Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

D cng on thi mon sinh thai hc 222222
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN SINH THÁI HỌC
Câu 1: Nhân tố sinh thái là gì? Trình bày đặc điểm, phân loại và ý
nghĩa của nhân tố sinh thái? Ý nghĩa của việc sự tác động tổng hợp
giữa các nhân tố sinh thái?
Trả lời:
nhân tố sinh thái là những thành phần bất kỳ nào của môi trường có
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của các sinh vật, hoặc
đến đặc tính của mối quan hệ giữa các sinh vật
Phân loại các nhân tố sinh thái
Ta có nhiều cách để phân loại các nhân tố sinh thái:
- Các nhân tố vô sinh (khí hậu, cấu tạo hóa học của đất, nước... ) và các
nhân tố hữu sinh (kí sinh, ăn mồi, cộng sinh...).
- Các nhân tố độc lập với mật độ và các nhân tố phụ thuộc vào mật độ.
- Sự phân loại không gian dựa vào đặc tính môi trường:
+ Nhân tố khí hậu: nhiệt độ, không khí, ánh sáng, mưa...
+ Nhân tố thổ nhưỡng: pH, thành phần cơ giới...
+ Nhân tố thủy sinh: dòng chảy, chất hòa tan...
- Phân loại theo thời gian: ảnh hưởng của sự biến thiên theo năm, mùa
hay ngày đêm (tính chu kỳ).
Đặc điểm của nhân tố sinh thái
Các nhân tố sinh thái không bao giờ tác động riêng lẻ mà luôn tác động
kết hợp với nhau. Nhân tố sinh thái nào cũng có thể trở thành nhân tố
hạn chế trong không gian hoặc thời gian.
Ý nghĩa của Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái:
Sự tác động của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật là đồng thời
và tổng hợp. Tuy nhiên, mỗi nhân tố sinh thái có vai trò độc lập tương
đối của nó trong một tổ hợp sinh thái. Thật vậy, hoạt động sống của thực
vật như quang hợp và hô hấp đồng thời phụ thuộc vào các nhân tố khí
hậu (ánh sáng, nhiệt, mưa...) và đất. Mặt khác, các nhân tố sinh thái có
quan hệ chặt chẽ với nhau, do đó khi một nhân tố thay đổi cũng kéo theo
sự thay đổi của nhân tố khác.
Câu 2: khi điều kiện môi trường biến đổi vượt khỏi giới hạn sinh
thái của loài thì sinh vật sẽ có những phản ứng gì để duy trì sự sống
của mình? Cho ví dụ?
Trả lời:
khi điều kiện môi trường biến đổi vượt khỏi giới hạn sinh thái của
loài thì sinh vật sẽ có những phản ứng để duy trì sự sống của mình:
Nhiều loài động vật buộc phải “tiến hóa” để thích nghi hơn với môi
trường sống mới của mình...Thiên nhiên luôn luôn biến đổi, đôi khi theo
chiều hướng xấu đi và các loài động vật buộc phải “tiến hóa” để có thể
thích nghi với môi trường sống mới…
1. Đóng băng để tồn tại
Trong khi một số loài thường tìm cách để tránh bị đóng băng như cá Bắc
Cực, một số loài động vật khác lại tự tiến hóa để biến việc đóng băng trở
thành cách tồn tại.
Ta có thể thấy hiện tượng này ở các loài ếch, rùa: chúng bị đóng băng
vào mùa đông, nhưng ngay khi xuân đến và băng tan, chúng lập tức sống
lại và hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có giới hạn của nó. Nếu nhiệt độ lạnh
quá mức cho phép và khiến quá 65% nước trong cơ thể ếch bị đóng
băng, chúng sẽ chết.
2. Đóng kén
Đóng kén có thể coi là thành tựu nổi bật nhất của tự nhiên. Đó là quá
trình mà các loài vi khuẩn và côn trùng tự tạo ra một “bức tường” vô
cùng chắc chắn, ngăn cách với các tác động thế giới bên ngoài như kẻ
thù, va đập, nhiệt độ…
Đóng kén có thể là một tấm chắn bảo vệ vô cùng hữu hiệu cho các loài
vi khuẩn, nhưng lại là một mối nguy hại tiềm ẩn cho con người. Đó là
bởi khi những loài vi khuẩn từ rất nhiều năm về trước mà cơ thể người
không thể chống lại được vẫn còn có thể tồn tại đến tận ngày nay.
3. Tự tản nhiệt
Có ai từng thắc mắc tại sao tai của các loài voi thường to như vậy? Đây
chính là đáp án cho câu hỏi đó. Hãy thử đặt ra câu hỏi, với những loài
động vật quá to và chậm chạp như voi, khi sống ở nơi có nhiệt độ cao,
chúng sẽ tồn tại thế nào?
Có rất nhiều mạch máu nhỏ trên tai của voi, đây chính là nơi giúp chúng
tỏa bớt nhiệt của cơ thể ra bên ngoài. Với đôi tai càng to, thì chức năng
tản nhiệt của voi càng lớn. Tai loài thỏ cũng có tác dụng tương tự.
4. Chuyển thể thở
Ở vùng nhiệt đới và xích đạo, những thay đổi luân phiên của mùa có thể
là tai họa cho nhiều loài động vật. Vào mùa mưa, lũ lụt sẽ khiến nhiều
loài động vật mất đất sống, trong khi đó mùa khô lại khiến các loài thủy
sinh khốn đốn.
Để chống lại sự khắc nghiệt đó, có những loài đã “tiến hóa”, đó chính là
những loài cá có phổi và lưỡng phế. Chúng tự hình thành phổi bên cạnh
chiếc mang sẵn có để có thể hít thở trên cạn mà không gặp khó khăn gì.
5. Chống đông lạnh (AFP - antifreeze protein)
Với các loài động vật biến nhiệt, đặc biệt khi chúng sống ở những nơi
lạnh giá như Bắc Cực, nhiệt độ thấp là mối đe dọa lớn với chúng.
Phân tử protein này có khả năng phát hiện, bám chặt vào tinh thể băng
mới hình thành và ngăn chặn sự lớn lên của nó. Từ đó, chúng cho phép
các tế bào khác tiếp tục thực hiện chức năng của mình. Một dạng protein
tương tự cũng đã được tìm thấy trong một số loài bọ cánh cứng sống ở
trên cao - nơi có nhiệt độ rất thấp
6. Thay đổi huyết tính
Giống như cá Bắc Cực tạo ra AFP, để sống trong môi trường khắc
nghiệt, một số loài cũng đã biến đổi huyết tính cho phù hợp. Điển hình
là cá nhà táng và ngỗng đầu sọc châu Á.
Cá nhà táng thường sống ở độ sâu 3km dưới mực nước biển. Dưới độ
sâu này, oxy trong nước nghèo nàn, hơn thế nữa, với một cơ thể dài tới
20m, việc ngoi lên mặt nước để thở là vô cùng “xa xỉ”. Vì vậy, cá nhà
táng đã tự điều tiết cơ thể để có thể lưu giữ được nhiều oxy hơn, giúp cá
nhà táng “trụ” lâu dưới mặt nước.
7. Nhiệt hóa học
Thay vì tổ hợp AFP hoặc chịu đóng băng để tồn tại, loài côn trùng đã có
một cách khác để chống chọi với thời tiết giá rét, đó là sử dụng nhiệt hóa
học.
Không thụ động như các loài khác, côn trùng rất năng động; chúng di
chuyển liên tục và khi quá trình vận động cơ bắp này kết hợp với các