Phan Cung Việt khẳng định: “Hữu Thỉnh là người có nhiều
câu thơ hay và người có thơ dài hay” [26, tr.99]. Có thể nói rằng Hữu Thỉnh là
người luôn luôn day dứt, trăn trở, đi tìm sự vẹn tròn lấp đầy cho những số
phận long đong trong thơ. Theo tác giả bài viết thì “gần như đoạn thơ nào của
Hữu Thỉnh cũng được anh nóng lòng trả về cho thơ, chốt lại một nỗi niềm thơ
nào đó. Không bao giờ anh bơi xa thơ” [26, tr 100].