Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cuộc chiến đấu của quân dân đà nẵng trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến (19-12-1946 đến đầu 1947).
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Cuộc chiến đấu của quân dân Đà Nẵng trong
những ngày đầu toàn quốc kháng chiến(19-12-1946
đến đầu 1947)
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tân Tiến
Chuyên ngành: Sư phạm Lịch sử
Lớp: 11SLS
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Mạnh Hồng
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015
2
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình tới Thầy giáo - Th.S
Nguyễn Mạnh Hồng người đã hết lòng tận tình hướng dẫn, định hướng chuyên môn,
quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp em hoàn thành Khóa luận
tốt nghiệp này.
Trong suốt thời gian thực hiện Khóa luận tốt nghiệp, em cũng đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô giáo trong khoa Lịch sử - Trường Đại Học Sư phạm
Đà Nẵng cùng với sự động viên của gia đình và bạn bè. Chính sự giúp đỡ quý báu đó
em mới hoàn thành tốt được Khóa luận này. em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày tháng 5 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Tân Tiến
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Mục đích nghiên cứu
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
6. Đóng góp của đề tài
7. Bố cục của đề tài
NỘI DUNG
Chương 1: Xây dựng và củng cố chính quyền chuẩn bị kháng chiến
1.1. Tổng quan về Đà Nẵng
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
1.1.3. Truyền thống lịch sử, văn hóa
1.2. Khởi nghĩa giành chính quyền tại Đà Nẵng (8-1945)
1.3. Xây dựng và củng cố chính quyền, chăm lo đời sống nhân dân
1.4. Chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
Chương 2: Quân dân Đà Nẵng cùng cả nước kháng chiến chống Pháp
2.1. Tình hình ta và địch
2.1.1. Về phía ta
2.1.2. Về phía địch
2.2. Thực dân Pháp bội ước, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động toàn quốc kháng chiến
2.3. Cuộc chiến đấu của quân dân Đà Nẵng
2.3.1. Đà Nẵng trước các cuộc tấn công của Pháp
2.3.1.1. Từ ngày 20-12-1946 đến ngày 22-12-1946
2.3.1.2. Từ ngày 23-12-1946 đến ngày 21-1-1947
2.3.2. Các cuộc chiến đấu trong nội thành của quân dân Đà Nẵng
2.3.3. Củng cố lực lượng, đẩy mạnh chiến tranh du kích sau lưng địch
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử dân tộc, Đà Nẵng được biết đến không chỉ là một thành phố cảng
lớn nhất miền Trung Việt Nam mà còn là một địa danh gắn liền với công cuộc mở
mang bờ cõi Đại Việt từ nhiều thế kỉ trước. Dấu vết của một cửa ngõ giao lưu quốc tế
gắn liền với xứ Đàng Trong vẫn còn, và trong dư bạ của lịch sử, đây còn là một tiền
đồn quan trọng trong công cuộc chống ngoại xâm qua hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mĩ.
Đà Nẵng - một thành phố biển ở giữa đất nước, là địa bàn chiến lược của miền
Trung, có tầm quan trọng về quân sự, chính trị, kinh tế của Tổ quốc. Năm 1858, thực
dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, quân và dân Đà Nẵng đã anh dũng chống Pháp
xâm lược, trở thành người lính tiên phong, trực tiếp đương đầu với sức mạnh quân sự
của một cường quốc phương Tây. Trong những tháng năm dưới ách kìm kẹp của chế
độ thuộc địa trên mảnh đất nhượng địa; người dân Đà nẵng vẫn liên lục đứng lên đấu
tranh giành độc lập, trở thành chiếc nôi của cách mạng miền Trung.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, vừa khẩn trương xây dựng chế độ mới,
quyết tâm bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám, quân và dân Đà Nẵng vừa đối phó
với thù trong, giặc ngoài, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân
Pháp xâm lược lần thứ hai. Chín năm kháng chiến đầy gian khổ, hi sinh, các hoạt động
dân vận, ngụy vận, du kích chiến tranh vẫn phát triển mạnh mẽ.
Cuộc chiến đấu của quân dân Đà Nẵng trong những ngày đầu kháng chiến gặp
phải muôn vàn khó khăn, thử thách nhưng rất oanh liệt và hào hùng. Nó là cơ sở, là
tiền đề để vững lòng tin bước vào cuộc chiến đấu lâu dài, gian khổ. Vì vậy, tìm hiểu về
cuộc chiến đấu này sẽ góp phần làm rõ và nhận thức đầy đủ hơn về một giai đoạn lịch
sử hào hùng của quân dân Đà Nẵng, đồng thời góp phần làm rõ thêm về tầm vóc của
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Với mong muốn bước đầu làm
quen với nghiên cứu khoa học, thực hiện nhiệm vụ của một sinh viên, chúng tôi đã
chọn đề tài “Cuộc chiến đấu của quân dân Đà Nẵng trong những ngày đầu toàn
quốc kháng chiến(19-12-1946 đến đầu 1947)” để làm khóa luận tốt nghiệp.
5
6
2. Lịch sử vấn đề
Cuộc chiến đấu của quân dân Đà Nẵng trong những ngày đầu toàn quốc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược cũng đã được nhiều học giả, nhà sử học quan tâm
nghiên cứu và được công bố dưới nhiều thể loại khác nhau như: lịch sử Đảng bộ địa
phương, giáo trình đại học, Tạp chí Cộng sản, lịch sử đấu tranh vũ trang của các
tỉnh,…Trong các công trình đều có phần đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến các vấn đề
liên quan đến cuộc chiến đấu của quân dân Đà Nẵng trong những ngày đầu toàn quốc
kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trước hết có thể kể đến những công trình nghiên cứu về cuôc chiến đấu chống ̣
thưc dân Pháp của quân dân Đà Nẵng như sau ̣ :
Nghiên cứu về những sự kiện xảy ra trong lịch sử Việt Nam được thể hiện trong
tác phẩm “Lược sử Đà Nẵng 1306 - 2006” của hai tác giả Lê Duy Anh và Lê Hoàng
Vinh. Nội dung của cuốn sách đã tập trung làm rõ nét riêng biệt, độc đáo về những sự
kiện xảy ra trên địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng.
Tạp chí “Nghiên cứu Xứ Quảng” của Hội Khoa học lịch sử thành phố Đà Nẵng
đã trình bày một cách chân thực, thể hiện một cách sâu sắc, đúng đắn về lịch sử, văn
hóa con người đất Quảng nói chung và Đà Nẵng nói riêng.
Năm 2006, Tỉnh uỷ Quảng Nam và Thành uỷ Đà Nẵng xuất bản cuốn “Lịch sử
Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng (tập 2) 1945-1954. Đây là tác phẩm chuyên khảo
nghiên cứu về lịch sử Quảng Nam - Đà Nẵng . Trong đó đã trình bày khá chi tiết và cụ
thể về công cuộc chuẩn bị kháng chiến và những cuộc chiến đấu giam chân địch trong
thành của quân dân Đà Nẵng.
Một tác phẩm nữa “Quá trình thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng” do ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng
xuất bản. Tác phẩm đã đề cập đến khía cạnh xây dựng chính quyền mà cụ thể là quá
trình thành lập Chính quyền nhân dân, Đảng bộ ở Đà Nẵng.
Nhà xuất bản nhân dân năm 1989 với tác phẩm “Quảng Nam - Đà Nẵng 30 năm
chiến đấu và chiên thắng tập 1,2” là một công trình lớn, có giá trị. Tác phẩm trình bày
rõ nét về cuộc chiến đấu anh dũng, những hi sinh, công lao to lớn của nhân dân Quảng
Nam - Đà Nẵng trong suốt thời gian 30 năm.
Ngoài ra, trong sách giáo trình đại học, các cuốn Tạp chí Cộng sản, Tạp chí
Nghiên cứu cộng sản, một số tác phẩm khác như: “Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam - Đà