Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm cổ mẫu trong truyện cổ tộc người thiểu số quảng nam
PREMIUM
Số trang
122
Kích thước
9.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
858

Đặc điểm cổ mẫu trong truyện cổ tộc người thiểu số quảng nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM THỊ ĐIỂM

ĐẶC ĐIỂM CỔ MẪU TRONG TRUYỆN CỔ

TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

ĐÀ NẴNG, NĂM 2023

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM THỊ ĐIỂM

ĐẶC ĐIỂM CỔ MẪU TRONG TRUYỆN CỔ

TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 822 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ HƯỜNG

ĐÀ NẴNG, NĂM 2023

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn: “Đặc điểm cổ mẫu trong truyện cổtộc người

thiểu số Quảng Nam” là một công trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của cô

giáo - TS. Lê Thị Hường. Luận văn khôngsao chép của người khác. Ngoài ra, trong luận

văn có sử dụng tài liệu tham khảo đã được trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự cam đoan này.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Điểm

ii

ĐẶC ĐIỂM CỔ MẪU TRONG TRUYỆN CỔ

TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ QUẢNG NAM

Ngành: Văn học Việt Nam

Họ và tên học viên: Phạm Thị Điểm

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Hường

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học sư phạm, Đại học Đà Nẵng.

Những kết quả chính của luận văn: Đề tài luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề chung về

lý thuyết cổ mẫu đối với việc nghiên cứu văn học dân gian. Đối chiếu vào truyện cổ các tộc người thiểu

số Quảng Nam đã tìm thấy vết tíchcổ mẫu điển hình có những đặc điểm nổi bật qua hình tượng nhân

vật, hiện tượng tự nhiên, nguồn gốc tộc người, dòng họ. Cùng với đó,luận văn đã tham chiếu từ góc nhìn

cổ mẫu để khám phá những đặc trưng về tính cách tộc người trong truyện cổ các tộc người thiểu số

Quảng Nam.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn: Luận văn góp thêm một góc nhìn có căn cứ từ lý

thuyết cổ mẫu đối với truyện cổ các tộc người thiểu số Quảng Nam.

Kết quả của luận văn có thể gợi mở hướng nghiên cứu các loại hình văn học dân gian các tộc

người thiểu số từ lý thuyết hiện đại phương Tây.

Đề tài còn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình dạy học ở các trường cao đẳng,

đại học và nghiên cứu văn hóa, văn học các tộc người thiểu số trong cả nước.

Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài: kết quả nghiên cứu của đề tài có thể phát triển ở cấp cao

hơn như luận án tiến sĩ.

Từ khóa:Cổ mẫu, C.Jung, truyện cổ, tộc người thiểu số, Văn hóa, Quảng Nam

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người thực hiện đề tài

TS. Lê Thị Hường Phạm Thị Điểm

iii

STYLISH CHARACTERISTICS OF ANCIENT STORIES

QUANG NAM ETHNIC MINORITY

Major: Vietnamese Literature

Student's full name: Pham Thi Diem

Science instructor: Le Thi Huong

Base Training: University of Education, University of Danang.

The main results of the thesis: The thesis topic has focused on clarifying the general

problems of archetypal theory for the study of folklore. Compared to the ancient stories of the ethnic

minorities in Quang Nam, we have found traces of typical archetypes with outstanding features

through character images, natural phenomena, ethnic origins, and clans. Along with that, the thesis

has referenced from the archetypal perspective to discover the characteristics of ethnic character in

the ancient stories of the ethnic minorities in Quang Nam.

Scientific and practical significance of the thesis: The thesis contributes a more grounded

perspective from the archetypal theory to the fairy tales of the ethnic minorities in Quang Nam.

The results of the thesis can suggest a direction to study different types of ethnic minority

folklore from Western modern theory.

In addition, the topic also serves as a reference for the teaching process at colleges and

universities across the country.

Further research direction of the topic: the research results of the topic can be developed at a

higher level such as a doctoral thesis.

Keywords:Ancient Mother, C.Jung, Fairy Tales, Heroes, Ethnic Minorities, Culture, Quang

Nam

Instructor's Certification Author

Le Thi Huong Pham Thi Diem

iv

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề.....................................................................................................3

3. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................5

5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................5

6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................6

7. Bố cụcluận văn....................................................................................................6

Chương 1. LÝ THUYẾT CỔ MẪU VÀ NHỮNG ĐIỂM TỰA CỦA LÝ THUYẾT

CỔ MẪU TRONG NGHIÊN CỨU TRUYỆN CỔ TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ

QUẢNG NAM................................................................................................................7

1.1. Khái lược về lý thuyết cổ mẫu..................................................................................7

1.1.1. Giới thuyết khái niệm: cổ mẫu và những thuật ngữ liên quan .....................7

1.1.2. Quan niệm của C.G.Jung về cổ mẫu.............................................................8

1.1.3. Đặc trưng và các dấu chỉ nhận biết cổ mẫu trong văn họcdân gian .............9

1.2. Khái lược truyện cổ các tộc người thiểu số miền núi Quảng Nam ........................12

1.2.1. Đặc điểm thể loại trong truyện cổ các tộc người Quảng Nam ...................13

1.2.2. Đặc điểm nội dung trong truyện cổ các tộc người Quảng Nam .................16

1.2.3. Hình thức kể chuyện và không gian trong truyện kể..................................17

Tiểu kết chương 1..........................................................................................................37

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CỔ MẪU ĐIỂN HÌNH TRONG TRUYỆN CỔ TỘC

NGƯỜI THIỂU SỐ QUẢNG NAM...........................................................................38

2.1. Đặc điểm cổ mẫu nhân vật anh hùng trong truyện cổ tộc người thiểu số Quảng Nam

.......................................................................................................................................38

2.1.1. Những chàng trai khỏe mạnh đấu tranh với thiên nhiên để xây dựng bản làng

.......................................................................................................................................39

2.1.2. Những chàng trai mồ côi đứng lên đấu tranh với bọn thống trị .................43

2.2. Đặc điểm cổ mẫu trạng huống trong truyện cổ các tộc người thiểu số Quảng Nam

.......................................................................................................................................46

2.2.1. Trạng huống con người đấu tranh với sự khắc nghiệt của thiên nhiên ......46

2.2.2. Trạng huống đấu tranh xã hội.....................................................................50

2.3. Đặc điểm cổ mẫu biểu trưng trong truyện cổ tộc người thiểu số Quảng Nam.......54

2.3.1. Cổ mẫu về sự hình thành vũ trụ trời, đất, sông, núi ...................................54

2.3.2. Đặc điểm cổ mẫu về nguồn gốc tộc người .................................................59

Tiểu kết chương 2..........................................................................................................68

Chương 3. ĐẶC TRƯNG TÍNH CÁCH TỘC NGƯỜI TRONG TRUYỆN CỔ

MIỀN NÚI QUẢNG NAM TỪ GÓC NHÌN CỔ MẪU ...........................................69

v

3.1. Sự di truyền văn hóa và tính cách tộc người thiểu số ở Quảng Nam.....................69

3.1.1. Sức sống của các cổ mẫu trong tín ngưỡng, phong tục, lễ hội của các tộc

người thiểu số ở Quảng Nam.........................................................................................70

3.1.2. Mô thức ứng xử, sự tương tác giữa con người và môi trường sống...........80

3.2. Ý nghĩa nhân văn trong biểu hiện giá trị con người miền núi................................84

3.2.1. Ca ngợi mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.......................................84

3.2.2. Ca ngợi tình nghĩa đạo lý con người ..........................................................88

Tiểu kết chương 3..........................................................................................................92

KẾT LUẬN ..................................................................................................................93

TÀI LIỆU THAM KHẢO

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

1.1. Nhóm cổ mẫu nhân vật 22

1.2. Nhóm cổ mẫu biểu trưng 24

1.3. Nhóm cổ mẫu trạng huống 25

1.4.

Bảng thống kê các nhóm truyện cổcác tộc người thiểu số

Quảng Nam (1) Truyện cổ suy nguyên

27

2.1.

Bảng thống kê truyện cổ thuộc nhóm cổ mẫu về nguồn

gốc tộc người, dòng họ

66

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Quảng Nam là tỉnh nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, hai phần ba diện tích

tự nhiên là đồi núi. Từ xa xưa, trên dải đất mênh mông được che phủ bởi đại ngàn xanh

ngát có bốn dân tộc người anh em sinh sống, đó là người Cor, Xơ Đăng, Cơ Tu, Giẻ -

Triêng và nơi đồng bằng phù sa có số đông là người Kinh. Có thể nói, những người dân

miền núi Quảng Nam đã bám đất, bám rừng, kiên cường đấu tranh với thiên nhiên và

giải quyết các mâu thuẫn xã hội để tồn tại, phát triển cùng với sự hình thành và phát

triển của tỉnh, của đất nước. Đời sống vật chất của con người nơi đây chủ yếu dựa vào

rừng núi. Các tộc người thiểu số đã có đời sống tinh thần rất phong phú. Họ làm chủ núi

rừng và tạo ra những sản phẩm tinh thần vô giá. Văn học dân gian Quảng Nam là di sản

văn hóa phi vật thể được truyền đời và chính nó là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn lành

mạnh, sáng trong như rừng biếc, như nước suối mát trong, hương rừng ngọt lành của

con người chân chất xứ Quảng.

Truyện cổ các tộc người thiểu số là bộ phận cấu thành trong nền văn học dân gian

Quảng Nam và mang sẵn trong mình những đặc trưng nguyên hợp. Truyện cổ của họ là

những tác phẩm văn học mang đậm trí tưởng tượng phi thường của con người miền núi.

Nội dung truyện cổ gắn với các hoạt động của đời sống, từ hoạt động nhận thức đến tâm

linh, từ lao động sản xuất đến sinh hoạt lễ nghi… “Sự ra đời của các truyền thuyết ở

đồng bào các dân tộc thiểu số là kết quả tất yếu của việc tôn thờ, sùng bái trời đất và các

lực lượng tự nhiên” [2, tr 186]"nét riêng biệt của truyền thuyết là bên trong cái vỏ thần

kỳ luôn hàm chứa những yếu tố gắn với lịch sử, gắn với một dân tộc" [2, tr 171]. Chính

vì vậy, chúng ta không thể hiểu được nội dung của những nghi lễ, phong tục trong các

truyện cổ nếu không đưa chúng về đúng hoàn cảnh cụ thể nảy sinh từng kiểu lễ hội, các

cuộc cầu cúng của các tộc người thiểu số Quảng Nam. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu

những giá trị mà truyện cổ mang lại cho đời sống không thể không chú ý tới những điều

kiện lịch sử và những tác động, biến chuyển xã hội trong lòng cộng đồng tộc người thiểu

số Quảng Nam cho đến khi các tác phẩm truyện cổ nơi đây được sưu tầm, biên soạn văn

bản thành văn.

Truyện cổ các tộc người thiểu số Quảng Nam xuất hiện tầng xuất cao về yếu tố

thần linh, kỳ bí nhằm phản ánh nhận thức mang tính hiện thực của quần chúng, nhân

dân lao động; để giải thích nguồn gốc con người, dòng tộc, họ hàng cùng muôn thú và

các hiện tượng thiên nhiên... nơi đại ngàn đất Quảng. Qua các truyện cổ, các nghệ nhân

dân gian đã phản ảnh những nét văn hóa độc đáo của các tộc người thiểu số cùng sự khát

khao cháy bỏng của con người được cộng hưởng chặt chẽ với thiên nhiên, dựa vào thiên

nhiên và từng bước, từng bước vì bảo vệ sự sinh tồn mà rèn luyện trí dũng để ngày càng

bản lĩnh vượt lên những cuồng nộ tự nhiên của thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên -

khẳng định vị thế của mình trước bao la thiên nhiên.

2

1.2. Truyện cổ các tộc người thiểu số Quảng Nam xuất hiện dày đặc những cổ mẫu.

Có những cổ mẫu như một “di truyền văn hóa”. Cũng có những cổ mẫu vừa mang hàm

lượng văn hóa nhân loại, vừa hàm chứa lối tư duy của người miền núi, đặc biệt là của

riêng từng tộc người thiểu số Quảng Nam. Cổ mẫu có thể được tìm thấy khắp mọi

nơi, được bao chứa trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thần thoại, tôn giáo, văn hóa, văn học.

Chính vì vậy, khi đọc truyện cổ các tộc người thiểu số Quảng Nam chúng ta sẽ tìm thấy

những cổ mẫu mang những đặc điểm riêng biệt đầy thú vị.

Tìm hiểu đặc điểm cổ mẫu trong truyện cổ các tộc người thiểu số Quảng Nam là

đi tìm các giá trị nghệ thuật nhìn từ tư tưởng nhân văn. Sự hiện diện của các truyền

thuyết, cổ tích ban đầu đã phản ánh cơ bản tính chất và mức độ phụ thuộc của con người

vào thế giới tự nhiên bao la, kỳ vỹ và huyền bí. Chính ở đó, con người cảm thấy mình

bé nhỏ và thường bất ngờ, bị động và bất lực trước những thiên tai, địch họa. Họ không

có cách nào khác là đã đặt niềm tin vào thiên nhiên và sùng bái mẹ thiên nhiên. Họ cầu

mong quyền lực kỳ diệu của tự nhiên sẽ giúp con người vượt qua thác ghềnh, cơ cực,

rủi ro, bệnh tật… trong cuộc sống thường ngày. Các câu chuyện cổ có thể mượn cốt

truyện của các dân tộc khác nhau trong nước hoặc tự sáng tạo và có thể đã có nhiều biến

thể. Tuy vậy, đến nay các yếu tố biểu trưng của thần thoại, truyền thuyết của vô thức

cộng đồng vẫn luôn tham dự mật thiết vào cấu trúc truyện kể. Song, không chỉ dừng ở

đó, nghệ thuật truyện cổ dân gian đã phát triển và chuyển biến theo sự thay đổi của đời

sống xã hội. Hình tượng con người, cốt truyện cũng biến chuyển theo hình thái ý thức

xã hội. Con người càng về sau càng khẳng định sự khát khao làm chủ thiên nhiên, đấu

tranh với thiên nhiên khắc nghiệt để giành lấy quyền sống chính đáng, kể cả đấu tranh

giai cấp trong xã hội bắt đầu được bộc lộ sự phân chia giai cấp. Con người đã được

khẳng định như một yếu tố tiêu chuẩn của đời sống, trở thành chủ thể có đầy đủ ý thức

về sức mạnh vô cùng của ý chí và đôi tay mạnh mẽ của chính mình trước thiên nhiên,

ác thú và cả những thế lực đen tối trong đời sống xã hội.

1.3. Khám phá cổ mẫu là một nghiên cứu mang tính đột phá của thế kỷ XX. Nghiên

cứu cổ mẫu (Archetype) là một xu hướng nghiên cứu hỗ trợ đắc lực cho con người trong

hành trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt là tìm về với cội nguồn văn hóa. Lĩnh vực này

có sự nghiên cứu hội tụ kết dính của nhiều lĩnh vực khoa học như: Xã hội học, dân tộc

học, tâm lý học, nhân học, văn hóa, lịch sử, văn học… Vì vậy sử dụng phương tiện

nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta bóc tách nhiều tầng nấc chứa đựng trong các tác phẩm

văn học, đặc biệt là văn học dân gian.

Khảo sát truyện cổ các tộc người thiểu số Quảng Nam, chúng tôivận dụng lý thuyết

cổ mẫu của C.G.Jung và các nhà nghiên cứu tên tuổi khác… với nhiều công trình nghiên

cứu ứng dụng phương pháp nghiên cứu cổ mẫu có giá trị và tầm ảnh hưởng lớn đến

nghiên cứu văn hóa nghệ thuật của thế giới để hướng đến tìm kiếm những đặc điểm cổ

mẫu hiển lộ trong một bộ phận văn học dân gian địa phương. Từ lý thuyết cổ mẫu, luận

vănđi tìm sự biểu đạt ý nghĩa, giá trị nghệ thuật của các cổ mẫu trong truyện cổ, từ

3

phương diện chủ yếu là tư tưởng nhân văn. Trên cơ sở ấy chúng tôi tập trung làm sáng

tỏ các khía cạnh như: Hình tượng nhân vật, những motif nghệ thuật, các không gian mơ

tưởng mà các tác giả dân gian hướng đến.

Việc nghiên cứu về văn học dân gian các dân tộc thiểu số Quảng Nam là một việc

làm vô cùng ý nghĩa. Tuy nhiên, cùng với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân

gian thì việc nghiên cứu về văn học dân gian các tộc người thiểu số Quảng Nam, đặc

biệt là truyện cổ vẫn còn mang tính đơn lẻ, rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu.

Chính vì vậy, chọn đề tài “Đặc điểm cổ mẫu trong truyện cổ tộc người thiểu số Quảng

Nam”, luận văn góp phần khám phá thêm giá trị của truyện cổ dân gian các tộc người

thiểu số Quảng Nam từ góc nhìn của một loại hình lý thuyết phương Tây hiện đại.

2. Lịch sử vấn đề

2.1. Những công trình, bài viết nghiên cứu văn học dân gian Quảng Nam có đề

cập truyện cổ các tộc người thiểu số Quảng Nam

Nghiên cứu văn học học dân gian Việt Nam dưới góc nhìn cổ mẫu là một việc làm

còn rất hiếm hoi. Trong quá trình tìm hiểu của mình để chọn đề tài, tác giả luận văn đã

phát hiện áp dụng nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân trong bài Cổ mẫu trong

nghiên cứu truyện kể dân gian [74]. Đây là một công trình nghiên cứu tạo điểm tựa để

tác giả luận văn triển khai hướng áp dụng nghiên cứu của mình. Tác giả Nguyễn Thị

Kim Ngân nhận định: “Được xem như là những chủ đề phổ quát, tái diễn nhiều lần trong

kinh nghiệm của con người, nội dung của cổ mẫu trong những nền văn hóa khác nhau

và thời điểm khác nhau sẽ được thể hiện theo những cách đa dạng nhưng vẫn còn phản

ánh những kinh nghiệm cơ bản của con người trong những cơ tầng sâu kín nhất. Việc

tạo ra một hệ thống cổ mẫu như vậy xuất phát từ sự hiệp nhất tâm linh của nhân loại,

hay nói theo cách của C.G.Jung là bắt nguồn trí tưởng tượng siêu việt của con người.

Với tính chất là nguyên bản và cổ xưa, không ngạc nhiên khi lĩnh vực có thể tìm thấy

một hệ thống cố mẫu phong phú và đầy đủ nhất chính là văn hóa dân gian và truyện kể

truyền thống. Mặt khác, hệ thống cổ mẫu tiềm ẩn trong thần thoại, truyện kể dân gian

hoàn toàn không bị giới hạn trong thời đại cổ xưa hay nền văn hóa dân gian. Chúng liên

tục được tái sinh và tìm thấy trong các nền văn học về sau. Tất cả các hình thức tái sinh

cổ mẫu này phần nào tiết lộ các chủ đề và lối tư duy vốn có nguyên mẫu từ folklore,

đồng thời chỉ ra bằng phương cách nào đó các nhà văn qua các thời kỳ đã thích nghi với

truyện kể truyền thống và dung hòa nó với các giá trị và nguyện vọng của nền văn hóa

của chính họ”.

Cho đến nay, việc nghiên cứu văn học dân gian các tộc người thiểu số miền núi

Quảng Nam, đặc biệt là truyện cổ vẫn còn mang tính đơn lẻ, rất ít công trình nghiên cứu

chuyên sâu.

Trong các công trình nghiên cứu, sưu tầm về văn học dân gian các tộc người miền

núi Quảng Nam phải kể đến các tập sách như: Truyện cổ Cơ Tu của Nguyễn Tri Hùng

cùng hai tập Truyện cổ Xơ Đăng, Truyện Cổ Cor của Vũ Hùng. Đây là ba tập sách quý

4

báu, có giá trị rất lớn trong việc khơi dậy, tôn tạo và phục dựng truyện cổ các tộc người

thiểu số tỉnh Quảng Nam.

Khảo sát truyện kể của các tộc người thiểu số Quảng Nam, tác giả Bùi Văn Tiếng,

trong tập sách Văn hóa dân gian đất Quảng dưới góc nhìn đương đại đã nhận định: “Nói

đến truyện kể dân gian đất Quảng còn phải nói đến một khối lượng lớn truyện kể dân

gian các dân tộc ít người như Cơ - tu, Xơ đăng, Cor, T' riêng, Ca dong, Ve, Bờ nông…

Đây là một thế giới nghệ thuật vừa rất quen vừa rất lạ so với thế giới nghệ thuật trong

truyện kể dân gian người Kinh” [45, tr 19]. Tác giả đánh giá: “Truyện kể chưa phải là

mặt mạnh nhất của văn học dân gian đất Quảng nhưng với những gì còn lưu giữ được,

thậm chí với những gì đang sưu tầm được cho tới hôm nay, người Quảng vẫn có thể tự

hào rằng mỗi câu chuyện dân gian mới được phóng tác, sáng tác suốt sáu thế kỷ vừa

bám - trụ - giữ đất vừa Quảng - Nam - mở - cõi đều in đậm dấu ấn vân tay của tổ tiên

mình, và đó chính là cách các thế hệ người Quảng đóng góp vào kho tàng văn học dân

gian chung của đất nước. Đặc biệt các truyện kể dân gian các dân tộc ít người như Cơ

tu, Xơ đăng, Cor, T'

riêng, Ca Dong, Ve, Bờ nông… vừa tương đồng vừa dị biệt đã làm

hoàn chỉnh thêm tư duy folklore đồng thời làm giàu có thêm vốn truyện kể dân gian đất

Quảng” [45, tr 21].

Theo Lâm Đăng Khoa trong bài Độc đáo tục kể chuyện của các dân tộc miền núi

Quảng Nam: “Già làng người Cơ Tu - PơLoong Nhành (ở thôn 3, xã Lăng, huyện Tây

Giang) cho biết: “Người Cơ Tu rất thích nghe kể chuyện và trong kho tàng văn hóa dân

gian của người Cơ Tu có rất nhiều câu chuyện cổ chia làm 3 loại chính là truyện cổ tích

thần kỳ, truyện cổ tích về sinh hoạt, truyện cổ tích về loài vật. Sau những tháng ngày lao

động, sản xuất vất vả thì vào những đêm đầu Xuân, những đêm lễ hội, người Cơ Tu

thường quây quần lại với nhau để nghe các già làng kể chuyện. Đây là dịp để nghỉ ngơi,

tìm hiểu về nguồn cội, về bản sắc văn hóa của dân tộc mình...”[67].

2.2. Những bài viết, công trình ứng dụng lý thuyết cổ mẫu trong việc tìm hiểu

truyện cổ các tộc người thiểu số Quảng Nam

Đối với truyện cổ các tộc người thiểu số Quảng Nam, trong thời gian qua, các nhà

nghiên cứu, các cơ quan chức năng ở tỉnh cũng đã có sự quan tâm nhất định, song, chủ

yếu cũng mới tập trung thực hiện ở các bước sưu tầm, biên soạn truyện, qua đó phân

tích, đánh giá tác phẩm gắn với nghiên cứu văn hóa bản địa là chính mà chưa có những

công trình, những bài nghiên cứu đặt thể loại văn học này vào đối sánh với những lý

thuyết cơ bản, đặc biệt là lý thuyết cổ mẫu, vô thức tập thể của C.Jung để nhận diện sự

có mặt của nhiều yếu tố văn học, văn hóa nghệ thuật và ý thức hệ mà các nghệ nhân dân

gian ngày xưa gửi gắm trong tác phẩm truyện cổ nơi đây.

Vận dụng lý thuyết cổ mẫu để nghiên cứu văn học dân gian người Kinh đã có một

số công trình, bài báo, luận án, luận văn. Tuy vậy, cho đến nay, chưa có bài báo hoặc

công trình nào nghiên cứu truyện cổ các tộc người thiểu số Quảng Nam từ lý thuyết cổ

mẫu. Trên cơ sở kế thừa những công trình ứng dụng lý thuyết cổ mẫu, luận văn bù lấp

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!