Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm địa danh thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh.
PREMIUM
Số trang
127
Kích thước
4.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1458

Đặc điểm địa danh thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRỊNH TAM ANH

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH

THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 60.22.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng - Năm 2014

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC CHINH

Phản biện 1: TS. Bùi Trọng Ngoãn

Phản biện 2: PGS. TS. Hoàng Tất Thắng

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt

nghiệp Thạc sĩ Khoa học Xã hội và nhân văn họp tại Đại học Đà

Nẵng vào ngày 27 tháng 12 năm 2014.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng;

- Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Địa danh học (Toponymie) tuy mới được phát triển gần đây,

nhưng địa danh học, nhất là ở nước ngoài, đã đạt được những kết quả

khả quan và trở thành một khoa học độc lập. Đối tượng nghiên cứu

của địa danh học thật phong phú, nhưng hiện nay các quan niệm cũng

chưa thật thống nhất. Địa danh học cũng phức tạp và bao gồm các

ngành nhỏ như: Địa danh địa lý, Địa danh lịch sử và Địa danh văn

hóa. Riêng địa danh trong địa danh địa lý cũng khá rộng vì nội dung

nghiên cứu gồm tên gọi các hiện tượng địa lý như: núi, sông, hồ… và

các đối tượng địa lý kinh tế xã hội như làng mạc, quận, huyện, tỉnh,

thành phố...

Địa danh là một bộ phận đặc biệt của từ vựng, có nguồn gốc và

ý nghĩa riêng biệt, là đối tượng của bộ môn từ vựng học. Nghiên cứu

địa danh giúp ta soi sáng nhiều mặt cho các ngành khác nhau của khoa

học ngôn ngữ như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp… và còn cung cấp tài

liệu cho nhiều ngành khoa học khác như: dân tộc học, địa lý học, lịch

sử học… từ đó địa danh được coi như một bức tranh khắc họa lại

những giá trị như văn hóa, lịch sử... của một cộng đồng người.

Nghiên cứu địa danh góp phần soi sáng sự phát triển của tiếng

Việt, tiếng địa phương trên các bình diện như: ngữ âm, từ vựng, ngữ

pháp.

Địa danh là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học

khác nhau như: lịch sử, địa lý, văn hóa, khảo cổ, dân tộc học, ngôn

ngữ học. Tuy nhiên, mỗi ngành nghiên cứu một góc độ khác nhau. Địa

danh phản ánh những đặc điểm văn hóa, tâm lý, tín ngưỡng của con

người.

Quảng Ninh là một trong những trung tâm phát triển kinh tế của

2

đất nước. Vì nơi đây có điều kiện thuân lợi để phát triển kinh tế như:

Điện- đường- trường- trạm. Và Quảng Ninh trữ lượng khoáng sản vô

cùng quý giá.

Bên cạnh đó, Quảng Ninh còn có vịnh Hạ Long được UNESCO

công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Ngoài ra, Quảng Ninh còn là

nơi có dòng sông Bạch Đằng ba lần chiến thắng quân thù, và còn có

khu du lịch Yên Tử nơi xưa kia các vị vua đời Trần tu ở đây. Và

Quảng Ninh còn đa dạng về địa hình: không chỉ có núi non hùng vĩ

mà Quảng Ninh còn có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ và cả những cánh

đồng. Quảng Ninh là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em như: Tày,

Dao, Sán Chỉ, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan, Chăm. Chính những điều kiện

như vậy đã tạo nên sự đa dạng, phức tạp về nguồn gốc, đặc điểm cấu

tạo và phương thức định danh.

Quảng Ninh có một sự khác biệt so với các địa phương khác là

sự phân biệt vùng, sự khác biệt giữa miền đông và miền tây về địa

hình, dân tộc, kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán.

Về mặt địa địa hình miền đông là đồi núi sông suối không có

đảo và đồng bằng thì rất nhỏ. Miền tây thì có đồng bằng rộng lớn, có

hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ và hang động.

Về ngôn ngữ, dân tộc, miền đông phần lớn là đồng bào thiểu số

nên chi phối trực tiếp đến đời sống, văn hóa, kinh tế và địa danh của

miền đông. Ngược lại, miền tây dân tộc Kinh chiếm số lượng lớn từ

đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều mặt. Vì vậy, xét về mặt bằng chung

thì kinh tế, văn hóa, đời sống sinh hoạt của người dân miền tây cao

hơn rất nhiều so với miền đông.

Những đặc điểm khác biệt về lịch sử, ngôn ngữ, và văn hóa địa

danh thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh sẽ mang lại kết quả có giá trị

cho sự phát triển kinh tế xã hội, du lịch như: du lịch thiên nhiên, du

3

lịch văn hóa, du lịch lịch sử.

Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Đặc điểm địa danh thị xã Quảng

Yên, tỉnh Quảng Ninh” để nghiên cứu.

2.Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua việc thu thập, khảo sát hệ thống địa danh trên phạm

vi địa bàn thị xã Quảng Yên luận văn hướng đến những mục tiêu sau:

- Chỉ ra những đặc điểm chính của địa danh thị xã QuảngYên.

- Làm sáng tỏ một phần nào đó về những nét đặc thù như:

Nguồn gốc, cấu tạo, ý nghĩa (từ vựng).

- Làm sáng tỏ một số đặc trưng văn hóa thông qua mối quan

hệ của địa danh với lịch sử, địa lý.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của luận văn nghiên cứu như sau:

- Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ hệ thống địa danh thị xã

Quản Yên. Bao gồm địa danh hành chính, địa danh chỉ địa hình tự

nhiên và địa danh nhân văn. Địa danh chỉ địa hình tự nhiên bao gồm

(núi, đồi, gò, sông, suối…), địa danh nhân văn (cầu, đường, đình,

chùa…), địa danh hành chính (xã, phường, xóm, làng…).

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu đặc điểm địa

danh thị xã Quảng Yên trên các mặt; đặc điểm cấu tạo địa danh, nguồn

gốc và ý nghĩa và sự biến đổi, cũng như đặc trưng văn hóa của địa danh

thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

4. Phương pháp nghiên cứu

Theo A. v. Supeeranskaia cho rằng: “cần phải nghiên cứu địa

danh bằng phương pháp tổng hợp, lấy phương pháp ngôn ngữ là

chính, vận dụng các phương pháp bổ trợ như lịch sử học, địa lý học,

khảo cổ học, nhân chủng học và dân tộc học...”.

Chúng ta có thể khẳng định địa danh học phát triển được là dựa

4

vào ba ngành khoa học chủ yếu là: ngôn ngữ học, lịch sử, địa lý. Vì

vậy khi muốn nghiên cứu về địa danh thì phải dùng phương pháp tổng

hợp thì cũng là điều tất yếu.

Trong luận văn này chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương

pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp điền dã: phương pháp này đã gúp cho tôi thu thập

toàn bộ địa danh từ người dân địa phương và cơ quan hành chính, nhất

là những địa danh mang tính nhân gian không có ghi chép trong văn

bản hành chính, nhờ vào phương pháp điền dã đã cung cấp một phần

thông tin về nguồn gốc và ý nghĩa và sự hình thành của địa danh đó.

Phương pháp phân tích, tổng hợp: muốn nghiên cứu một vấn đề

một cách toàn diện, có tính thuyết phục cao, trình bày một cách khoa

học thì phương pháp phân tích là một yếu tố rất quan trọng.

Phương pháp so sánh đối chiếu: đây cũng là một phương pháp

rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu, phương pháp này sử dụng

để nghiên cứu những sự biến đổi mang tính quy luật. Phương pháp so

sánh đối chiếu cũng cho ta thấy sự khác nhau về một số đặc điểm của

địa danh vùng này với địa danh vùng khác.

5.Bố cục đề tài

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung

của luận văn có bố cục 3 chương như sau:

Chương 1: Những cơ sở lý thuyết về địa danh và địa danh học

Chương 2: Một số đặc điểm địa danh thị xã Quảng Yên

Chương 3: Ý nghĩa địa danh và ý nghĩa văn hóa trong địa danh

thị xã Quảng Yên

6.Tổng quan tài liệu nghiên cứu

5

CHƯƠNG 1

NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ

ĐỊA DANH VÀ ĐỊA DANH HỌC

1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH

1.1.1. Định nghĩa địa danh

Địa danh học là một bộ môn khoa học mà được nhiều ngành

nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, mỗi ngành lại nghiên cứu một khía

cạnh, một góc độ khác nhau. Từ đó mỗi ngành lại có một định nghĩa

về địa danh khác nhau.

Không những thế, mỗi một quốc gia, hay một nhà nghiên cứu

lại đưa ra một khái niệm riêng cho mình. Như trong cuốn “Từ Điển

Hán Việt”, Đào Duy Anh giải thích: “Địa danh là tên gọi các miền

đất”, còn từ điển Hán Việt do Hoàng Phê chủ biên coi “Địa danh là

tên đất, tên địa phương”.

Tác giả Lê Trung Hoa đã phân loại địa danh theo các đối tượng

địa lý (theo tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên), theo nguồn gốc ngữ

nguyên của địa danh, đã đúc kết ra định nghĩa về địa danh như sau: “địa

danh là những từ hoặc ngữ, được dùng làm tên riêng của các địa hình

thiên nhiên, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ và các công trình

xây dựng thiên về không gian hai chiều” [20, tr.18].

Hoàng Tất Thắng qua bài địa danh học và việc nghiên cứu địa

danh các tỉnh Trung Trung Bộ, tác giả cho rằng: “Địa danh là tên gọi

của địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành

chính, các vùng lãnh thổ nào đó” [34].

Như vậy, qua những định nghĩa trên cho ta thấy có rất nhiều

cách lý giải thế nào là địa danh. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng

tôi cách lý giải theo từ điển của Hoàng Phê, Đào Duy Anh và Từ điển

6

bách khoa Việt Nam thì quá đơn giản và chưa thật sự toàn diện. Theo

chúng tôi, cách định nghĩa của Lê Trung Hoa là phù hợp với địa bàn

chúng tôi nghiên cứu.

1.1.2. Phân loại địa danh

Lê Trung Hoa trong công trình “các nguyên tắc và phương pháp

nghiên cứu địa danh” [20, tr.24-27] và “Địa danh học Việt Nam” [21,

tr.14-16] phân loại như sau:

Căn cứ vào tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên

Địa danh chỉ địa hình tự nhiên;

Địa danh chỉ các công trình xây dựng;

Địa danh hành chính;

Địa danh vùng;

Căn cứ vào ngữ nguyên địa danh gồm các loại:

Địa danh thuần Việt;

Địa danh Hán Việt;

Địa danh gốc Pháp;

Địa danh gốc Khơ me.

Như vậy, vận dụng phương pháp và nguyên tắc của Lê Trung

Hoa hệ thống địa danh thị xã Quảng Yên được chúng tôi chia làm hai

loại: loại thứ nhất là dựa trên đối tượng và loại thứ hai là dựa trên ngữ

nguyên.

a. Lọai dựa trên đối tượng

Địa danh thị xã Quảng Yên dựa theo đối tượng được chúng tôi

chia như sau:

Địa danh chỉ địa hình tự nhiên;

Địa danh chỉ địa hình tự nhiên gồm: sơn danh, thủy danh, vùng

đất nhỏ.

Địa danh không tự nhiên được chúng tôi chia làm 2 loại: địa

7

danh hành chính (tên phường, xã, thành phố...), địa danh nhân văn (tên

đình, chùa, cầu, cống...)

b. Loại dựa trên ngữ nguyên

Địa danh thị xã Quảng Yên dựa trên ngữ nguyên được chúng tôi

phân chia như sau:

Địa danh có nguồn gốc thuần Việt;

Địa danh có nguồn gốc Hán Việt;

Địa danh có nguồn gốc hỗn hợp và chưa xác định được nguồn

gốc.

1.1.3. Các phương diện nghiên cứu địa danh và hướng tiếp

cận đề tài

Địa danh được rất nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên

cứu. Tuy nhiên, mỗi ngành lại nghiên cứu dưới góc độ khác nhau.

Như lịch sử đi sâu nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển, sự

phân bố địa danh dưới góc độ mối quan hệ giữa các tộc người với

tộc người, giữa dân tộc này với dân tộc kia. Địa lý địa danh nghiên

cứu sự phát triển, sự hình thành nhưng dưới góc độ địa lý học. Nhân

học nghiên cứu địa danh để tìm hiểu mối quan hệ giữa những tộc

người với nhau, hay mối quan hệ chính trong nội bộ của một cộng

đồng người nhất định.

1.2. NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.2.1. Giới thiệu chung về Quảng Ninh

a. Về mặt địa lý

b. Về mặt lịch sử

c. Về mặt văn hóa

d. Về mặt dân cư

e. Về mặt ngôn ngữ

8

1.2.2. Vài nét về lịch sử, địa lý của địa bàn nghiên cứu

Quảng Ninh là một tỉnh vừa đa dạng về tự nhiên và con người.

Từ những đặc điểm riêng biệt đó muốn nghiên cứu một cách đầy đủ

thì chúng ta phải đi từng khía cạnh một và phải mang tính hệ thống

chặt chẽ.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, bản khắc năm Chính Hòa 18

(1697): đời Đinh, Lê, Quảng Yên thuộc trấn Triều Dương; đời Lý

Thái Tổ năm Thuận Thiên thứ 14 (1023) đổi trấn Triều Dương thành

châu Vĩnh An;

1.3. KẾT QUẢ THU THẬP VÀ PHÂN LỌAI ĐỊA DANH THỊ

XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH

1.3.1. Kết quả thu thập địa danh thị xã Quảng Yên tỉnh

Quảng Ninh

Dựa vào kết quả điều tra điền dã khi đi thực tế và tài liệu do

chính quyền thị xã Quảng Yên cung cấp, chúng tôi thống kê được

582 địa danh ở các xã, phường thuộc địa phận thị xã Quảng Yên,

tỉnh Quảng Ninh bao gồm địa danh hành chính, địa danh chỉ địa

hình tự nhiên và địa danh nhân văn. Mỗi loại hình địa danh lại có

sự phân bố khác nhau. Sau đây kết quả được chúng tôi chia ở bảng

1.1 như sau:

Bảng 1.1: Kết quả thu thập địa danh thị xã Quảng Yên

TT Loại hình địa danh Số lượng Tỉ lệ %

1 Địa hình tự nhiên 390 64,6

2 Đơn vị hành chính 112 20,7

3 Địa danh nhân văn 80 14,7

Tổng 582 100

9

1.3.2. Kết quả phân loại địa danh thị xã Quảng Yên tỉnh

Quảng Ninh

a. Phân loại theo tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên

Địa danh chỉ địa hình tự nhiên: Tổng số địa danh tự nhiên thu

được là 390 địa danh, chiếm 64,6%, trong đó:

Sơn danh là 173 địa danh (24,6%).

Ví dụ: núi Thành, núi Con Lợn, Nấm Chiêng, đồi Cây Rộc, Cửa

Tràng, Cỏ Khê...

Thủy danh là 103 địa danh (19%).

Ví dụ: sông Bạch Đằng, chanh, Bỏ Nồi, Khoai, lạch Kháo, Láng

Đông, khe Kem, Giá...

b. Phân loại theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ

Xét về tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ, theo chúng tôi địa danh thị

xã Quảng Yên phân loại theo nguồn gốc ngôn ngữ có 3 nhóm: Thuần

Việt, Hán Việt, chưa xác định rõ nguồn gốc.

* Địa danh được cấu tạo bằng yếu tố thuần Việt

Địa danh đơn vị hành chính có số lượng là 58 địa danh

Địa danh nhân văn có số lượng là 14 trường hợp.

Ví dụ: cầu Câu Cá, cầu Chắng 1, cầu chắng 2...

Như vậy, địa danh mang nguồn gốc thuần Việt phân bố ở các

loại hình là không đồng đều.

* Địa danh được cấu tạo bằng yếu tố Hán Việt

Địa danh đơn vị hành chính được cấu tạo bằng yếu tố Hán Việt

có số lượng là 54 trường hợp.

Địa danh chỉ địa hình tự nhiên có cấu tạo bằng yếu tố Hán Việt

có số lượng là 135 trường hợp.

Ví dụ: sông Bạch Đằng, hồ Quán Đình, núi Văn Miếu...

Địa danh nhân văn được cấu tạo bằng yếu tố Hán Việt có số

10

lượng là 66 trường hợp.

Bảng 1.3: Kết quả phân loại địa danh theo nguồn gốc ngôn ngữ

TT

Loại hình

Số lượng

Thuần Cộng

Việt

Hán

Việt

Hỗn hợp và

chưa xác định

1 ĐHTN 210 175 5 390

2 ĐVHC 58 54 Không 112

3 ĐDNV 14 66 Không 80

1.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Địa danh là một ngành của ngôn ngữ học, nhiệm vụ của địa

danh là tìm hiểu, nghiên cứu sự ra đời, đặc điểm cấu tạo, đặc điểm

phản ánh hiện thực và sự biến đổi của các địa danh qua các thời kỳ

lịch sử. Tuy nhiên, khi đi nghiên cứu địa danh, trước hết phải nắm

vững những vấn đề lý thuyết địa danh, địa danh học và cần tìm hiểu

một cách sâu sắc quá trình nghiên cứu địa danh của các tác giả trong

và ngoài nước. Từ những lý thuyết ấy, cần xác định được một phương

pháp sao cho phù hợp, có tính khoa học cao, khai thác những đặc điểm

thuộc địa bàn nghiên cứu.

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH THỊ XÃ QUẢNG YÊN

2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA DANH THỊ XÃ

QUẢNG YÊN

2.1.1. Vài nét khái quát về phức thể địa danh

Phức thể địa danh bao gồm hai bộ phận, chúng được phân biệt

rõ ở hình thức chính tả: Bộ phận viết thường là danh từ chung, thường

đứng trước tên riêng (địa danh).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!