Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Hoàng Liên với phát triển du lịch sinh thái ở Tây Bắc Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thị Thu Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 172(12/1): 103 - 108
103
ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN VỚI
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở TÂY BẮC VIỆT NAM
Nguyễn Thị Thu Hà*
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Vườn Quốc gia Hoàng Liên được thành lập năm 2002 với nhiều loài sinh vật đặc hữu và phong
phú, nhất là với thực vật. Sự đa dạng sinh học này có giá trị cao với đời sống con người nhất là với
hoạt động du lịch. Ngày nay, du lịch sinh thái đang được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và
các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương. Vì vậy nghiên cứu đa dạng sinh học và văn hóa
bản địa ở Tây Bắc Việt Nam trong các vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên có ý nghĩa tích
cực cho việc phát triển du lịch sinh thái (DLST) Tây Bắc.
Từ khóa: Đa dạng sinh học, vườn quốc gia, du lịch sinh thái, Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc
MỞ ĐẦU*
Tây Bắc là một phần của vùng Trung du miền
núi Bắc Bộ của Việt Nam, bao gồm các tỉnh:
Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên
Bái và Điện Biên. Toàn vùng có diện tích
5,64 triệu ha. Đây là vùng có điều kiện tự
nhiên đặc biệt, là một trong những vùng còn
giữ được vẻ hoang sơ tự nhiên vốn có của
vùng rừng núi. Ở đây có vườn Quốc gia
Hoàng Liên và một số khu bảo tồn thiên
nhiên có ý nghĩa lớn không chỉ của riêng
vùng mà còn có ý nghĩa quốc gia.
Vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn có diện tích
29.845 ha thuộc tỉnh Lào Cai. Trong đó có
dãy Phan xi păng là dãy cao nhất Việt Nam
(3.143m) được ngăn cách bởi khối núi Pu
Khao Luông, Pa Ta Leng, Tao Phong Chan…
ở phía Tây Bắc. Phía Bắc và Đông Bắc là
khối Tayang Phing. Ranh giới phía Đông là
thung lũng mường Hoa Hồ. Phía Tây là bồn
địa Than Uyên. Phía Nam đổ xuống các bậc
thấp dưới 1500 m của Hoàng Liên. Vì vậy có
thể lấy giới hạn của các hệ sinh thái núi cao
Phan xi păng là từ 1500 m trở lên. Đây cũng
là ngưỡng biến đổi nhiệt ẩm được các nhà
khoa học công nhận [2]
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả bài báo
đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
*
Tel: 0973 402465, Email: [email protected]
Phương pháp thu thập, tổng hợp, xử lí tài
liệu; Phương pháp phân tích, so sánh, tổng
hợp số liệu thống kê; Phương pháp thực địa.
NỘI DUNG
Cơ sở phân hóa hệ sinh thái núi cao Phan xi
păng và vườn Quốc gia (VQG) Hoàng Liên
Quan hệ sinh vật núi cao Phan xi păng có lịch
sử phát triển khá dài và trải qua nhiều biến cố
thăng trầm trong lịch sử tiến hóa chung của tự
nhiên Việt Nam. Nhiều công trình nghiên cứu
Cổ địa lý đã đề cập đến lịch sử tiến hóa chung
của nó trong suốt nửa đầu Đệ Tam vào thời
kỳ Paleogen, lãnh thổ Việt Nam ở vào giai
đoạn yên tĩnh về kiến tạo. Sau khi lãnh thổ
lục địa được biến đổi sau các pha xâm nhập
của chu kỳ tạo sơn Kimmeri. Lãnh thổ bước
vào giai đoạn san bằng bề mặt bởi các quá
trình ngoại sinh. Kết quả đã tạo ra bề mặt san
bằng cổ trên hầu khắp lãnh thổ. Các bề mặt
này thấy rõ nhất ở khối Phan xi păng.
Trên các bề mặt san bằng Paleogen đã phát
triển mạnh các quần thể sinh vật nhiệt đới ẩm
ướt thường xanh phong phú và đa dạng mà
dấu tích còn nằm trong các trầm tích hữu cơ ở
địa bàn Than Uyên. Sự giá lạnh chung trên
toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến quần thể
sinh vật trên lãnh thổ, tuy băng hà không ảnh
hưởng trực tiếp đến lãnh thổ nước ta. Song
khí hậu lạnh đã làm biến đổi đến các quần hệ
sinh vật nhiệt đới Việt Nam và Phan xi păng.