Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 ở tam kỳ - quảng nam.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI
CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN
1975 Ở TAM KỲ - QUẢNG NAM
Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ BÍCH HẠNH
Chuyên ngành : Sư phạm Lịch sử
Lớp : 11SLS
Người hướng dẫn : Th.S NGUYỄN MẠNH HỒNG
ĐÀ NẴNG – 5/2015
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI
CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN
1975 Ở TAM KỲ - QUẢNG NAM
Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ BÍCH HẠNH
Chuyên ngành : Sư phạm Lịch sử
Lớp : 11SLS
Giáo viên hướng dẫn : Th.S NGUYỄN MẠNH HỒNG
ĐÀ NẴNG – 5/2015
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
4. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................3
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .........................................................4
6. Đóng góp của đề tài .............................................................................................4
7. Bố cục của đề tài..................................................................................................4
NỘI DUNG ................................................................................................................5
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM .....5
1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................5
1.1.1. Địa hình ......................................................................................................5
1.1.2. Khí hậu .......................................................................................................6
1.1.3. Sông ngòi, thổ nhưỡng ...............................................................................6
1.2. Tình hình kinh tế - xã hội.....................................................................................7
1.2.1. Đặc điểm dân cư.........................................................................................7
1.2.2. Văn hóa, truyền thống ................................................................................9
1.2.3. Kinh tế - xã hội.........................................................................................12
1.3. Sự thay đổi địa giới hành chính của Tam Kỳ qua các giai đoạn lịch sử............15
Chương 2:.. TAM KỲ TRONG CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN
1975...........................................................................................................................19
2.1. Tình hình của địch và ta sau Hiệp định Pari 1973 .............................................19
2.1.1. Tình hình của địch sau Hiệp định Pari 1973 ...............................................19
2.1.2. Tình hình của ta sau Hiệp định Pari 1973 ...................................................23
2.2. Chủ trương giải phóng miền Nam của Đảng ta – Cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy Xuân 1975 ..........................................................................................................25
2.2.1. Chủ trương của Đảng ta...............................................................................25
2.2.2. Chiến dịch Tây Nguyên ...............................................................................29
2.2.3. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và cuộc tiến công giải phóng thị xã Tam Kỳ...33
2.2.3.1. Chủ trương của Khu ủy khu V, và của Tỉnh ủy Quảng Nam................33
2.2.3.2. Tam Kỳ tích cực chuẩn bị lực lượng giải phóng quê hương................36
2.2.3.3. Quân dân Tam Kỳ phối hợp với bộ đội chủ lực nổi dậy giải phóng quê
hương..................................................................................................................48
2.2.3.4. Kết quả và ý nghĩa của cuộc tiến công giải phóng thị xã Tam Kỳ năm
1975 ....................................................................................................................55
2.2.3.5. Một số bài học lịch sử ...........................................................................60
KẾT LUẬN..............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67
PHỤ LỤC.................................................................................................................70
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là thiên anh hùng bất hủ
của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Thắng lợi đó đã kết
thúc vẻ vang quá trình 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc từ
sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa
đế quốc phương Tây kéo dài 117 năm, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân trong cả nước. Thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến
chống Mĩ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những
trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh
hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công
vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại
sâu sắc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong cuộc đụng đầu lịch sử này, dân tộc ta đã trải
qua cuộc chiến tranh cách mạng 21 năm, đã mở hàng chục chiến dịch lớn, mà đỉnh
cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, với trận mở màn Buôn
Ma Thuột, giải phóng toàn bộ Tây Nguyên, tiếp theo là giải phóng Huế - Đà Nẵng và
quét sạch địch ở ven biển miền Trung, và kết thúc là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch
sử. Với đại thắng mùa Xuân năm 1975 đất nước ta bước vào kỉ nguyên mới – kỉ
nguyên độc lập, thống nhất và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ta đã thực hiện
trọn vẹn lời tiên đoán, mong mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua nhiều gian khổ, hi sinh nhiều
hơn nữa song nhất định phải thắng lợi… Tổ quốc ta nhất định phải thống nhất, Bắc
– Nam nhất định sẽ sum họp một nhà”.
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng, trận then chốt thứ hai của cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy mùa Xuân 1975 giành toàn thắng. Thắng lợi đó là thắng lợi của đường lối chính
trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ và đúng đắn của Đảng ta. Đảng đã nắm đúng
thời cơ, hạ quyết tâm chiến lược chính xác, không cho địch co cụm giữ các tỉnh duyên
hải miền Trung. Để làm nên thắng lợi của chiến dịch này, có sự đóng góp hết sức to
lớn của chiến dịch giải phóng thị xã Tam Kỳ - Quảng Nam.
2
Quy mô của cuộc tiến công và giải phóng Tam Kỳ không lớn, địa bàn tấn công không
rộng, nhưng ý nghĩa của chiến dịch này thì đặc biệt quan trọng. Bởi vì nó đã chặn
đứng, cô lập thành phố Đà Nẵng, thành phố lớn thứ hai của Việt Nam. Tạo điều kiện
giải phóng thành phố Đà Nẵng vào ngày 29-3-1975, góp phần quan trọng để Trung
ương quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam,
thống nhất đất nước.
Là người con Tam Kỳ, với mong muốn hiểu sâu sắc một vấn đề lớn về lịch sử
đấu tranh cách mạng của quê hương, thực hiện nhiệm vụ của một người sinh viên,
biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, học đi đôi với hành, bước đầu làm
quen với nghiên cứu khoa học nên chúng tôi chọn đề tài: “Cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy Xuân 1975 ở Tam Kỳ – Quảng Nam” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến chiến dịch giải phóng thị xã Tam Kỳ (nay là Thành phố Tam
Kỳ) ngày 24-3-1975 đã có một số công trình nghiên cứu:
Trong cuốn “Khu V – 30 năm chiến tranh giải phóng, (Tập 2), Cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1968)” của Thường vụ Quân khu uỷ V – Tư lệnh
Quân khu V do Nxb Đà Nẵng ấn hành năm 1989 có đề cập đến chiến thắng ở thị xã
Tam Kỳ. Tác phẩm này trình bày hết sức vắn tắt về trận đánh giải phóng thị xã Tam
Kỳ năm 1975.
Trong tác phẩm “Tổng kết chiến thuật của lực lượng vũ trang quân khu V
trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1954 - 1975)” của
Bộ Tư lệnh Quân khu V – Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân,
Xuất bản năm 2002. Cuốn sách có đề cập tới một số trận đánh tiêu biểu điển hình trên
chiến trường quân khu V trong đó có trận đánh giải phóng thị xã Tam Kỳ.
Trong cuốn “Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mĩ ở Việt
Nam” Xuất bản năm 1991 của Bộ Quốc phòng – Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam,
Nxb Hà Nội đã trình bày âm mưu của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến
tranh” và chính sách bình định của Mĩ ở miền Nam, đồng thời tác phẩm đã trình bày
những chủ trương, chỉ thị của Đảng, Khu uỷ trong việc quyết định giải phóng toàn bộ
thị xã Tam Kỳ tạo điều kiện tiến tới giải phóng Đà Nẵng và cùng cả nước giải phóng
hoàn toàn miền Nam.
3
Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam – Đà Nẵng (1930 - 1975)” Xuất
bản năm 2006 của Tỉnh uỷ Quảng Nam – Thành uỷ Đà Nẵng, đã trình bày cuộc đấu
tranh chống kế hoạch bình định, giành dân của Mĩ – Ngụy, tạo thế và lực mới cho
cách mạng nhân dân Quảng Nam – Đà Nẵng, cuốn sách này có đề cập đến chiến dịch
giải phóng thị xã Tam Kỳ năm 1975.
Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ Thành phố Tam Kỳ 1954 – 1975” Xuất bản
năm 2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Tam Kỳ đã trình bày về những âm
mưu của Mỹ ở chiến trường miền Nam, những chủ trương, chỉ thị của Đảng, Khu uỷ,
Bộ Tư lệnh quân khu V và cuộc đấu tranh của nhân dân thị xã Tam Kỳ tiến tới giải
phóng toàn bộ thị xã Tam Kỳ.
Trong cuốn “Lịch sử trung đoàn tăng thiết giáp 574 (1973 - 2003), của Bộ Tư
lệnh quân khu V, Xuất bản năm 2003, Nxb Quân đội nhân dân đã trình bày diễn biến
của trận đánh, cũng như những đóng góp của trung đoàn tăng thiết giáp trong việc
giải phóng thị xã Tam Kỳ năm 1975.
Liên quan đến đề tài còn có các cuốn lịch sử địa phương như: Lịch sử đấu
tranh cách mạng của huyện Núi Thành; huyện Phú Ninh; huyện Tiên Phước; phường
Phước Hoà (thuộc Thành phố Tam Kỳ ngày nay)… một số hồi kí của các chiến sĩ
từng tham gia chiến đấu tại chiến trường thị xã Tam Kỳ.
Những tác phẩm trên là nguồn tư liệu quý, giúp chúng tôi trong quá trình thực
hiện khóa luận.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác chuẩn bị cũng như mọi hoạt động
liên quan đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở thị xã Tam Kỳ – tỉnh
Quảng Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là từ sau Hiệp định Paris được kí kết đến ngày
thị xã Tam Kỳ được giải phóng 24-3-1975.
4. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi chọn đề tài “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở Tam Kỳ
– Quảng Nam” để nghiên cứu nhằm góp phần làm rõ chiến thắng lịch sử này, bước
đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm từ chiến dich giải phóng thị xã Tam Kỳ.
Việc nghiên cứu trận đánh ở thị xã Tam Kỳ, cũng như những kết quả mà trận
đánh đạt được còn tăng thêm lòng tự hào, tự tôn dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo
4
đúng đắn của Đảng, tin vào sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc
xây dựng quê hương hiện nay.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã khai thác từ nhiều nguồn
tư liệu khác nhau:
Tư liệu thành văn: Đây là nguồn tư liệu quan trọng, cung cấp hệ thống kiến
thức cơ bản làm cơ sở nền tảng cho đề tài. Bao gồm sách, báo, tạp chí, công trình
nghiên cứu, các khóa luận tốt nghiệp đang được lưu trữ tại Phòng học liệu Khoa Lịch
sử Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Thư viện trường Đại học Sư phạm, Thư viện
Tổng hợp Đà Nẵng, thư viện Quân khu V, Hồi kí của các đồng chí lão thành cách
mạng. Các nguồn tài liệu lưu trữ tại Thành uỷ Tam Kỳ.
Chúng tôi cũng phỏng vấn một số nhân chứng đã từng tham gia chiến đấu tại
mặt trận Tam Kỳ. Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, tôi còn sưu tầm các nguồn tư
liệu, thông tin, tranh ảnh trên internet.
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đứng trên lập trường của Đảng, quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, căn cứ vào phương pháp duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét và nghiên cứu sự vật hiên tượng.
Sau khi thu thập tư liệu, chúng tôi tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh từ đó
rút ra kết luận cần thiết.
6. Đóng góp của đề tài
Bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, mong muốn của chúng tôi là tập
hợp những tư liệu cần thiết, làm rõ công tác chuẩn bị, cũng như diễn biến, kết quả và
ý nghĩa của chiến dịch giải phóng thị xã Tam Kỳ. Đồng thời rút ra những bài học cần
thiết từ chiến thắng này.
Cùng với đó, với mong muốn đây là nguồn tư liệu cần thiết để giảng dạy,
nghiên cứu lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975, nhất là phần lịch sử địa phương
và cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục thì nội dung đề tài bao gồm hai chương:
Chương 1: Tổng quan về thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Chương 2: Tam Kỳ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975