Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cuộc vận động tiểu phỉ ở Hà Giang giao đoạn 1947-1962
PREMIUM
Số trang
125
Kích thước
3.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1206

Cuộc vận động tiểu phỉ ở Hà Giang giao đoạn 1947-1962

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐINH THẾ HIỆP

CUỘC VẬN ĐỘNG TIỄU PHỈ Ở HÀ GIANG

GIAI ĐOẠN 1947- 1962

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

Thái Nguyên, 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐINH THẾ HIỆP

CUỘC VẬN ĐỘNG TIỄU PHỈ Ở HÀ GIANG

GIAI ĐOẠN 1947- 1962

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số : 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HÀ THỊ THU THỦY

Thái Nguyên, 2013

i

LỜI CẢM ƠN

Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn

TS. Hà Thị Thu Thủy, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt

quá trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Lịch sử, khoa Sau đại học,

cán bộ phòng quản lý khoa học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái

Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên

cứu tại trường.

Tôi xin trân thành cảm ơn Phòng Lưu trữ Tỉnh uỷ Hà Giang, Chi cục

Lưu trữ tỉnh Hà Giang, Ban nghiên cứu khoa học Lịch sử Bộ Chỉ huy Quân sự

tỉnh Hà Giang, Ban nghiên cứu khoa học Lịch sử Công an tỉnh Hà Giang, Bảo

tàng tỉnh Hà Giang đã cung cấp tài liệu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi

cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban giám đốc Sở Giáo dục và

Đào tạo Hà Giang, bạn bè cùng gia đình và những người thân đã động viên,

quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khoá học này.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2013

Tác giả luận văn

Đinh Thế Hiệp

Soá hoùa bôûi trung taâm hoïc lieäu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội

dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố

trong bất cứ một công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2013

Tác giả luận văn

Đinh Thế Hiệp

Xác nhận

của trƣởng khoa chuyên môn

Xác nhận

của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. Hà Thị Thu Thủy

Soá hoùa bôûi trung taâm hoïc lieäu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết là Đọc là

HĐND Hội đồng nhân dân

NXB Nhà xuất bản

Tr Trang

TS Tiến sĩ

UBHCKC Uỷ ban hành chính kháng chiến

UBND Uỷ ban nhân dân

Xb Xuất bản

Soá hoùa bôûi trung taâm hoïc lieäu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

iv

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa phụ

Lời cảm ơn............................................................................................................i

Lời cam đoan .......................................................................................................ii

Danh mục các từ viết tắt ....................................................................................iii

Mục lục ...............................................................................................................iv

MỞ ĐẦU..............................................................................................................1

Chƣơng 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LỰC LƯỢNG PHỈ Ở HÀ GIANG..7

1.1. Khái quát về tỉnh Hà Giang .......................................................................7

1.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên ...........................................................7

1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Giang trước năm 1947............9

1.2. Sự hình thành lực lượng phỉ ở Hà Giang.................................................14

1.2.1. Giai đoạn 1947-1954 ........................................................................14

1.2.2. Giai đoạn 1954-1962 ........................................................................25

Chƣơng 2. HOẠT ĐỘNG TIỄU PHỈ Ở HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 1947- 1962..33

2.1. Các hoạt động vũ trang............................................................................33

2.1.1. Tiễu phỉ ở Tiên Nguyên (Bắc Quang)..............................................34

2.1.2. Từng bước đánh bại âm mưu lập “xứ Nùng tự trị” ở Hoàng Su

Phì của thực dân Pháp ................................................................................35

2.1.3. Chiến dịch Đông - Tây tập đoàn.......................................................44

2.1.4. Tiễu phỉ ở Bắc Mê (Vị Xuyên), Đồng Văn và dập tắt các tổ chức

phản động....................................................................................................48

2.1.5. Truy quét tàn quân phỉ, dập tắt âm mưu nổi cờ trắng ......................50

2.1.6. Dập tắt vụ bạo loạn ở Đồng Văn ......................................................55

2.1.7. Tiễu trừ tàn quân phỉ ở núi Tây Côn Lĩnh........................................58

2.2. Các hoạt động chính trị, kinh tế-văn hóa và giáo dục .............................59

2.2.1. Xây dựng chính quyền nhân dân, phát triển các tổ chức đoàn thể

và cơ sở đảng ..............................................................................................59

Soá hoùa bôûi trung taâm hoïc lieäu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

v

2.2.2. Phát triển kinh tế, văn hóa-giáo dục, y tế .........................................63

Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ BÀI HỌC KINH

NGHIỆM CỦA HOẠT ĐỘNG TIỄU PHỈ Ở HÀ GIANG GIAI ĐOẠN

1947-1962...........................................................................................................67

3.1. Đặc điểm của hoạt động tiễu phỉ ở Hà Giang .........................................67

3.1.1. Lực lượng phỉ hình thành chủ yếu ở vùng núi cao, ở khu vực giáp

biên giới và có quan hệ chặt chẽ với thực dân đế quốc..............................67

3.1.2. Hoạt động tiễu phỉ diễn ra gay go, phức tạp và kéo dài...................70

3.1.3. Hoạt động tiễu phỉ ở Hà Giang có mối quan hệ với hai cuộc

kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ........................................................71

3.2.Vị trí, vai trò của hoạt động tiễu phỉ.........................................................73

3.3. Bài học kinh nghiệm của hoạt động tiễu phỉ...........................................77

KẾT LUẬN........................................................................................................90

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................94

PHỤ LỤC

Soá hoùa bôûi trung taâm hoïc lieäu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Hà Giang là tỉnh vùng cao biên giới có vị trí chiến lược quan trọng về

quốc phòng, an ninh. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước Hà Giang luôn là

“phên dậu”, là “trấn biên” bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Các tộc

người ở tỉnh Hà Giang đã cùng với nhân dân cả nước đánh bại các cuộc xâm

lược của giặc ngoại xâm, vượt qua những khó khăn thử thách của thiên nhiên

để tồn tại và phát triển.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Hà Giang là một trong

những tỉnh giành được chính quyền muộn nhất (tháng 12 năm 1945). Do âm

mưu xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, bên cạnh đó chính quyền

cách mạng còn non trẻ, mạng lưới cơ sở Đảng, lực lượng vũ trang mỏng, công

tác giác ngộ quần chúng còn yếu nên từ năm 1947 trên địa bàn tỉnh Hà Giang

lực lượng phỉ đã hình thành. Lực lượng phỉ hoạt động phức tạp, vừa ngấm

ngầm, vừa công khai ở các huyện Hoàng Su Phì, Đồng Văn, Bắc Quang, Vị

Xuyên. Được sự hỗ trợ của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và quân Quốc dân đảng

(Trung Quốc), lực lượng phỉ đã gây xung đột dân tộc, nhằm lật đổ chính quyền

cách mạng, lập khu tự trị riêng, đã đe dọa tính mạng và tài sản của nhân dân, sự

tồn tại của chính quyền cách mạng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ổn định

hậu phương trong kháng chiến.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân Hà Giang đã từng bước tiêu diệt,

cải tạo lực lượng phỉ làm thất bại âm mưu “phỉ hóa toàn dân” của thực dân đế

quốc. Chính quyền cách mạng được giữ vững, khối đại đoàn kết toàn dân được

củng cố, hậu phương ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng

chủ nghĩa xã hội.

Trong giai đoạn hiện nay, âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực

phản động ngày càng tinh vi và phức tạp. Chúng thường đưa ra các chiêu bài

“nhân quyền”, “tự do tôn giáo, tín ngưỡng” nhằm vào các khu vực trọng yếu,

Soá hoùa bôûi trung taâm hoïc lieäu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

2

vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo nhất là khu vực có nền kinh tế kém phát

triển và trình độ dân trí thấp để tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối

của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm lôi kéo, kích động, xúi

giục quần chúng nổi dậy chống phá chính quyền cách mạng. Đặc biệt những

khu vực trước đây ở Hà Giang đã hình thành phỉ, đến nay chủ yếu có nền kinh

tế kém phát triển, nằm trong những huyện nghèo nhất cả nước, đời sống nhân

dân gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó vấn đề di dân tự do (chủ yếu của đồng

bào người Mông di cư vào khu vực Tây Nguyên), việc truyền đạo trái phép

(Xín Mần, Yên Minh, Mèo Vạc…), việc bắt cóc buôn bán phụ nữ qua biên

giới, vấn đề an ninh biên giới… diễn ra hết sức phức tạp.

Tìm hiểu quá hình thành và các biện pháp của ta trong cuộc vận động

tiễu phỉ giai đoạn 1947-1962 có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm

giúp các cơ quan, ban ngành có liên quan có những chính sách phát triển, hỗ trợ

phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí vùng miền và dân tộc thiểu số; có những bước

đi vững chắc trong công tác dân vận và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Mặt khác để nhìn nhận lại một cách khách quan, chi tiết và có hệ thống về

những chiến công trong cuộc vận động tiễu phỉ mà nhân dân các dân tộc Hà

Giang lập được qua đó khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc trong các thế hệ trẻ

của tỉnh nhà. Từ đó giáo dục giới trẻ có ý thức hơn trong việc học tập, rèn

luyện để chung tay xây dựng Hà Giang ngày càng phát triển vững mạnh.

Vì những lí do trên tôi chọn đề tài Cuộc vận động tiễu phỉ ở Hà Giang

giai đoạn 1947-1962 làm luận văn nghiên cứu.

2. Lịch sử vấn đề

Trong quá trình thực hiện luận văn chúng tôi được tham khảo nhiều sách,

báo; các văn kiện của Đảng và Nhà nước; các chỉ thị, nghị quyết, báo cáo của

những cơ quan, ban ngành có liên quan và của những người đi trước. Tuy nhiên

ở từng lĩnh vực và từng khía cạnh riêng cụ thể mỗi một ấn phẩm lại đề cập đến

những vấn đề khác nhau. Một số tác phẩm chứa đựng các vấn đề mang tính

chất gợi mở cho nghiên cứu:

Soá hoùa bôûi trung taâm hoïc lieäu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

3

Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang tập I (1939-1954)” của Ban Chấp

hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang xuất bản năm 1995 và cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh

Hà Giang tập II (1955-1975)” của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang xuất

bản năm 2000 đã trình bày Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã lãnh đạo nhân dân Hà

Giang nói chung và các lực lượng vũ trang nói riêng trong kháng chiến chống

thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ xâm lược.

Cuốn "Hà Giang 110 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển ( 1891-

2001)" của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Giang, Nxb Chính trị Quốc gia

xuất bản năm 2001đã trình bày hệ thống các lĩnh vực trọng yếu về tự nhiên,

kinh tế, xã hội, chính trị, lịch sử, văn hóa... của Hà Giang từ khi thành lập

đến năm 2001.

Cuốn “Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang thời kỳ 1935-

1945” của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang xuất bản năm 1998 đã nêu một

cách có hệ thống những sự kiện lịch sử quan trọng của Đảng bộ tỉnh Hà Giang

từ ngày xây dựng lực lượng cách mạng để nổi dậy khởi nghĩa giành chính

quyền đến khi thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Giang và lãnh đạo nhân dân Hà

Giang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ.

Cuốn “Lịch sử công an nhân dân tỉnh Hà Giang (1945 -1954)” của Công

an tỉnh Hà Giang xuất bản năm 1994 và cuốn “Những sự kiện lịch sử công an

nhân dân tỉnh Hà Giang (1955 - 1975)” của Công an tỉnh Hà Giang xuất bản

năm 1995 đã nêu khái quát những vụ án được Công an tỉnh Hà Giang khám phá

trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ trong đó có tiêu diệt lực lượng phỉ,

việt gian, gián điệp, biệt kích.

Cuốn “Hà Giang lịch sử kháng chiến chống Pháp 1945- 1954” của Bộ

Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang xuất bản năm 1994 và cuốn “Hà Giang lịch sử

kháng chiến chống Mĩ 1955- 1975” của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang

xuất bản năm 1997 là công trình khoa học ghi lại sự kiện và tổng kết toàn bộ

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược trên địa bàn

tỉnh Hà Giang của nhân dân Hà Giang nói chung và của lực lượng vũ trang tỉnh

Soá hoùa bôûi trung taâm hoïc lieäu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

4

Hà Giang nói riêng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ địa phương. Tuy

nhiên, cuốn sách chưa đi sâu tìm hiểu về hoạt động tiễu phỉ tỉnh Hà Giang.

Cuốn “Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Hà Giang (1947-

1962)” của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang xuất bản năm 2001 đã viết một

cách khái quát về công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Hà Giang (1947-1962)

nhưng chủ yếu là diễn biến trên mặt trận quân sự.

Cuốn “Những trận đánh điển hình của lực lượng vũ trang Hà Giang (1945-

1986)” của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang xuất bản năm 2006 đã khái quát

và thể hiện diễn biến chính của những trận đánh tiêu biểu ở Hà Giang.

Cuốn "Lịch sử lực lượng vũ trang quân khu 2" của Bộ tư lệnh quân khu 2,

Nxb Quân đội nhân dân xuất bản năm 2006 là công trình đã dựng lại một cách

tương đối toàn diện, có hệ thống về sự ra đời phát triển cùng với những thành tựu

trong xây dựng, chiến đấu trưởng thành của lực lượng vũ trang quân khu 2.

Cuốn “Lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Hà Giang 1945-2005” của Bộ

Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang xuất bản năm 2008 đã khái quát quá trình hình

thành và phát triển của lực lượng vũ trang Hà Giang từ năm 1945 đến năm 2005.

Những tác phẩm sử học nói trên đã ghi lại cuộc đấu tranh bảo vệ chính

quyền trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của quân dân tỉnh Hà Giang

một cách toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh là những tài liệu rất bổ

ích cho tôi trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, là nguồn tài liệu chung để

đối chiếu so sánh khi giải quyết vấn đề. Nhưng để nghiên cứu một cách đầy đủ,

toàn diện và hệ thống về cuộc vận động tiễu phỉ ở Hà Giang giai đoạn 1947-

1962, đến nay chưa có một công trình nào. Do vậy nghiên cứu đề tài này là một

việc làm cần thiết và có ý nghĩa khoa học đối với đề tài.

3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống, toàn diện về bối cảnh lịch sử,

quá trình hình thành lực lượng phỉ và các hoạt động tiễu phỉ của quân dân Hà

Giang giai đoạn 1947-1962.

Soá hoùa bôûi trung taâm hoïc lieäu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

5

3.2. Mục đích nghiên cứu

Luận văn nêu một cách chân thực, khoa học, đầy đủ về cuộc vận động

tiễu phỉ ở Hà Giang giai đoạn 1947-1962. Luận văn góp phần bổ sung thêm

nguồn tư liệu lý giải một số vấn đề về lịch sử đấu tranh bảo vệ chính quyền

quốc gia dân tộc và xây dựng mặt trận Quốc phòng toàn dân và An ninh nhân

dân, khối đại đoàn kết dân tộc.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Luận văn giới hạn không gian nghiên cứu thuộc địa phận

tỉnh Hà Giang.

Về thời gian: Luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 1947 đến

năm 1962. Tuy nhiên để làm sáng tỏ vấn đề hơn nữa, luận văn còn khái quát về

vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Hà

Giang trước và sau giai đoạn 1962.

4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn tƣ liệu

Để thực hiện đề tài này, tác giả dựa vào những nguồn tài liệu chủ yếu sau:

Các tác phẩm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh

bàn về chiến tranh nhân dân, về xây dựng hậu phương trong kháng chiến, về

xây dựng khối đoàn kết toàn dân.

Các văn kiện của Đảng và Nhà nước đây là nguồn tài liệu giúp nắm bắt

được chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong hoạt động tiễu phỉ.

Nguồn tài liệu lưu trữ: gồm các báo cáo, chỉ thị, nghị quyết ... của Đảng

bộ tỉnh Hà Giang; các báo cáo của UBHCKC tỉnh Hà Giang và các huyện, của

lực lượng công an và quân đội tỉnh Hà Giang... Đây là nguồn tài liệu gốc đáng

tin cậy, để có cái nhìn cụ thể, chân thực vấn đề mà đề tài quan tâm. Đồng thời

tác giả cũng sưu tầm nghiên cứu nhiều bài báo, bài phỏng vấn các đồng chí lão

thành cách mạng trực tiếp tham gia hoạt động tiễu phỉ. Đây là nguồn tài liệu

giúp bổ sung hoàn thiện đề tài.

Soá hoùa bôûi trung taâm hoïc lieäu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!